Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối Bài 25: Hô hấp tế bào

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 25: Hô hấp tế bào. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 25: HÔ HẤP TẾ BÀO

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hô hấp tế bào là quá trình: 

  1. Phân giải nước thành oxygen, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
  2. Hấp thu ánh sáng và chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
  3. Phân giải khí carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
  4. Phân giải các chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.

Câu 2: Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện như thế nào? trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

  1. Có biểu hiện giống nhau và độc lập với nhau
  2. Có biểu hiện giống nhau và phụ thuộc lẫn nhau.
  3. Trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau
  4. Trái ngược nhau và độc lập với nhau

Câu 3: Vai trò của oxygen đối với cơ thể người sống là gì?

  1. Oxygen là nguyên liệu cần thiết tham gia vào quá trình hô hấp tế bào của hầu hết các sinh vật.
  2. Nếu không có oxygen quá trình hô hấp tế bào sẽ không thể diễn ra, tế bào thiếu hụt năng lượng để thực hiện các hoạt động sống và cơ thể sẽ chết dần.
  3. Oxygen là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ.
  4. Cả 3 phương án A, B đều đúng.

Câu 4: Quá trình đốt cháy nhiên liệu và hô hấp tế bào đều

  1. Sử dụng khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen và sản sinh ra năng lượng.
  2. Sử dụng khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide và sản sinh ra năng lượng.
  3. Sử dụng, khí oxygen và sản sinh ra năng lượng.
  4. Sử dụng năng lượng và sản sinh ra khí carbon dioxide

Câu 5: Sự thay đổi về thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra đó là

  1. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng
  2. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng
  3. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm
  4. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào?

  1. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O
  2. Quá trình phân giải chất tạo ra nhiều sản phẩm trung gian
  3. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt
  4. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP

Câu 7: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp tế bào?

  1. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào
  2. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào
  3. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP
  4. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử

Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?

  1. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.
  2. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau.
  3. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.
  4. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

Câu 9: Hoàn thành phương trình hô hấp tổng quát sau đây:

Glucose + Oxygen =>...........+..........+.............

  1. Carbon dioxide/ ATP
  2. Carbon dioxide/ Nước /Năng lượng (ATP)
  3. Carbon dioxide/ ATP/chất hữu cơ
  4. Carbon dioxide/ nước

Câu 10: Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mô hôi và nhịp thở tăng lên?

  1. Vì khi chạy các cơ bắp của con người đều hoạt động nên sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và tăng nhịp thở.
  2. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời thu nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.
  3. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.
  4. Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí carbon dioxide và tăng đào thải khí oxygenđồng thời sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

D

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

D

B

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật?

  1. Cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật
  2. Cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật.
  3. Cung cấp khi carbon dioxiode cho hoạt động sống của sinh vật.
  4. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật.

Câu 2: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế

  1. Khuếch tán
  2. Chủ động
  3. Thẩm thấu
  4. Bổ sung

Câu 3: Vai trò của sự thông khí ở phổi là gì?

  1. Tạo đường cho không khí đi ra
  2. Tạo đường cho không khí đi vào.
  3. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
  4. Vận chuyển không khí trong cơ thể.

Câu 4: Trao đổi khí ở phổi là quá trình

  1. Trao đổi khi ở phổi là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và trao đổi CO2, từ máu vào không khí ở phế nang.
  2. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào không khí ở phế nang và của CO2 từ không khí ở phế nang vào máu.
  3. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2, từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2, từ máu vào không khí ở phế nang.

Câu 5: Điền vào chỗ trống“Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các phân tử chất......, với sự tham gia của......, tạo thành khí...... và nước, đồng thời sinh ra năng lượng dễ sử dụng cung cấp cho các...... của cơ thể”

  1. hữu cơ/carbon dioxide/ hoạt động/ khí oxygen
  2. hữu cơ/ khí oxygen/carbon dioxide/ hoạt động
  3. khí oxygen/ hữu cơ/ carbon dioxide/ hoạt động
  4. carbon dioxide// hoạt động hữu cơ/ khí oxygen/

Câu 6: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp?

