Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 27: THỰC HÀNH : HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hô hấp diễn ra càng mạnh thì lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản sẽ như thế nào?

  1. Càng tăng lên cao, gây giảm sút khối lượng nông sản
  2. Tiêu hao càng nhiều, gây giảm sút khối lượng và chất lượng nông sản
  3. Càng tăng lên cao, gây giảm sút chất lượng nông sản.
  4. Cả đáp án B, C đều đúng.

Câu 2: Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ.

  1. Khuếch tán
  2. Chủ động
  3. Thẩm thấu
  4. Bổ sung

Câu 3: Hô hấp tế bảo gồm

  1. Một chuỗi các phản ứng sản sinh ra carbon dioxide
  2. Một chuỗi các phản ứng sản sinh ra năng lượng
  3. Một chuỗi các phản ứng sản sinh ra nước
  4. Một chuỗi các phản ứng sản sinh ra các chất hữu cơ

Câu 4: Trong tế bào, yếu tố nào là dung môi và môi trường cho các phản ứng hô hấp xảy ra?

  1. Nước
  2. Nồng độ khí oxygen, khí carbon dioxide
  3. Nhiệt độ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tại sao người nông dân tường dùng biện pháp phơi khô để bảo quản hạt trong thời gian dài?

  1. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi làm chết tế bào, giúp giữ nguyên hình dạng hạt trong thời gian dài.
  2. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt phòng chống ẩm mốc hạt.
  3. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt, chạm quá trình hô hấp tế bào của hạt, hạt rơi vào trạng thái ngủ, phòng chống ẩm mốc, giúp bảo quản hạt giống trong thời gian dài.
  4. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi giúp ức chế quá trình hô hấp tế bào của hạt và giúp tiêu diệt bào tử nấm mốc xung quanh hạt.

Câu 6: Nhiệt độ như thế nào sẽ ảnh hưởng đến hô hấp tế bào?

  1. Quá cao hoặc quá thấp
  2. Quá cao
  3. Quá thấp
  4. Trung bình.

Câu 7: Sắp xếp các bước làm sau theo đúng tiến trình làm thí nghiệm chứng minh hô hấp ở hạt nảy mầm.

(1) Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị một.

(2) Cho hạt ra đĩa Petri có lót bông ẩm hoặc giấy thẩm ẩm.

(3) Đề đĩa trong tủ ẩm hoặc nơi có ánh sáng mặt trời để hạt nảy mầm.

(4) Ngâm hạt vào nước ấm.

(5) Quan sát hiện tượng xảy ra ở cốc nước vôi trong.

(6) Đặt đĩa Petri có hạt nảy mầm cùng cốc nước với trong vào trong chuông A. Đặt cốc nước vôi trong vào trong chuông B.

  1. (1) = > (2) = > (3) = > (4) = > (6) = > (5).
  2. (1) = > (6) = > (5) = > (3) = > (4) = > (2).
  3. (1) = > (4) = > (2) = > (3) = > (6) = > (5).
  4. (1) = > (6) = > (2) = > (3) = > (4) = > (5).

Câu 8: Các khẳng định sau đây không đúng khi nói về thí nghiệm chứng minh hô hấp ở thực vật?

  1. Ngâm hạt trong nước ấm trước khi gieo là để rửa sạch các chất bẩn bám vào vỏ hạt
  2. Hạt sau khi ngâm nước tiếp tục được để ở tủ ấm hoặc nơi khô thoáng để có điều kiện nhiệt độ thích hợp, kích thích hạt nảy mầm
  3. Mục đích của việc đậy chuông kín trong thí nghiệm là để carbon dioxide của không khí không vào bên trong chuông được
  4. Cốc nước vôi trong ở chuông có hạt nảy mầm trở nên đục và có lớp váng trắng trên bề mặt còn ở chuông không có hạt nảy mầm thì không có hiện tượng đó

Câu 9: Ở tảo sự hô hấp hiểu khí diễn ra tại

  1. Tế bào chất
  2. Ti thể
  3. Trong các bào quan
  4. Màng sinh chất

Câu 10: Tại sao không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ?

  1. Cây xanh quang hợp tạo ra nhiều O2 làm tăng cường độ hô hấp trong lúc ngủ.
  2. Quá trình hô hấp ở cây xanh tạo ra nhiều CO2 làm tăng nồng độ CO2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.
  3. Quá trình hô hấp ở cây xanh tạo ra nhiều O2 làm tăng nồng độ O2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.
  4. Quá trình quang hợp ở cây xanh tạo ra nhiều CO2 làm tăng nồng độ CO2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

B

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

A

B

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật?

  1. Cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật
  2. Cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật.
  3. Cung cấp khi carbon dioxiode cho hoạt động sống của sinh vật.
  4. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật.

Câu 2: Bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide, để bảo quản nông sản,chúng ta cần đưa cường độ hô hấp ở nông sản về mức độ nào sau đây?

  1. Mức tối thiểu
  2. Mức tối đa
  3. Mức trung bình
  4. Mức hợp lý

Câu 3: Tại sao cần hạn chế hô hấp tế bào trong quá trình bảo quản nông sản?

  1. Hô hấp tế bào làm tiêu hao lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng có trong nông sản.
  2. Hô hấp tế bào khiến nông sản mất mùi vị trong thời gian dài bảo quản
  3. Hô hấp tế bào khiến nông sản không bảo quản được lâu.
  4. Hô hấp tế bào thải ra môi trường lượng lớn CO2 gây ngộ độc cho con người.

Câu 4: Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp với hàm lượng nước của cơ thể

  1. Tỉ lệ thuận
  2. Tỉ lệ nghịch
  3. Tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch tùy giai đoạn
  4. Cả ba đều sai.

Câu 5: Vai trò của oxygen đối với cơ thể người sống là gì?

  1. Oxygen là nguyên liệu cần thiết tham gia vào quá trình hô hấp tế bào của hầu hết các sinh vật.
  2. Nếu không có oxygen quá trình hô hấp tế bào sẽ không thể diễn ra, tế bào thiếu hụt năng lượng để thực hiện các hoạt động sống và cơ thể sẽ chết dần.
  3. Oxygen là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ.
  4. Cả 3 phương án A, B đều đúng.

Câu 6: Phần lớn năng lượng hô hấp tế bào được tích lũy dưới dạng

  1. Năng lượng.
  2. Khí carbon dioxide.
  3. Hợp chất hóa học (ATP).
  4. Nước.

Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các biện pháp bảo quản nông sản?

  1. Tùy theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau.
  2. Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào.
  3. Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất.
  4. Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.

Câu 8: Khi trồng trọt cần xới tơi đất trồng giúp

  1. Giúp nước mưa dễ thẩm vào đất, cây không bị mất nước.
  2. Giúp cây hấp thu tốt phân bón
  3. Giúp đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng
  4. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các loài động vật có lợi cho cây trồng phát triển (VD giun đất, trùng que).

Câu 9: Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của nước đối với quá trình hô hấp là không đúng?

  1. Hàm lượng nước trong cơ thể liên quan trực tiếp tới cường độ hô hấp
  2. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể
  3. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp.
  4. Cung cấp proton H + và năng lượng cho quá trình hô hấp.

Câu 10: Các phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản hạt thóc giống?

(1) Bảo quản thóc giống trong túi ni lông và buộc kín.

(2) Bảo quản thóc giống trong kho lạnh.

(3) Phơi khô thóc giống cho vào bao tải để ở nơi khô, thoảng.

(4) Bảo quản thóc giống trong điều kiện nồng độ CO2 cao.

  1. (1), (2)
  2. (2), (3)
  3. (1), (3), (4)
  4. (1), (2), (3), (4)

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

A

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

C

D

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nhà Hoa vừa thu hoạch lạc, Hoa chọn những củ già, chắc, bóc lấy hạt và lấy khoảng 300 g hạt chia thành hai phần bằng nhau. Một phần cất vào túi nylon hút chân không, một phần để trên đĩa và đặt trong phòng. Sau 7 ngày, Hoa thấy trên đĩa có nhiều hạt đã nảy mầm, còn trong túi nylon không có hiện tượng hạt nảy mầm.

Em hãy giải thích:

  1. a) Thí nghiệm bạn Hoa làm và hiện tượng quan sát được chứng minh điều gì?
  2. b) Hiện tượng hạt lạc nảy mầm liên quan đến quá trình sinh lí nào?
  3. c) Tại sao hạt lạc trên đĩa nảy mầm còn hạt lạc trong túi nylon thì không?

Câu 2 ( 4 điểm). Muốn hạt nảy mầm nhanh thì trước khi gieo hạt cần làm gì? Giải thích cơ sở khoa học của cách làm đó.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

a) Thí nghiệm chứng minh: Các yếu tố như nồng độ oxygen, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp sẽ giúp hạt thực hiện quá trình hô hấp (thể hiện qua quá trình nảy mầm).

b) Hạt lạc nảy mầm liên quan đến quá trình hô hấp tế bào.

c) Hạt lạc trong túi nylon không nảy mầm được vì trong túi nylon kín, các điều kiện như nồng độ oxygen, độ ẩm không thích hợp để quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh, cung cấp năng lượng cho quá trình nảy mầm.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Muốn hạt nảy mầm nhanh nên ngâm hạt trong nước ấm, để làm mềm nhanh vỏ hạt, hạt hút nước phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ để chuẩn bị cho quá trình hô hấp xảy ra, hạt sẽ nhanh nảy mầm.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Sắp xếp các bước làm sau theo đúng tiến trình làm thí nghiệm chứng minh hô hấp ở hạt nảy mầm.

(1) Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt.

(2) Cho hạt ra đĩa Petri có lót bông ẩm hoặc giấy thấm ẩm.

(3) Để đĩa trong tủ ấm hoặc nơi có ánh sáng mặt trời để hạt nảy mầm.

(4) Ngâm hạt vào nước ấm.

(5) Quan sát hiện tượng xảy ra ở cốc nước vôi trong.

(6) Đặt đĩa Petri có hạt nảy mầm cùng cốc nước vôi trong vào trong chuông A. Đặt cốc nước vôi trong vào trong chuông B.

Câu 2 ( 4 điểm). Bạn An muốn làm thí nghiệm quan sát sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Bà cho An một ít hạt ngô và dặn An để trong miếng vải. Hằng ngày tưới nước để túi vải luôn ẩm cho hạt ngô dễ nảy mầm. Khoảng ba ngày sau, khi hạt ngô đã nhú mầm, An thấy túi ngô ấm lên. Em hãy giải thích hiện tượng trên.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

(1) => (4) => (2) => (3) => (6) => (5).

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh khi hạt nảy mầm, quá trình này giải phóng ra năng lượng, một phần năng lượng đó ở dạng nhiệt nên túi ngô ấm hơn.

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm

(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.

(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.

(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.

(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.

Số nhận định đúng là

  1. 1

Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?

  1. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.
  2. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau.
  3. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.
  4. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

Câu 3: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?

  1. Ban đêm.
  2. Buổi sáng.
  3. Cả ngày và đêm.
  4. Ban ngày.

Câu 4: Trong bảo quản nông sản người ta không sử dụng biện pháp nào để giảm cường độ hô hấp đến mức

tối thiểu?

  1. Phơi khô đối tượng bảo quản để độ ẩm còn 13 – 16 %
  2. Giữ nông sản trong các kho lạnh ở nhiệt độ thích hợp
  3. Sử dụng nồng độ CO2
  4. Xử lý ở nhiệt độ cao để loại bỏ nước.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Tại sao trong thí nghiệm quan sát hô hấp ở hạt nảy mầm, cốc nước vôi trong ở chuông có đĩa hạt đậu nảy mầm có vàng đục trên bề mặt?

Câu 2: Tại sao hạt giống để lâu sau khi thu hoạch thì sức nảy mầm giảm?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

D

C

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Váng trong cốc nước vôi là kết tủa CaCO3 được tạo thành do phản ứng giữa khí CO2 và Ca(OH)2. Khí CO2 được tạo ra trong quá trình hô hấp của hạt.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Hạt giống để lâu sau khi thu hoạch thì hạt giống có thể mất phôi, hạt có thể bị ẩm mốc dẫn đến sức nảy mầm giảm.

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ nhằm

  1. Thải CO, trong cơ thể ra ngoài môi trường.
  2. Tiêu thụ bớt chất hữu cơ dự trữ.
  3. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống cho tế bào và cơ thể.
  4. Cả A, B và C.

Câu 2: Khí sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào ở thực vật là

  1. Oxygen
  2. Nitrogen
  3. Carbon dioxide
  4. Metan

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào?

  1. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O
  2. Quá trình phân giải chất tạo ra nhiều sản phẩm trung gian
  3. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt
  4. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP

Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình hô hấp?

  1. Quá trình hô hấp đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
  2. Quá trình hô hấp tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật.
  3. Quá trình hô hấp làm sạch môi trường.
  4. Quá trình hô hấp chuyển hóa gluxit thành CO2, H2O và năng lượng.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Vào kì nghỉ hè, Lan thường được mẹ hướng dẫn làm giá đỗ từ hạt đậu xanh để có thêm nguồn rau sạch, các bước Lan được hướng dẫn như sau:

Bước 1: Lọc bỏ những hạt lép, mọt hoặc bị vỡ

Bước 2: Để hạt đậu trong rổ (rá) và chà xát

Bước 3: Ngâm hạt đậu trong nước ấm (40oC đến 45oC) khoảng 2 đến 3 giờ.

Bước 4: Cho hạt vào dụng cụ làm giá, để trong chỗ tối và cho hạt đậu "uống nước" mỗi ngày 2 lần

Dựa trên những hiểu biết của mình, em hãy giải thích ý nghĩa của các bước làm trên.

Câu 2. Trong các bước chuẩn bị hạt nảy mầm tại sao sau khi hạt được ngâm nước lại để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30oC đến 35oC hoặc điều kiện nhiệt độ phòng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Bước 1: Lọc bỏ những hạt lép, mọt hoặc bị vỡ -> làm tăng sức nảy mầm của hạt giống

Bước 2: Để hạt đậu trong rổ (rá) và chà xát -> loại bỏ bụi bẩn và nấm mốc cho hạt

Bước 3: Ngâm hạt đậu trong nước ấm (40oC đến 45oC) khoảng 2 đến 3 giờ -> giúp kích thích, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt này mầm, giúp rút ngắn thời gian nảy mầm cho hạt

Bước 4: Cho hạt vào dụng cụ làm giá, để trong chỗ tối và cho hạt đậu "uống nước" mỗi ngày 2 lần -> cung cấp nước và tránh ánh sáng giúp hạt nảy mầm và phát triển tốt hơn.

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

0.75 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Khi hạt được ngâm nước, để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30oC đến 35oC hoặc điều kiện nhiệt độ phòng : cung cấp nhiệt độ thuận lợi để tạo điều kiện tốt cho quá trình hô hấp của hạt, cho hạt nảy mầm tốt hơn

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay