Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối Bài 36: Động vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 36: Động vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 36. ĐỘNG VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Chất tinh khiết:

  1. Có tính chất thay đổi tùy thuộc vào thành phần. 
  2. Có tính chất khó xác định.
  3. Chỉ có một chất duy nhất.
  4. Chứa từ hai chất trở lên.

Câu 2. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

  1. Nước khoáng.                               
  2. Nước biển.
  3. Sodium chloride.                           
  4. Gỗ.

Câu 3. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được:

  1. Dung dịch.                           
  2. Huyền phù.
  3. Dung môi.                            
  4. Nhũ tương.

Câu 4. Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là

  1. Viên kim cương.                              
  2. Áo sơ mi.                                         
  3. Bút chì.
  4. Đôi giày.

Câu 5. Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?

  1. Muối ăn.                                        
  2. Nến.
  3. Khí carbon dioxide.                     
  4. Dầu ăn.

Câu 6. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào:

  1. Thể của chất.                                  
  2. Mùi vị của chất.
  3. Tính chất của chất.                          
  4. Số chất tạo nên.

Câu 7. Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

  1. Bỏ thêm đá lạnh vào.
  2. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đểu.                 
  3. Nghiền nhỏ muối ăn.
  4. Đun nóng nước.                                               

Câu 8. Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là:

  1. Dung dịch.                                             
  2. Huyền phù.
  3. Nhũ tương.                                              
  4. Chất tan.

Câu 9. Vì sao trên bao bì một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… thường có dòng chữ “Lắc đều trước khi uống”?

  1. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng nhũ tương. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
  2. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng huyền phù. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
  3. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng dung dịch. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
  4. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng hỗn hợp. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.

Câu 10 . Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm.

Cho biết: Đun nước lấy từ tự nhiên hay lấy từ máy lọc thì sẽ ít bị cặn hơn?

  1. Nước tự nhiên ít bị cặn hơn.
  2. Nước từ máy lọc ít bị cặn hơn.
  3. Cả hai loại đều có cặn như nhau.
  4. Tất cả các đáp án đều sai.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

B

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

B

B

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Chất nào có thể tan trong nước để tạo thành dung dịch?

  1. Chất rắn. 
  2. Chất rắn và chất khí. .
  3. Chất lỏng và chất khí.
  4. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Câu 2. Hỗn hợp nào dưới dây là dung dịch?

  1. Hỗn hợp nước và dầu ăn.
  2. Hỗn hợp nước và đường.
  3. Hỗn hợp nước và cát.
  4. Hỗn hợp nước và bột mì.

Câu 3. Hỗn hợp nào sau đây là nhũ tương?

  1. Nước muối.
  2. Nước mắm.
  3. Nước cất.
  4. Dầu ăn.

Câu 4. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?

  1. Sữa.                                        
  2. Nước mắm.
  3. Nước chè.                     
  4. Dầu ăn.

Câu 5. Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan?

  1. Nước mắm.                                               
  2. Sữa.
  3. Nước chanh đường.                                
  4. Nước đường.

Câu 6. Hỗn hợp nào dưới dây là huyền phù khi được khuấy trộn?

  1. Hỗn hợp nước và cát. 
  2. Hỗn hợp nước và đường.
  3. Hỗn hợp nước và sữa.
  4. Hỗn hợp nước và dầu ăn.

Câu 7. Hỗn hợp nào dưới dây là nhũ tương khi được khuấy trộn?

  1. Hỗn hợp nước và bột mì.
  2. Hỗn hợp nước và cát.
  3. Hỗn hợp nước và dầu ăn. 
  4. Hỗn hợp nước và đường.

Câu 8. Điền vào chỗ trống trong nhận định sau: Khi pha muối vào nước ta thu được hỗn hợp…

  1. Không đồng nhất.                
  2. Đồng nhất.                    
  3. Không hoà tan.                    
  4. Hoà tan.

Câu 9.  Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm.

Cho biết: Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm?

  1. Dùng dao hoặc đồ vật bằng kim loại để cạo đi lớp cặn.                               
  2. Dùng nước rửa chén bát để cọ.
  3. Dùng nuớc nóng để cặn tan ra.
  4. Dùng giấm, nước chanh để ngâm ấm.

Câu 10. Một học sinh nghiên cứu tính chất của 4 chất lỏng. Bạn đã đo nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc của 4 mẫu và thu được kết quả như sau:

Mẫu

Nhiệt độ sôi (0C)

Nhiệt độ đông đặc (0C)

A

108

-10

B

100

0

C

78

-144

D

104

-9

Biết chất lỏng A là dung dịch muối ăn. Hãy chỉ ra mẫu nào là nước nguyên chất?

  1. Mẫu A.
  2. Mẫu B.
  3. Mẫu C.
  4. Không có mẫu nào là nước nguyên chất

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

D

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

B

D

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Dựa vào đặc điểm nào để dộng vật không xương sống được chia thành các nhóm?

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu đặc điểm chung của động vật.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Động vật có xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng có xương sống, gồm:

-       Các lớp cá: sống ở nước, hô hấp bằng mang, di chuyển bằng vây, có hình dạng rất khác nhau, phổ biến nhất là thân hình thoi, dẹp hai bên, thích nghi với đời sống bơi lội trong nước. Gồm hai lớp chính là lớp cá sụn và lớp cá xương.

-       Lớp Lưỡng cư: thường sống ở những nơi ẩm ướt như bờ ao, đầm lầy. Giai đoạn ấu trùng phát triển trong nước và hô hấp bằng mang. Con trưởng thành sống trên cạn, hô hấp bằng da và phổi.

-       Lớp Bò sát: hô hấp bằng phổi. Cơ thể có hình dạng khác nhau nhưng đều có vảy sừng che phủ. Hầu hết bò sát có bốn chân, trừ một số loài chân đã tiêu biến.

-       Lớp Chim: có bộ lông vũ bao phủ cơ thể, chi trước biến đổi thành cánh, hô hấp bằng phổi với hệ thống túi khí phát triển thích nghi với đời sống bay lượn.

-       Lớp Động vật có vú (Thú): Cơ thể phủ lông mao, trừ một số rất ít loài không có lông. Động vật có vú hô hấp bằng phổi. Hầu hết các loài động vật có vú đều đẻ con và nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vú.  

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Tuy khác nhau về hình dạng, kích thước, cấu tạo và nhiều đặc điểm khác nhưng hầu hết động vật đều là những sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, tế bào không có thành tế bào và hầu hết chúng có khả năng di chuyển.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu vai trò của động vật đối với tự nhiên và con người.     

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu tác hại của động vật.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Đối với tự nhiên:

+       Động vật là mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng các loài trong hệ sinh thái.

+       Nhiều loài động vật có khả năng cải tạo đất như giun đất, dế, bọ hung,... Một số loài giúp thụ phấn cho cây và phát tán hạt cây.

-       Đối với con người:

+       Động vật cung cấp thức ăn cho con người (như bò, lợn, gà, tôm,...); cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống (như cừu, ong,...); một số loài được sử dụng làm đồ mĩ nghệ và đồ trang sức (như ốc, trai,...); phục vụ nhu cầu giải trí và an ninh cho con người. Một số loài có khả năng tiêu diệt các sinh vật gây hại giúp con người bảo vệ mùa màng như ong mắt đỏ tiêu diệt sâu hại, mèo diệt chuột,...

+       Mặt khác, động vật còn là đối tượng thí nghiệm phục vụ cho học tập, nghiên cứu, thử nghiệm thuốc chữa bệnh cho con người.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Ngoài các lợi ích, một số loài động vật cũng gây hại cho con người và các loài sinh vật khác. Giun, sán kí sinh gây bệnh trong cơ thể người, lợn, trâu, bò,... Một số loài là vật trung gian truyền bệnh cho người như: muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét, ốc là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán, chuột truyền bệnh dịch hạch,... Một số loài gây hại cho cây trồng (ốc bươu vàng, ốc sên, các loài sâu hại,...) và vật nuôi (chấy, rận, ruồi, muỗi,...).

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là:

  1. Chất tinh khiết.                                        
  2. Dung dịch.
  3. Nhũ tương.                                              
  4. Huyền phù.

Câu 2.  Những vật thể nào dưới đây là hỗn hợp?

  1. Nước chanh, gang, thép.
  2. Thép, nước đường, muối.
  3. Đinh sắt, oxygen, nước tính khiết.
  4. Nước cam, thìa bạc, không khí.

Câu 3. Điền vào chỗ trống trong nhận định sau: Khi pha dầu ăn vào nước ta thu được hỗn hợp…

  1. Không đồng nhất.                
  2. Đồng nhất.                    
  3. Không hoà tan.                    
  4. Hoà tan.

Câu 4. Sữa magie được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:

  1. Dung dịch.
  2. Nhũ tương.
  3. Huyền phù.
  4. Hỗn hợp đồng nhất.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: San hô là động vật hay thực vật? Chúng có đặc điểm gì?

Câu 2: Nêu một số lợi ích của động vật trong tự nhiên và đời sống.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

San hô là sinh vật biển có hình dạng giống như các cụm hoa nhiều màu sắc rực rỡ. Thực tế san hô lại là động vật thuộc ngành Ruột khoang. San hô bắt mồi bằng các tua cuốn quanh miệng. Hầu hết san hô sống cố định và có khung xương đá vôi, chúng tạo thành những rạn san hô rộng lớn (Hình 36.18) ở nhiều vùng biển nhiệt đới.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Trâu cung cấp sức kéo để làm ruộng

-       Heo cung cấp thịt, gà cung cấp trứng làm đồ ăn

-       Chó trông giữ nhà

-       Nuôi cá cảnh để giải trí.

     0.75 điểm

     0.75 điểm

     0.75 điểm

     0.75 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng: Nước tự nhiên là…

  1. Một đơn chất.
  2. Một hợp chất.
  3. Một chất tinh khiết.
  4. Một hỗn hợp.

Câu 2. Chất nào tan tốt nhất trong nước nóng?

  1. Chất lỏng. 
  2. Chất khí.
  3. Chất rắn và chất khí tan tốt như nhau, chất lỏng tan kém nhất.
  4. Chất rắn.

Câu 3. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được một chất lỏng là chất tinh khiết?

  1. Không màu, không mùi.                               
  2. Có nhiệt độ sôi nhất định.      
  3. Không tan trong nước.
  4. Lọc được qua giấy lọc.

Câu 4. Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là:

  1. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục. 
  2. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi.
  3. Nước cất không vị, nước tự nhiên có vị.
  4. Nước cất có một chất, nước tự nhiên có nhiều chất.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Sự đa dạng của động vật được thể hiện như thế nào?

Câu 2. Kể tên một số loài thuộc nhóm động vật có xương sống.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Động vật sống xung quanh chúng ta rất phong phú và đa dạng, thể hiện ở số lượng loài và môi trường sống của chúng. Cho đến nay, có khoảng hơn 1,5 triệu loài động vật đã được xác định, mô tả, định tên. Động vật có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất: dưới nước, trên cạn, trong đất, trong cơ thể sinh vật khác,...

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Cá: cá mè, cá chép, lươn, cá thu, cá hồi, cá đuối, cá mập,...

-       Lưỡng cư: ếch đồng, cá cóc, nhái, ếch giun,...

-       Bò sát: rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu,...

-       Chim: chim bay (chim bồ câu), chim chạy (đà điểu), chim bơi (chim cánh cụt),...

0.75 điểm

0.75 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay