Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối Bài 38: Đa dạng sinh học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 38: Đa dạng sinh học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 38 : ĐA DẠNG SINH HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây

  1. Đa dạng nguồn gen.
  2. Đa dạng hệ sinh thái.
  3. Đa dạng loài.
  4. Đa dạng môi trường.

Câu 2. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

  1. Hoang mạc.
  2. Rừng ôn đới.
  3. Rừng mưa nhiệt đới.
  4. Đài nguyên.

Câu 3. Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?

  1. Hoang mạc.
  2. Rừng ôn đới.
  3. Rừng mưa nhiệt đới.
  4. Đài nguyên.

Câu 4. Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?

  1. Cá heo.
  2. Sóc đen Côn Đảo.
  3. Rắn lục mũi hếch.
  4. Gà lôi lam đuôi trắng.

Câu 5: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

  1. Đốt rừng làm nương rẫy.
  2. Xây dựng nhiều đập thủy điện.
  3. Trồng cây gây rừng.
  4. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp.

Câu 6. Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vũng của con người

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

  1. (1), (2), (3)
  2. (2), (3), (5)
  3. (1), (3), (4)
  4. (2), (4), (5)

Câu 7. Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

  1. Điều hòa khí hậu
  2. Cung cấp đất phi nông nghiệp
  3. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên
  4. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã

Câu 8. Việt Nam có độ đa dạng sinh học xếp thứ bao nhiêu trên thế giới?

  1. 17.
  2. 16.
  3. 18.
  4. 15.

Câu 9. Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn các môi trường khác là do:

  1. Nhiệt độ quá nóng.
  2. Độ ẩm thấp.
  3. Nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng thấp.
  4. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?

  1. Bệnh ung thư ở người .
  2. Hiệu ứng nhà kính.
  3. Biến đổi khí hậu.
  4. Tuyệt chủng động, thực vật.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

A

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

B

A

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

  1. Thảo nguyên.
  2. Rừng mưa nhiệt đới..
  3. Hoang mạc.
  4. Rừng ôn đới.

Câu 2. Đa dạng sinh học là sự phong phú về:

  1. Số lượng loài.
  2. Số lượng cá thể trong loài.
  3. Môi trường sống.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến thu hẹp diện tích rừng?

  1. Cháy rừng tự nhiên.
  2. Con người đốt rừng.
  3. Sử dụng đất sang mục đích khác: chặt, phá rừng,...
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 4. Động vật đa dạng và phong phú nhất ở:

  1. Vùng nhiệt đới.
  2. Vùng ôn đới.                
  3. Vùng bắc cực.
  4. Vùng nam cực.                 

Câu 5. Vai trò của các khu bảo tồn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học?

  1. Ngăn chặn nạn săn bắt, buôn bán động thực vật quý hiếm.
  2. Bảo tồn số lượng cá thể loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.               
  3. Góp phần phục hồi hệ sinh thái bị mất.         
  4. Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 6. “Xương rồng, lạc đà, cây lê gai” là những sinh vật đặc trưng của môi trường nào ?

  1. Núi tuyết.                  
  2. Rừng lá kim.
  3. Rừng nhiệt đới .                         
  4. Hoang mạc.

Câu 7. Đâu là vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường tự nhiên ?

  1. Cung cấp lượng thực, thực phẩm cho con người, động vật.                
  2. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.
  3. Bảo vệ đất, nguồn nước, chắn gió, chắn sóng.
  4. Giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu

Câu 8. Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học là ?

  1. Cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như lương thực, thực phẩm, dược phẩm,...                
  2. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.
  3. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất các đồ dùng, vật dụng cho cuộc sống còn người.                 
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 9. Để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật chúng ta cần:

  1. Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn phá rừng.
  2. Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng.
  3. Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
  4. Phát hiện và báo với chính quyền địa phương các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm.

Có bao nhiêu đáp án đúng?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 10. Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity ?

  1. Bảo toàn đa dạng sinh học.
  2. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành.
  3. Phân phối công bằng, hợp lý lợi ích co được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen.
  4. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

C

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

D

D

D

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Đa dạng sinh học có vai trò gì trong tự nhiên?

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu những vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên:

- Giúp duy trì và ổn định sự sống trên trái đất.

- Đảm bảo sự tồn tại và ổn định cân bằng hệ sinh thái.

- Điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường, hạn chế các hiện tượng xói mòn, sạt lở,…

- Là nơi ở của nhiều loài động vật hoang dã.

- Một số loài nấm, vi khuẩn có khả năng phân huỷ xác động, thực vật và chất thải hữu cơ thành các chất đơn giản, giúp đất thêm màu mỡ.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người thông qua việc cung cấp ổn định nguồn nước, lương thực, thực phẩm,…

- Tạo môi trường sống thuận lợi cho con người.

- Tạo cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng.

- Giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Sự suy giảm đa dạng sinh học dẫn đến những hậu quả gì?

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu một số biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Rừng bị tàn phá trở thành đồi trọc.

- Động vật hoang dã mất đi nơi ở và nguồn thức ăn dẫn đến không tồn tại được.

- Con người mất đi một nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, cây gỗ phục vụ cho hoạt động sản xuất.

- Giảm đa dạng nguồn gen.

- Tăng nguy cơ sạt lở, lũ lụt, xói mòn đất....

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Trồng cây gây rừng, tuyên truyền, giáo dục người dân tự giác bảo vệ rừng.

- Hạn chế khai thác, cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng các loài động vật, thực vật hoang dã.

- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.

- Bảo vệ môi trường.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nêu đặc điểm chính của ngành Ruột khoang?

  1. Cơ thể đối xứng toả tròn.      
  2. Cơ thể rất mềm, được bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài.
  3. Tuy nhiên nhiều loài tiêu giảm hoặc không có vỏ.
  4. Phân bố chủ yếu ở môi trường nước, một số sống trên cạn.

Câu 2. Nêu đặc điểm chính của ngành Ngành Thân mềm?

  1. Cơ thể đối xứng toả tròn.
  2. Tuy nhiên nhiều loài tiêu giảm hoặc không có vỏ.
  3. Khoang cơ thể thông với bên ngoài qua lỗ miệng.
  4. Quanh miệng có các tua cuốn để bắt mồi.

Câu 3. Đâu không phải là những đặc điểm chính của lớp Chim?

  1. Lông vũ bao phủ cơ thể, chi trước biến đổi thành cánh.
  2. Là nhóm động vật không có xương sống có mặt khắp nơi trên trái đất.
  3. Hô hấp bằng da với hệ thống túi khí phát triển.
  4. Là nhóm động vật không có xương sống có một số nơi trên trái đất.

Câu 4. Đâu không phải là đặc điểm chính của lớp Thú?

  1. Là nhóm động vật có tổ chức cấu tạo cơ thể cao nhất.
  2. Cơ thể không có lông            
  3. Hô hấp bằng da
  4. Phần lớn trứng
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Vì sao cần phải bảo vệ đa dạng sinh học?

Câu 2: Theo em hiểu, thế nào là đa dạng sinh học? Cho ví dụ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Cần bảo vệ đa dạng sinh học để:

- Duy trì sự phong phú, đa dạng về vốn gen các loài sinh vật.

- Đa dạng sinh học có nhiều vai trò quan trọng đối với đời sống của con người.

- Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ cuộc sống của con người.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Đa dạng sinh học: là sự phong phú của nhiều dạng, loài và các biến dị di truyền của mọi sinh vật trong đời sống tự nhiên.

- Ví dụ: 

+ Đa dạng sinh học ở loài gà: gà tre, gà chọi, gà lôi, gà rừng, ...

+ Đa dạng sinh học ở loài lúa: lúa nếp, lúa tẻ, lúa mạch, ...

       1.5 điểm

       1.5 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng: Nước tự nhiên là…

  1. Một đơn chất.
  2. Một hợp chất.
  3. Một chất tinh khiết.
  4. Một hỗn hợp.

Câu 2. Chất nào tan tốt nhất trong nước nóng?

  1. Chất lỏng. 
  2. Chất khí.
  3. Chất rắn và chất khí tan tốt như nhau, chất lỏng tan kém nhất.
  4. Chất rắn.

Câu 3. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được một chất lỏng là chất tinh khiết?

  1. Không màu, không mùi.                               
  2. Có nhiệt độ sôi nhất định.      
  3. Không tan trong nước.
  4. Lọc được qua giấy lọc.

Câu 4. Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là:

  1. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục. 
  2. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi.
  3. Nước cất không vị, nước tự nhiên có vị.
  4. Nước cất có một chất, nước tự nhiên có nhiều chất.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Theo em chúng ta có nên dừng hẳn các hoạt động khai thác tự nhiên hay không?

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: “Đa dạng sinh học giúp các loài động vật, thực vật liên tục hình thành thêm nhiều loài mới để phục vụ nhu cầu của con người.” Ý kiến trên là đúng hay sai? Giải thích?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Chúng ta không nên dừng hẳn các hoạt động khai thác tự nhiên vì:

- Nếu dừng hết các hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu,…

=> Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.

=> Cần khai thác một cách hợp lí, không nên dừng hẳn.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Ý kiến trên là sai.

- Đa dạng sinh học chỉ giúp bảo tồn và phát triển các loài hiện có và thúc đẩy hình thành các loài mới qua một khoảng thời gian rất lâu chứ không thể liên tục hình thành loài mới.

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay