Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 26: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhiệt độ như thế nào sẽ ảnh hưởng đến hô hấp tế bào?

  1. Quá cao hoặc quá thấp
  2. Quá cao
  3. Quá thấp
  4. Trung bình.

Câu 2: Trong tế bào, yếu tố nào là dung môi và môi trường cho các phản ứng hô hấp xảy ra?

  1. Nước
  2. nồng độ khí oxygen, khí carbon dioxide
  3. nhiệt độ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Vai trò của oxygen đối với cơ thể người sống là gì?

  1. Oxygen là nguyên liệu cần thiết tham gia vào quá trình hô hấp tế bào của hầu hết các sinh vật.
  2. Nếu không có oxygen quá trình hô hấp tế bào sẽ không thể diễn ra, tế bào thiếu hụt năng lượng để thực hiện các hoạt động sống và cơ thể sẽ chết dần.
  3. Oxygen là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ.
  4. Cả 3 phương án A, B đều đúng.

Câu 4: Vai trò của khí carbon dioxide đối với cơ thể sống là gì?

  1. Thực vật sử dụng carbon dioxide là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ.
  2. Khí carbon dioxide là nguồn thức ăn quan trọng của các động vật khác.
  3. Carbon dioxide cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của các cơ thể sống.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Quá trình đốt cháy nhiên liệu và hô hấp tế bào đều

  1. Sử dụng khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen và sản sinh ra năng lượng.
  2. Sử dụng khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide và sản sinh ra năng lượng.
  3. Sử dụng, khí oxygen và sản sinh ra năng lượng.
  4. Sử dụng năng lượng và sản sinh ra khí carbon dioxide.

Câu 6: Khi trồng trọt cần xới tơi đất trồng giúp

  1. Giúp nước mưa dễ thẩm vào đất, cây không bị mất nước.
  2. Giúp cây hấp thu tốt phân bón
  3. Giúp đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng
  4. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các loài động vật có lợi cho cây trồng phát triển

Câu 7: Ở động vật khi tiếp xúc với môi trường có nồng độ carbon dioxide cao

  1. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong.
  2. CO cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong
  3. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cưởng độ hô hấp tế bào giảm.
  4. O2 cạnh tranh với CO2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cường độ hô hấp tế bào giảm.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào?

  1. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O
  2. Quá trình phân giải chất tạo ra nhiều sản phẩm trung gian
  3. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt
  4. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP

Câu 9: Nồng độ khí Oxygen mà ở đó thực vật giảm hô hấp tế bào là

  1. < 5 %
  2. > 5 %
  3. < 0,5 %
  4. > 15 %

Câu 10: Để bảo quản rau tươi, dựa chuột, bắp cải nên lựa chọn cách bảo quản nào sau đây cho phù hợp?

  1. Để trong túi nylon kín hoặc đục lỗ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
  2. Phơi khô hoặc sấy khô
  3. Để trong túi nylon hút chân không
  4. Để nơi khô ráo, thoáng khí

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

A

D

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

C

A

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật?

  1. Cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật
  2. Cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật.
  3. Cung cấp khi carbon dioxiode cho hoạt động sống của sinh vật.
  4. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật.

Câu 2: Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ.

  1. Khuếch tán
  2. Chủ động
  3. Thẩm thấu
  4. Bổ sung

Câu 3: Hô hấp diễn ra càng mạnh thì lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản sẽ như thế nào?

  1. Càng tăng lên cao, gây giảm sút khối lượng nông sản
  2. Tiêu hao càng nhiều, gây giảm sút khối lượng và chất lượng nông sản
  3. Càng tăng lên cao, gây giảm sút chất lượng nông sản.
  4. Cả đáp án B, C đều đúng.

Câu 4: Bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide, để bảo quản nông sản,chúng ta cần đưa cường độ hô hấp ở nông sản về mức độ nào sau đây?

  1. Mức tối thiểu
  2. Mức tối đa
  3. Mức trung bình
  4. Mức hợp lý

Câu 5: Tại sao người nông dân tường dùng biện pháp phơi khô để bảo quản hạt trong thời gian dài?

  1. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi làm chết tế bào, giúp giữ nguyên hình dạng hạt trong thời gian dài.
  2. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt phòng chống ẩm mốc hạt.
  3. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt, chạm quá trình hô hấp tế bào của hạt, hạt rơi vào trạng thái ngủ, phòng chống ẩm mốc, giúp bảo quản hạt giống trong thời gian dài.
  4. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi giúp ức chế quá trình hô hấp tế bào của hạt và giúp tiêu diệt bào tử nấm mốc xung quanh hạt.

Câu 6: Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của nước đối với quá trình hô hấp là không đúng?

  1. Hàm lượng nước trong cơ thể liên quan trực tiếp tới cường độ hô hấp
  2. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể
  3. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp.
  4. Cung cấp proton H + và năng lượng cho quá trình hô hấp.

Câu 7: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp tế bào?

  1. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào
  2. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào
  3. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP
  4. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử

Câu 8: Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm

(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.

(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.

(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.

(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.

Số nhận định đúng là

  1. 1

Câu 9: Tại sao không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ?

  1. Cây xanh quang hợp tạo ra nhiều O2 làm tăng cường độ hô hấp trong lúc ngủ.
  2. Quá trình hô hấp ở cây xanh tạo ra nhiều CO2 làm tăng nồng độ CO2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.
  3. Quá trình hô hấp ở cây xanh tạo ra nhiều O2 làm tăng nồng độ O2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.
  4. Quá trình quang hợp ở cây xanh tạo ra nhiều CO2 làm tăng nồng độ CO2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.

Câu 10: Nồng độ khí Carbon dioxide gây ức chế hô hấp

  1. 3 % -5 %
  2. 2 % -4 %
  3. 2 % -5 %
  4. 8 % -10 %

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

C

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

B

B

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Tại sao cần phải bảo quản nông sản sau thu hoạch?

Câu 2 ( 4 điểm). Ở người và động vật, khi nồng độ khí CO2 trong máu cao sẽ dẫn đến tình trạng nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-        Bảo quản nông sản giúp hạn chế hao hụt về chất lượng và số lượng. Khi được bảo quản đúng cách sẽ tránh được các tình trạng như nông sản bị hư hỏng, bị côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sản phẩm.

-        Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng thất thoát nông sản, thất thoát sản lượng trong quá trình vận chuyển. Đồng thời, đảm bảo chất lượng và vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng khi đến tay người tiêu dùng.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Ở người và động vật, khi nồng độ khí CO2 trong máu cao sẽ dẫn đến tình trạng CO2 cạnh tranh với O2 để liên kết với các tế bào hồng cầu, cơ thể bị thiếu khí O2 ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây nguy hiểm đến tính mạng.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Biện pháp bảo quản lạnh dựa trên cơ sở khoa học nào và được áp dụng cho các loại nông sản nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao cần ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo trồng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-        Cơ sở khoa học: Nhiệt độ bảo quản thấp làm ức chế sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho các phản ứng trong hô hấp tế bào → có thể làm chậm quá trình hô hấp của tế bào.

-        Loại nông sản được áp dụng: Đây là cách bảo quản phần lớn các loại thực phẩm, rau quả,… Mỗi một loại rau, quả cần có một nhiệt độ bảo quản thích hợp để bảo quản.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-        Hạt ngâm trong nước ® cường độ hô hấp tăng ® tạo đủ sản phẩm và năng lượng cho hạt nảy mầm.

-        Sau khi ngâm ủ hạt, cung cấp đủ nước và nhiệt độ, bên trong hạt sẽ xảy ra phản ứng hóa học sinh ra các hormone kích thích tế bào trong chồi và rễ của chồi phát triển.

2 điểm

2 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tại sao cần hạn chế hô hấp tế bào trong quá trình bảo quản nông sản?

  1. Hô hấp tế bào làm tiêu hao lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng có trong nông sản.
  2. Hô hấp tế bào khiến nông sản mất mùi vị trong thời gian dài bảo quản
  3. Hô hấp tế bào khiến nông sản không bảo quản được lâu.
  4. Hô hấp tế bào thải ra môi trường lượng lớn CO2 gây ngộ độc cho con người.

Câu 2: Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp với hàm lượng nước của cơ thể

  1. Tỉ lệ thuận
  2. Tỉ lệ nghịch
  3. Tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch tùy giai đoạn
  4. Cả ba đều sai.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?

  1. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.
  2. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau.
  3. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.
  4. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

Câu 4: Đâu là các biện pháp bảo quản nông sản ứng dụng làm chậm quá trình hô hấp tế bào

(1) Bảo quản lạnh

(2) Phơi khô

(3) Ngâm, muối chua

(4) Ướp muối

(5) Bảo quản trong kho kín (nồng độ CO2 cao)

  1. (1), (3), (5)
  2. (1), (2), (5)
  3. (2), (4), (5)
  4. (2), (3), (4)
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu một số biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Câu 2: Biện pháp bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao dựa trên cơ sở khoa học nào và được áp dụng cho các loại nông sản nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-        Bảo quản khô

-        Bảo quản lạnh

-        Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-        Cơ sở khoa học: Khi nồng độ carbon dioxide tăng sẽ ức chế quá trình hô hấp, nhờ đó, tăng hiệu quả của quá trình bảo quản.

-        Đây là phương pháp bảo quản hiện đại và hiệu quả cao. Thường sử dụng các kho kín, quy mô lớn, có nồng độ khí CO2 cao để bảo quản các loại nông sản.

1.5 điểm

1.5 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Hô hấp tế bảo gồm

  1. Một chuỗi các phản ứng sản sinh ra carbon dioxide
  2. Một chuỗi các phản ứng sản sinh ra năng lượng
  3. Một chuỗi các phản ứng sản sinh ra nước
  4. Một chuỗi các phản ứng sản sinh ra các chất hữu cơ

Câu 2: Trong quá trình hô hấp tế bào nước đóng vai trò

  1. Dung môi và môi trường
  2. Nguyên liệu và môi trường
  3. Dung môi và nguyên liệu
  4. Môi trường và sản phẩm

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình hô hấp?

  1. quá trình hô hấp đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
  2. quá trình hô hấp tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật.
  3. quá trình hô hấp làm sạch môi trường.
  4. quá trình hô hấp chuyển hóa gluxit thành CO2, H2O và năng lượng.

Câu 4: Bạn An đã làm thí nghiệm như sau

Thí nghiệm 1.  Chọn 20 hạt lạc đã được cất làm giống cách đây 3 tháng, ngâm

nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Thí nghiệm 2. Lấy 20 hạt lạc ở thùng khác, đã được cất làm giống cách đây 1

năm, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Biết rằng điều kiện nhiệt độ, nồng độ khí oxygen và carbon dioxide, độ ẩm

đều giống nhau ở cả hai thí nghiệm ; lạc ở hai thí nghiệm cùng giống và thời

điểm thu hoạch như nhau.

Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích dự đoán của em?

  1. Thí nghiệm 1 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 2. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ.
  2. Thí nghiệm 2 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 1. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ.
  3. Không dự đoán được kết quả nảy mầm vì khả năng nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản hạt giống.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nước có vai trò và ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp tế bào?

Câu 2. Biện pháp bảo quản khô dựa trên cơ sở khoa học nào và được áp dụng cho các loại nông sản nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-        Vai trò: Nước vừa là dung môi vừa là môi trường cho các phản ứng hô hấp xảy ra, do đó, hàm lượng nước là yếu tố liên quan trực tiếp đến hô hấp của tế bào.

-        Ảnh hưởng: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong tế bào.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-        Cơ sở khoa học: Trong điều kiện thiếu nước, cường độ hô hấp tế bào giảm.

-        Loại nông sản được áp dụng: các loại hạt. Các hạt cần được phơi khô hoặc sấy đến khi độ ẩm còn khoảng 13% - 16% tùy loại hạt.

1.5 điểm

1.5 điểm

=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay