Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 20. SỰ LỚN LÊN VÀ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào?
- Sinh trưởng.
- Sinh sản.
- Thay thế.
- Chết.
Câu 2. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?
- 2 tế bào.
- 4 tế bào.
- 6 tế bào.
- 8 tế bào.
Câu 3. Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra tất cả bao nhiêu tế bào con?
- 4 tế bào.
- 8 tế bào.
- 12 tế bào.
- 16 tế bào.
Câu 4. Khi tế bào lớn lên, đâu không phải là sự thay đổi của tế bào
- Tế bào tăng lên về kích thước.
- Màng tế bào dãn ra.
- Nhân tế bào chia đôi.
- Chất tế bào tăng lên.
Câu 5. Quá trình nào giúp tế bào lớn lên?
- Hô hấp.
- Nhân đôi.
- Trao đổi chất.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 6. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?
- Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương.
- Tăng kích thước của cơ thể sinh vật.
- Khiến cho sinh vật già đi.
- Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể.
Câu 7. Cây lớn lên nhờ:
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
- Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
- Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.
- Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu
Câu 8. Mèo con lớn lên nhờ quá trình nào?
- Sinh trưởng của tế bào.
- Sinh sản của tế bào.
- Sinh trưởng và sinh sản của tế bào.
- Sinh trưởng và thay mới của tế bào.
Câu 9. Theo dõi cây ngô trong 1 tháng, người ta nhận thấy sự khác biệt về chiều cao và số lá. Nhận định nào sau đây là không đúng?
- Số lượng tế bào của cây ngô đã tăng lên.
- Số lượng tế bào của cây ngô không có gì thay đổi.
- Các tế bào của cây ngô đã xảy ra quá trình trao đổi chất để lớn lên.
- Các tế bào của cây ngô đã xảy ra quá trình sinh sản.
Câu 10. Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể tái sinh?
- Bởi vì tế bào ở đuôi thằn lằn lớn lên và sinh sản.
- Bởi thằn lằn ăn đuôi của con khác cùng loài.
- Bởi vì thằn lằn có 1 cái đuôi dự phòng.
- Cả ba đáp án trên đều sai.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
A |
D |
C |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
A |
C |
B |
A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Tế bào phân chia theo bao nhiêu bước?
- 2 bước.
- 3 bước.
- 4 bước.
- 5 bước.
Câu 2. Việc phân chia trong tế bào giúp:
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
- Cơ thể lớn lên và sinh sản.
- Cơ thể phản ứng nhanh với kích thích.
- Cơ thể bài tiết CO2.
Câu 3. Quá trình nào sau đây xảy ra nhờ sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào?
- Quả bóng to lên khi được bơm hơi.
- Quả táo trên cây to lên sau nhiều ngày đậu quả.
- Áo phao phồng lên sau khi lấy ra khỏi túi hút chân không.
- Gấu bông phồng lên sau khi được nhồi thêm bông.
Câu 4. Điều gì xảy ra với các tế bào trong cơ thể khi cơ thể ngừng lớn?
- Các tế bào trong cơ thể dừng sinh trưởng và sinh sản.
- Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh trưởng nhưng vẫn sinh sản.
- Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh sản nhưng vẫn sinh trưởng.
- Các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng và sinh sản.
Câu 5. Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?
- Dạ dày vẫn hoạt động bình thường.
- Dạ dày bị ăn mòn đến viêm loét.
- Thành dạ dày trở nên mỏng hơn.
- Dạ dày hoạt động tốt hơn.
Câu 6. Loại tế bào nào sau đây có thời gian thay mới lâu nhất?
- Tế bào hồng cầu.
- Tế bào da.
- Tế bào gan.
- Tế bào biểu mô ruột.
Câu 7. Sự thay đổi của tế bào trưởng thành so với tế bào mới hình thành:
- Tế bào chất tăng lên, nhân lớn hơn (không thay đổi nhiều).
- Tế bào chất và nhân không thay đổi.
- Tế bào chất tăng lên, nhân lớn hơn rất nhiều.
- Tế bào chất ít đi, nhân bé lại.
Câu 8. Cơ thể động vật lớn lên nhờ:
- Sự lớn lên của một tế bào ban đầu.
- Sự tăng lên về số lượng của tế bào trong cơ thể do quá trình sinh sản.
- Sự tăng số lượng và kích thước của tế bào trong cơ thể tạo ra từ quá trình lớn lên và phân chia tế bào.
- Sự thay thế và bổ sung các tế bào già bằng các tế bào mới từ quá trình phân chia tế bào.
Câu 9. Ở một số loài thực vật có xuất hiện các khối u sần do chúng bị vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens xâm nhiễm. Theo em, bệnh đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?
- Không ảnh hưởng gì.
- Ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất trong cây.
- Ảnh hưởng đến quá trình phân chia của các tế bào.
- Cả B và C đều đúng.
Câu 10. Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên tế bào mới. Nếu tế bào này thực hiện 6 lần sinh sản liên tiếp trong một thời gian nhất định thì sẽ có bao nhiêu tế bào con được hình thành?
- 32.
- 64.
- 100.
- 162.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
B |
B |
D |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
A |
C |
D |
D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Dung dịch, huyền phù, nhũ tương là gì?
Câu 2 ( 4 điểm). Sự lớn lên và sinh sản của tế bào nhờ vào điều gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Lâm sàng và y tế: sử dụng để chẩn đoán và điều trị một số bệnh. Ví dụ, phương pháp chẩn đoán ung thư dựa trên việc phân tích tế bào ác tính trong mẫu tế bào. Các phương pháp điều trị như chuyển tử gốc tế bào (stem cell therapy) và phương pháp nhân bản tế bào (cellular replication) cũng dựa trên sự sinh sản và lớn lên của tế bào. - Nông nghiệp và thực phẩm: sử dụng để sản xuất các loại cây trồng thông qua kỹ thuật nhân tạo mô và gen, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản, sản xuất các loại thực phẩm và đồ uống như bia, rượu và các dạng men khác. - Công nghệ và công nghiệp: sản xuất enzyme, protein và hormon nhân tạo, dược phẩm, và các sản phẩm sinh học khác. Ngoài ra, công nghệ tế bào được sử dụng để sản xuất pin năng lượng mặt trời, vật liệu mới và các sản phẩm công nghệ tiên tiến khác. - Nghiên cứu và phát triển: Các nhà khoa học sử dụng tế bào để nghiên cứu và hiểu về cơ chế di truyền, phát triển dược phẩm mới, và tạo ra các công cụ và thử nghiệm để nghiên cứu các hiện tượng sinh học. |
1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Sự lớn lên của hầu hết các sinh vật đa bào (cơ thể có cấu tạo gồm nhiều tế bào) chủ yếu là do sự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể. Trong khi đó, ở các sinh vật đơn bào, sự lớn lên là do sự tăng lên của kích thước tế bào. |
4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Xác định số tế bào con sinh ra sau các lần phân chia.
Câu 2 ( 4 điểm). Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không cần thay thế tế bào mới?
- Tóc dài ra
- Bị ngã xước tay
- Kim đâm vào đầu ngón tay
- Chiều cao cơ thể tăng lên
- Dạ dày tiêu hóa thức ăn
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Từ 1 tế bào ban đầu phân chia 1 lần tạo ra 2 = 21 tế bào con Từ 1 tế bào ban đầu phân chia 2 lần tạo ra 4 = 22 tế bào con Từ 1 tế bào ban đầu phân chia 3 lần tạo ra 8 = 23 tế bào con ð Từ 1 tế bào mẹ phân chia n lần tạo ra 2n tế bào con |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Trường hợp không cần thay thế tế bào mới: 1, 4, 5. |
1.3 điểm 1.3 điểm 1.3 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Quá trình nào sau đây xảy ra nhờ sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào?
- Quả bóng to lên khi được bơm hơi.
- Quả táo trên cây to lên sau nhiều ngày đậu quả.
- Áo phao phồng lên sau khi lấy ra khỏi túi hút chân không.
- Gấu bông phồng lên sau khi được nhồi thêm bông.
Câu 2. Đâu không phải ví dụ của sự lớn lên và sinh sản tế bào?
- Sự cụp lá của cây xấu hổ.
- Sự tăng kích thước của củ khoai.
- Sự lớn lên của em bé.
- Sự tăng kích thước của bắp cải.
Câu 3. Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu về sự nhân bản của trùng giày như sau:
- Đầu tiên cho 5 con trùng giày vào ống nghiệm có đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Sau 1 ngày trong ống nghiệm xuất hiện 20 con trùng giày.
- Đến ngày thứ hai đã thấy có 20 con.
Vậy sau 1 tuần trong ống nghiệm có tổng cộng bao nhiêu con trùng giày?
- 160.
- 250.
- 640.
- 300.
Câu 4. Một tế bào sau khi trải qua 6 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
- 54
- 64
- 74
- 84
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Điều gì xảy ra nếu cơ thể không điều khiển được sự sinh sản của tế bào?
Câu 2: Nêu ý nghĩa sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
A |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Thông thường, quá trình sinh sản của các tế bào trong cơ thể được điều khiển chính xác, tạo ra vừa đủ số lượng để bù vào số tế bào cần thay thế. Tuy nhiên, trong trường hợp sự sinh sản tế bào không thể kiểm soát dẫn đến tế bào sinh sản liên tục sẽ tạo nên các khối u. Các khối u ảnh hưởng đến chức năng bình thường của cơ thể. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Sự lớn lên và sinh sản làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, giúp cơ thể lớn lên, sinh trưởng và phát triển. |
3 điểm
|
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào không có khả năng sinh sản?
- Cơ thể sinh vật có khả năng lớn lên.
- Các mô, cơ quan bị tổn thương, bị chết không có khả năng tái sinh.
- Tạo ra được các cá thể mới
- Các cơ quan trong cơ thể hoạt động được trong thời gian dài, tuổi thọ cao
Câu 2. Các cặp sinh đôi cùng trứng thường có cùng giới tính và giống nhau như đúc. Hãy giải thích hiện tượng này?
- Ở giai đoạn đầu của quá trình hợp tử phân chia tạo phôi, các tế bào phôi tách ra làm hai và phát triển thành hai phôi độc lập.
- Ở giai đoạn cuối của quá trình hợp tử phân chia tạo phôi, các tế bào phôi tách ra làm hai và phát triển thành hai phôi độc lập.
- Ở giai đoạn giữa của quá trình hợp tử phân chia tạo phôi, các tế bào phôi tách ra làm hai và phát triển thành hai phôi độc lập.
- Ở giai đoạn đầu của quá trình hợp tử phân chia tạo phôi, các tế bào phôi phát triển thành hai phôi độc lập.
Câu 3. Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra tất cả bao nhiêu tế bào con?
- 4 tế bào.
- 8 tế bào.
- 12 tế bào.
- 16 tế bào.
Câu 4. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?
- Sự lớn lên và sinh sản của tế bào làm giảm số lượng tế bào, giúp cơ thể sinh vật lớn lên, thay thế các tế bào già, tổn thương hoặc chết.
- Sự lớn lên và sinh sản của tế bào làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể sinh vật lớn lên, tăng các tế bào già, tổn thương hoặc chết.
- Sự lớn lên và sinh sản của tế bào làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể sinh vật lớn lên, thay thế các tế bào già, tổn thương hoặc chết.
- Sự lớn lên và sinh sản của tế bào làm giảm số lượng tế bào, giúp cơ thể sinh vật lớn lên, tăng các tế bào già, tổn thương hoặc chết.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Có phải tất cả tế bào đều có khả năng sinh sản?
Câu 2. Quy trình nhân bản cừu, người ta tiến hành các bước như hình. Cừu Dolly sinh ra sẽ mang đặc điểm di truyền của con cừu nào? Giải thích.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
A |
D |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Ở cơ thể thực vật, các tế bào đã sinh sản và phân hoá thì không sinh sản được nữa, chỉ có tế bào ở mô phân sinh (đầu chóp rễ, chồi,...) mới có khả năng sinh sản. Ở người, tế bào thần kinh sau khi được biệt hoá cũng không còn khả năng sinh sản. Tế bào hồng cầu sau khi được biệt hoá mất nhân thì chúng chỉ hoạt động một thời gian (có thể vài tuần) rồi bị chết và được thay thế bằng tế bào mới. |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Đặc điểm di truyền chủ yếu do gene nhân quy định → Cừu Dolly có hầu hết các đặc điểm di truyền giống cừu mặc trắng. |
3 điểm |