  1. Quang hợp và hô hấp là hai quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.
  2. Oxygen là nguyên liệu quan trọng để thực hiện quá trình hô hấp tế bào.
  3. Càng lên cao không khí càng loãng, hàm lượng oxygen trong không khí càng ít.
  4. Quang hợp và hô hấp là hai quá trình ngược nhau và độc lập vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sản phẩm của hô hấp tế bào?

  1. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt)
  2. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)
  3. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Nước, khí cacbonic và đường
  4. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Khí cacbonic, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)

Câu 8: Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm không có ở hô hấp hiếu khí?

  1. Hô hấp hiếu khí không trải qua giai đoạn chuỗi truyền điện tử
  2. Hô hấp hiếu khí sản phẩm tạo ra có ATP, CO2. H2O
  3. Hô hấp hiếu khí diễn ra trong môi trường không có O2
  4. Hô hấp hiếu khí diễn ra ở mọi tế bào vi khuẩn

Câu 9: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào không khí ở phế nang?

  1. Khi nito
  2. Khí cacbonic
  3. Khí ôxi
  4. Khí hiđrô

Câu 10: Bạn Tiến tiến hành thí nghiệm như sau

Bước 1. Tiến lấy 100 g hạt đậu chia thành 2 phần bao gồm 50 g cho vào bình A và 50 g cho vào bình B.

Bước 2. Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt và chắt bỏ nước.

Bước 3. Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1,5 đến 2 giờ.

Bước 4. Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình.

Thí nghiệm của bạn An chứng minh điều gì?

  1. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí oxygen trong bình A. Do vậy, mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.
  2. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống sinh ra khí oxygen trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.
  3. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.
  4. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

C

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

D

C

B

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Vì sao quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau?

Câu 2 ( 4 điểm). Ở một vận động viên đang tập luyện, quá trình hô hấp tế bào xảy ra mạnh hay yếu? Giải thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau vì: Quá trình tổng hợp thực hiện tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản, đồng thời, tích lũy năng lượng. Ngược lại, quá trình phân giải là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp tạo thành các chất đơn giản như nước, carbon dioxide, đồng thời, giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.

-       Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ phụ thuộc lẫn nhau vì: Sản phẩm của quá trình tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân giải; ngược lại, quá trình phân giải cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Quá trình hô hấp tế bào ở một vận động viên đang tập luyện sẽ diễn ra rất mạnh mẽ, vì trong khi tập luyện các tế bào cơ cần rất nhiều năng lượng để hoạt động, vì vậy quá trình hô hấp tế bào cần phải tăng cường.

-       Có thể thấy biểu hiện của việc tăng cường quá trình hô hấp tế bào thông qua việc tăng tần số thở - tăng cường hấp thụ ôxi và tăng thải CO2 (thở nhanh, mạnh). Trong trường hợp vận động viên tập luyện quá sức, dẫn đến việc quá trình hô hấp ngoài không cung cấp ôxi đủ cho quá trình hô hấp tế bào, làm cho các tế bào cơ phải sử dụng quá trình hô hấp yếm khí (lên men) để tạo ra ATP. Điều này gây nên sự tích lũy axit lactic trong tế bào, đây là một chất độc với tế bào nên dẫn tới hiện tượng đau mỏi cơ làm ta không thể tiếp tục tập luyện được, cần phải nghỉ ngơi, xoa bóp giúp thải axit lactic ra ngoài cơ thể thì mới luyện tập tiếp tục được.

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu đặc điểm và vai trò của hô hấp tế bào.

Câu 2 ( 4 điểm). Hô hấp tế bào có vai trò gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Đặc điểm: Hô hấp tế bào xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ thể. Cường độ của quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh hay yếu tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể.

-       Vai trò:

+       Hô hấp tế bào phân giải năng lượng khó sử dụng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng dễ sử dụng trong ATP để cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

+       Hô hấp tế bào cũng tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể.

+       Ngoài năng lượng ATP, hô hấp tế bào cũng sinh ra nhiệt giúp cơ thể duy trì sự sống.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Hô hấp tế bào giúp phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể sinh vật.

-       Hô hấp tế bào tạo ra nhiệt năng giúp cơ thể duy trì được thân nhiệt ổn định.

2 điểm

2 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điền vào chỗ trống“Quá trình hô hấp ở cơ thể sinh vật xảy ra trong....... của tế bào.”

  1. hữu cơ
  2. quang hợp
  3. ti thể
  4. nước

Câu 2: Tại ti thể của tế bào, các chất hữu cơ tổng hợp được từ quá trình quang hợp hoặc từ

  1. Thức ăn được phân giải thành nước và carbon dioxide
  2. Thức ăn được phân giải thành nước và năng lượng
  3. Thức ăn được phân giải thành carbon dioxide và năng lượng
  4. Thức ăn được phân giải thành các chất hữu cơ và năng lượng

Câu 3: Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm không có ở hô hấp hiếu khí?

  1. Hô hấp hiếu khí không trải qua giai đoạn chuỗi truyền điện tử
  2. Hô hấp hiếu khí sản phẩm tạo ra có ATP, CO2. H2O
  3. Hô hấp hiếu khí diễn ra trong môi trường không có O2
  4. Hô hấp hiếu khí diễn ra ở mọi tế bào vi khuẩn

Câu 4: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu?

  1. Khi nito
  2. Khí cacbonic
  3. Khí ôxi
  4. Khi hiđrô
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày khái niệm hô hấp tế bào. Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?

Câu 2: Quá trình hít thở của con người có phải là quá trình hô hấp tế bào không?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3    điểm)

- Hô hấp tế bào là quá trình phân giải chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.

- Nơi diễn ra: Ở sinh vật nhân thực, hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Quá trình hít thở của con người được gọi là quá trình hô hấp ngoài. Quá trình này giúp trao đổi O2 và CO2 giữa trong và ngoài cơ thể, hỗ trợ cho quá trình hô hấp tế bào.

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phần lớn năng lượng hô hấp tế bào được tích lũy dưới dạng

  1. Hợp chất hóa học (ATP).
  2. Năng lượng.
  3. Khí carbon dioxide.
  4. Nước.

Câu 2: Một phần năng lượng được giải phóng trong hô hấp tế bào dưới dạng

  1. Quang năng
  2. Nhiệt
  3. Hóa năng
  4. Động năng

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ATP?

  1. ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm thu được nhiều năng lượng hơn.
  2. ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm tránh lãng phí năng lượng.
  3. ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm tránh đốt cháy tế bào.
  4. ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm thu được nhiều CO, hơn.

Câu 4: Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào?

  1. Cơ lưng xô và cơ liên sườn
  2. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành
  3. Cơ liên sườn và cơ hoành
  4. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Viết phương trình hô hấp tế bào.

Câu 2. Nguyên liệu của hô hấp tế bào là gì? Sản phẩm của hô hấp tế bào là gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

C

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Phương trình hô hấp tế bào:

Chất hữu cơ + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (nhiệt + ATP)

-       Nguồn cung cấp glucose cho hô hấp tế bào: Ở đa số thực vật, glucose được tổng hợp từ quá trình quang hợp. Ở động vật, tế bào lấy glucose từ quá trình phân giải thức ăn.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Nguyên liệu của hô hấp tế bào là chất hữu cơ và khí oxygen

- Sản phẩm của hô hấp tế bào là carbon dioxide, nước, năng lượng.

1.5 điểm

1.5 điểm

=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 25: Hô hấp tế bào ( 2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay