Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 25. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH VẬT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?
(1) Đặc điểm tế bào
(2) Mức độ tổ chức cơ thể
(3) Môi trường sống
(4) Kiểu dinh dưỡng
(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn
- (1), (2), (3), (5).
- (2), (3), (4), (5).
- (1), (2), (3), (4).
- (1), (3), (4), (5).
Câu 2. Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?
- Động vật, Thực vật, Nấm.
- Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus.
- Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus.
- Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.
Câu 3. Đâu là bậc phân loại thấp nhất?
- Giống.
- Loài.
- Bộ.
- Họ.
Câu 4. Đâu là bậc phân loại lớn nhất?
- Giới.
- Giống.
- Ngành.
- Họ.
Câu 5. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
- Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
- Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
- Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài.
- Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới.
Câu 6. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?
- Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.
- Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.
- Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.
- Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.
Câu 7. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn
(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới
- (1), (2), (4).
- (1), (2), (3).
- (2), (3), (4).
- (1), (3), (4).
Câu 8. Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?
- Khởi sinh.
- Nguyên sinh.
- Nấm.
- Thực vật.
Câu 9. Tại sao tảo lục có khả năng quang hợp nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?
- Sống tự dưỡng.
- Có môi trường sống đa dạng.
- Có cấu tạo tế bào nhân sơ.
- Có cơ thể đơn bào.
Câu 10. Ở người, nếu mũi và miệng bị tổn thương, không thể hít thở thì cơ quan nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp?
- Tim.
- Phổi.
- Gan.
- Thực quản.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
D |
B |
A |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
A |
A |
C |
B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
- Khởi sinh.
- Nguyên sinh.
- Nấm.
- Thực vật.
Câu 2. Tiêu chí nào dưới đây không phải là tiêu chí phân loại các giới sinh vật?
- Khả năng di chuyển.
- Độ phức tạp của tập tính sống.
- Kiểu sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
- Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào.
Câu 3. Sinh vật chia làm bao nhiêu giới?
- 5 giới.
- 4 giới.
- 3 giới.
- 2 giới.
Câu 4. Ai là người đã phân loại thế giới sống thành 5 giới?
Số 1 trong hình là:
- Carl Linnaeus.
- Robert Hooke.
- Whittaker.
- Fahrenheit.
Câu 5. Whittaker phân loại thế giới sống thành 5 giới vào năm nào?
- 1968.
- 1969.
- 1986.
- 1996.
Câu 6. Cho hình ảnh sau:
Miền Bắc nước ta gọi đây là quả roi đỏ, miền Nam gọi đây là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?
- Tên địa phương.
- Tên khoa học.
- Tên dân gian.
- Tên phổ thông.
Câu 7. Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là gì?
- Thực vật rất đa dạng, phong phú.
- Thực vật sống ở khắp nơi trên trái đất.
- Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, không có khả năng di chuyển, trả lời chậm với các kích thích môi trường.
- Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 8. Trùng roi thuộc giới nào?
- Nguyên sinh.
- Khởi sinh.
- Nấm.
- Thực vật.
Câu 9. Loài Người thuộc bộ:
- Bộ tinh tinh.
- Bộ khỉ.
- Bộ vượn.
- Bộ linh trưởng.
Câu 10. Quan sát sơ đồ phân loại dưới đây và xác định các bậc của loài Gấu trúc trong hàng thứ tư từ trên xuống.
- Họ Gấu, Bộ Ăn Thịt, Lớp Thú, Ngành Dây Sống, Giới Động Vật.
- Họ Gấu, Bộ Ăn Thịt, Lớp Thú, Ngành Dây Sống, Giới Thực Vật.
- Họ Ăn Thịt, Lớp Thú, Ngành Dây Sống, Giới Động Vật.
- Họ Gấu, Bộ Thú, Ngành Dây Sống, Giới Động Vật.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
B |
A |
C |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
C |
A |
D |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Hiện nay trên thế giới có bao nhiêu loài sinh vật? Tên các loài sinh vật được viết như thế nào? Lấy ví dụ.
Câu 2 ( 4 điểm). Nêu ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã xác định được khoảng gần 2 triệu loài sinh vật khác nhau. - Tên khoa học của loài là tên kép được viết nghiêng gồm hai phần: phần thứ nhất là tên chi (giống), phần thứ hai là tên của loài thuộc chi (giống) đó. - Ví dụ: con ong mật có tên khoa học là Apis cerana. Apis: là tên giống (viết hoa chữ cái đầu tiên); cerana: là tên loài thuộc giống đó (viết thường). |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống: · Gọi đúng tên sinh vật · Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại · Nhận ra sự đa dạng của sinh giới. |
1.3 điểm 1.3 điểm 1.3 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Loại quả trong hình ở miền Bắc nước ta gọi là quả quất, miền Nam gọi là quả tắc. Vậy hai quả đó có phải cùng một loại không? Dựa vào đâu để xác định điều đó?
Câu 2 ( 4 điểm). Giới là gì? Có mấy giới, kể tên?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Quả quất và quả tắc đều là một loại quả - Mỗi loài sinh vật đã được tìm thấy trên Trái Đất đều có một tên khoa học khác nhau. Để khẳng định loài A và loài B có phải cùng một loài không người ta sẽ tra tên khoa học của loài đó. - Tên khoa học của quả quất là: Fortunella japonica |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Giới sinh vật được coi là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. - Các nhà khoa học đã phân chia sinh vật thành năm giới: Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới động vật, giới nấm, giới thực vật. |
2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bài, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, môi trường sống rất đa dạng thuộc giới nào?
- Nguyên sinh.
- Nấm.
- Thực vật.
- Động vật.
Câu 2. Giới Nguyên sinh không có đặc điểm nào dưới đây?
- Cơ thể đa bào.
- Cấu tạo tế bào nhân sơ.
- Sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
- Môi trường sống đa dạng.
Câu 3. Tên phổ thông của các loài được hiểu là?
- Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.
- Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố).
- Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu.
- Tên loài + tên giống + (tên tác giả, năm công bố).
Câu 4. Tên khoa học của các loài được hiểu là:
- Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.
- Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố).
- Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu.
- Tên loài + tên giống + (tên tác giả, năm công bố).
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Các loài sinh vật được các nhà sinh học phân loại như thế nào?
Câu 2: Dựa vào tiêu chí nào để phân loại sinh vật?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
A |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau: lớn nhất là giới, tiếp theo là ngành, lớp, bộ, họ, chi *(hoặc giống) rồi đến loài. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Các tiêu chí nào để phân loại sinh vật: - Đặc điểm tế bào - Mức độ tổ chức cơ thể - Môi trường sống |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về giới Thực vật?
- Di chuyển tự do trong nước.
- Thực hiện quang hợp, thải carbonic.
- Môi trường sống trên cạn.
- Cấu tạo đa bào, nhân thực.
Câu 9. Loài ếch có tên khoa học là Odorrana livida thì tên giống của nó là:
- Odorrana livida.
- Odorrana.
- Livida.
- Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 3. Quan sát sơ đồ các bậc phân loại của loài Cáo đỏ và cho biết tên khoa học của chúng?
- Cáo đỏ.
- Vulpes.
- Vulpes vulpes.
- Canidae.
Câu 2. Ở người, nếu mũi và miệng bị tổn thương, không thể hít thở thì cơ quan nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp?
- Tim.
- Phổi.
- Gan.
- Thực quản.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Sắp xếp các sinh vật sau vào đúng giới của chúng?
- Rêu 2. Hoa sen 3. Sứa
- Vi khuẩn lao 5. Bò 6. Dương xỉ
- Chim bói cá 8. Nấm nhầy 9. Tảo đỏ
- Trùng giày 11. Vi khuẩn E.coli 12. Nấm kim châm
Câu 2. Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại xếp vào giới Nguyên sinh chứ không phải giới Thực vật?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
B |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Giới khởi sinh: 4, 11 - Giới nguyên sinh: 7, 9, 10 - Giới động vật: 3, 5, 7, - Giới nấm: 12 - Giới thực vật: 1, 2, 6, |
0.6 điểm 0.6 điểm 0.6 điểm 0.6 điểm 0.6 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Vì thực vật là các cơ thể đa bào, nhân thực còn trùng roi là cơ thể đơn bào, nhân thực nên trùng roi được xếp vào giới Nguyên sinh.. |
3 điểm |