Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 24: THỰC HÀNH: CHỨNG MINH QUANG HỢP Ở CÂY XANH

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điền vào chỗ trống “Ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho lá cây bị..... làm giảm hiệu quả quang hợp.”

  1. Đốt nóng
  2. Cháy nắng
  3. Chết
  4. Hô hấp

Câu 2: Điền vào chỗ trống “Quang hợp hấp thụ khí..... góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, cung cấp...... cho hô hấp của các sinh vật và....

  1. Carbon dioxide/ oxygen/ điều hòa không khí
  2. Oxygen/ carbon dioxide/ điều hòa không khí
  3. Carbon dioxide/chất hữu cơ/ điều hòa không khí
  4. Carbon dioxide/ nguyên liệu/ điều hòa không khí

Câu 3: Thông thường, khi cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ

  1. Tăng và ngược lại
  2. Tăng sau đó giảm
  3. Giảm và ngược lại
  4. Giảm sau đó tăng

Câu 4: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là gì?

  1. Ánh sáng, Nhiệt độ
  2. Nước
  3. Khí carbon dioxide
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Điền vào chỗ trống “Quang hợp tạo......, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng,....... cho cơ thể thực vật và các sinh vật dị dưỡng, đồng thời cung cấp...... cho ngành  công nghiệp và dược liệu cho con người.”

  1. Năng lượng/ chất hữu cơ/ nguyên liệu.
  2. Nguyên liệu/năng lượng/chất hữu cơ
  3. Chất hữu cơ/ năng lượng/ nguyên liệu.
  4. Chất hữu cơ/nguyên liệu/ năng lượng.

Câu 6: Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.

  1. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không

      cần nhiều ánh sáng.

  1. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều

      ánh sáng.

  1. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
  2. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 7: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quang hợp?

  1. Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là vàng.
  2. Đa số thực vật bậc cao ở vùng nhiệt đới, khi nhiệt độ thấp (dưới 10 ° C) thường làm cho rễ cây bị thối, cây không hút được nước, ảnh hưởng đến quang hợp.
  3. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về hiệu quả quang hợp?

  1. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tim.
  2. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  3. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
  4. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

Câu 9: Thí nghiệm nào sau đây nhằm xác định sự có mặt của nước trong quá trình quang hợp ở thực vật?

  1. Đun nhẹ ống nghiệm đựng các mảnh lá trên ngọn lửa đèn cồn, ta thấy trên thành ống nghiệm có nước ngưng tụ.
  2. Cho lá cây vào ống nghiệm đun nhẹ, sau đó cho một vài tinh thể sunfat đồng không màu, nhận thấy CuSO4 chuyển sang màu xanh khi có nước.
  3. Dùng cối sứ giã nhỏ ít lá cây và thêm vào một ít nước, ta ép và lọc lấy dịch chiết. Sau đó, cho dịch ép vào ống nghiệm, cho thêm vào ống nghiệm 3-5 giọt thuốc thử oxalat – amon. Nếu thành phần dịch lọc có Ca2 + sẽ tạo thành kết tủa trắng là oxalat canxi.
  4. Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 10: Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, Khánh đã nghĩ đến một số phương pháp tiến hành thí nghiệm như sau

Phương pháp 1 Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà có điều hòa; chậu 2 để ở giữa sân nhà. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 2 Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà, dưới bóng đèn sợi đốt; chậu 2 để ở giữa sân. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 3 Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để ở giữa sân nhà ; chậu 2 để ở dưới gốc cây. Sau đó theo dõi và ghi kết qua.

Theo em, Khánh nên lựa chọn phương pháp thí nghiệm nào để cho kết quả chính xác nhất?

  1. Phương án 1.
  2. Phương án 2.
  3. Phương án 3.
  4. Không có phương án nào

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

A

B

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

D

D

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi thực hiện thí nghiệm nhằm chứng minh cây xanh thải CO2, trong quá trình hô hấp điều cần thiết bắt buộc là phải

  1. Sử dụng một cây có nhiều lá.
  2. Làm thí nghiệm trong buồng tối
  3. Nhấn chìm cây trong nước
  4. Sử dụng một cây con

Câu 2: Đâu không phải một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ thực vật?

  1. Trồng cây đúng thời vụ; bón phân và tưới nước để cung cấp chất dinh dưỡng và nước theo nhu cầu của cây;
  2. Cày xới đất để đất thoáng khí trước khi trồng cây;…
  3. Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phá hoại an toàn, hiệu quả.
  4. Phun thuốc kích thích tăng trưởng hàng ngày

Câu 3: Đâu không phải là ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách là gì?

  1. Cây xanh có khả năng hấp thụ một số khí độc và hấp thụ các bức xạ phát ra từ những thiết bị điện tử,…
  2. Cây xanh tạo ra oxygen, giúp tạo ra không khí trong lành, bảo vệ sức khỏe hô hấp cho mọi người.
  3. Trồng cây xanh trong nhà còn giúp con người giảm bớt căng thẳng.
  4. Cây xanh về đêm sẽ thải ra khí CO2

Câu 4: Khi cường độ ánh sáng tăng thì quá trình quang hợp sẽ như thế nào?

  1. Quang hợp tăng
  2. Quang hợp giảm
  3. Ngừng quang hợp
  4. Quang hợp đạt mức cực đại

Câu 5: Khi tế bào lá cây mất nước, khí khổng sẽ

  1. Đóng lại
  2. Mở ra
  3. Co lại
  4. Nở ra

Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về cường độ ánh sáng trong quang hợp?

  1. Khi cường độ ánh sáng tăng thì quá trình quang hợp cũng tăng
  2. Khi cường độ ánh sáng tăng thì quá trình quang hợp sẽ giảm và ngược lại.
  3. Khi cường độ ánh sáng tăng thì quá trình quang hợp không thay đổi
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về điều kiện cường độ ánh sáng đối với thực vật?

  1. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO, thuận lợi cho quang hợp.
  2. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
  3. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO, thuận lợi cho quang hợp.
  4. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của việc trồng và bảo vệ cây xanh?

  1. Trồng và bảo vệ cây xanh cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh
  2. Trồng và bảo vệ cây xanh tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật khác
  3. Trồng và bảo vệ cây xanh hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất, biến đổi khí hậu.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Thí nghiệm chứng minh quá trình quang hợp của cây thải ra khí oxi dưới đây cần thực hiện vào thời gian nào trong ngày?

  1. Phải làm thí nghiệm vào ban ngày khi có ánh sáng mặt trời.
  2. Phải làm thí nghiệm vào buổi tối khi không còn ánh sáng mặt trời
  3. Có thể làm thí nghiệm vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.
  4. Có thể làm thí nghiệm vào buổi tối, dưới ánh đèn trong phòng kín.

Câu 10: Bạn Hân tiến hành thí nghiệm như sau Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào phễu thủy tinh trong suốt úp ngược và đặt trong cốc thủy tinh đừng đầy nước. Lấy ống nghiệm chứa đầy nước, dùng ngón tay cái bịt vào đầu ống nghiệm rồi úp lên cuống phễu thủy tinh. Chiếu ánh sáng đèn vào cốc thủy tinh chứa ống nghiệm khoảng 15 - 20 phút. Thay đổi cường độ chiếu sáng bằng cách thay đổi khoảng cách giữa đèn và cành rong. Cành rong đuôi chó quang hợp giải phóng khí oxygen tạo bọt khí. Khi khoảng cách đèn càng xa, số lượng bọt khí càng ít. Em hãy cho biết, thí nghiệm bạn Hân làm nhằm chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến quá trình quang hợp của cây?

  1. Nồng độ khí carbon dioxide.
  2. Hàm lượng nước.
  3. Cường độ ánh sáng.
  4. Nhiệt độ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

D

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

D

A

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm).  Trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp:

- Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt là gì?

- Cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc có cồn 90, đun sôi cách thuỷ có tác dụng gì? Tinh bột được tạo thành ở phần nào của lá trong thí nghiệm trên? Vì sao em biết?

Câu 2 ( 4 điểm). Trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc khác nhau như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt là: Ngăn cản quá trình quang hợp.

- Cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc có cồn 90, đun sôi cách thuỷ có tác dụng: Loại bỏ sắc tố xanh của lá cây giúp chúng ta dễ quan sát thí nghiệm hơn.

- Tinh bột được tạo thành ở trên bào lá cây, lục lạp - đây là bào quan quang hợp chứa diệp lục.

- Vì lụp lạp là bào quan quang hợp của lá cây, khi che lá lại bằng băng dính đen (không thể quang hợp) thì phần lá cây này không tạo thành tinh bột.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc:

+ Cốc A để trong phòng tối (thiếu ánh sáng).

+ Cốc B được để ngoài nắng (được chiếu sáng đầy đủ).

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Các bước tiến hành thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh

Câu 2 ( 4 điểm). Trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen, hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Bước 1: Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt, đặt cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày.

Bước 2: Đem chậu cây ra để chỗ có nắng trực tiếp (hoặc để dưới ánh sáng của bóng đèn điện 500 W) từ 4 – 8 giờ.

Bước 3: Sau 4 – 8 giờ, ngắt chiếc lá thí nghiệm, tháo băng giấy đen, cho lá vào cốc thủy tinh đựng nước cất, sau đó đun lá trong nước sôi khoảng 60 giây.

Bước 4: Tắt bếp, dùng panh gắp lá và cho vào ống nghiệm có chứa cồn 90o đun cách thủy trong vài phút (hoặc cho đến khi thấy lá mất màu xanh lục).

Bước 5: Rửa sạch lá cây trong cốc nước ấm.

Bước 6: Bỏ lá cây vào cốc thủy tinh hoặc đĩa petri, nhỏ vào vài giọt dung dịch iodine pha loãng. Nhận xét về màu sắc của lá cây.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí là: Xuất hiện các bong bóng khí nhỏ li ti nổi lên đáy ống nghiệm.

- Khí xuất hiện là Oxygen (O2)

- Que đóm còn tàn đỏ bừng cháy khi đưa về phía miệng ống nghiệm (Vì O2 có khả năng duy trì sự cháy).

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi thực hiện thí nghiệm nhằm chứng minh cây xanh thải CO2, trong quá trình hô hấp điều cần thiết bắt buộc là phải

  1. Sử dụng một cây có nhiều lá.
  2. Làm thí nghiệm trong buồng tối
  3. Nhấn chìm cây trong nước
  4. Sử dụng một cây con

Câu 2: Việc trồng cây với mật độ phù hợp đảm bảo

  1. Cây tạo quả to.
  2. Cây sạch bệnh.
  3. Cây sinh trưởng phát triển nhanh.
  4. Nguồn ánh sáng phù hợp cho mỗi cây trồng.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?

  1. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
  2. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
  3. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp
  4. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp

Câu 4: Khi môi trường có nhiệt độ cao và trong lục lạp có lượng O2 hòa tan cao hơn CO2 thì cây nào sau đây không bị giảm lượng sản phẩm quang hợp?

  1. Dưa hấu
  2. Ngô
  3. Lúa nước
  4. Rau cải
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bề một số cành rong và cây thuỷ sinh. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó.

Câu 2: Tác dụng của bước nhỏ thuốc thử iodine vào lá cây sau khi đã đun sôi cách thủy và rửa bằng nước ấm

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

D

B

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bề một số cành rong và cây thuỷ sinh vì:

- Trong quá trình quang hợp các cây rong và cây thuỷ sinh vì sẽ thải ra môi trường khí Oxygen (O2) làm tăng lượng O2 hòa tan trong nước giúp các loại sinh vật sống trong nước có thể hô hấp bình thường không bị chết ngạt.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Tác dụng của bước nhỏ thuốc thử iodine vào lá cây sau khi đã đun sôi cách thủy và rửa bằng nước ấm: Để biết chất tạo thành trong quá trình quang hợp có phải là tinh bột không (phần lá có tinh bột khi nhỏ iodine vào sẽ chuyển màu xanh tím, phần lá bịt băng giấy đen khi nhỏ iodine vào sẽ không chuyển màu xanh tím).

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

  1. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
  2. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
  3. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
  4. Nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 2: Cây ưa sáng là cây

  1. Sống ở môi trường ánh sáng mạnh
  2. Sống ở môi trường bóng râm
  3. Sống ở trong rừng nguyên sinh
  4. Sống ở trong rừng nhiệt đới

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp với chậu cây khoai lang?

  1. Phải để chậu cây khoai lang ngập trong nước hai ngày.
  2. Không cần để chậu cây khoai lang vào bóng tối, chỉ cần để trong phòng kín, không có ánh sáng mặt trời.
  3. Để chậu khoai lang vào bóng tối nhằm cho quang hợp không xảy ra, lượng tinh bột đang có sẵn trong lá sẽ được cung cấp cho các cơ quan, bộ phận của cây, bảm bảo khi dán băng giấy đen vào thì vị trí đó không còn tinh bột nữa.
  4. Tất cả các ý kiến trên đều đúng

Câu 4: Nồng độ khí CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được là gì?

  1. từ 0,01 % đến 0,02%
  2. từ 0,02 % đến 0,03 %.
  3. từ 0,008 % đến 0,01 %.
  4. từ 0,03 % đến 0,04 %.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Tác dụng của bước đun sôi lá cây thí nghiệm bằng nước cất và đun cách thủy lá cây thí nghiệm bằng cồn 90o

Câu 2. Kết luận của hai thi nghiệm trong bài trên

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

C

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Để hủy diệp lục của lá cây, giúp dễ quan sát phản ứng màu của iodine.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Chất tạo thành trong quá trình quang hợp của cây xanh có tinh bột.

-       Khí tạo thành trong quá trình quang hợp của cây xanh là khí oxygen

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay