Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 31: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người gồm mấy giai đoạn
- 5.
- 4.
- 3.
- 2.
Câu 2: Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, lipid, protein,… thành các chất đơn giản để cơ thể hấp thụ được thực hiện nhờ hoạt động
- Ăn và uống.
- Hít thở.
- Tiêu hóa.
- Mạch rây.
Câu 3: Các chất cặn bã không được cơ thể hấp thụ sẽ thải ra ngoài qua
- Hậu môn.
- Dạ dày.
- Ruột già.
- Ruột non.
Câu 4: Trong cơ thể người, nơi hấp thụ nhiều nước nhất là
- Ruột non.
- Ruột già.
- Tim.
- Da.
Câu 5: Nước tiểu được tạo ra nhờ quá trình
- Lọc các cặn bã ở thận.
- Lọc máu ở thận.
- Tiêu hóa ở ruột già.
- Tiêu hóa ở ruột non.
Câu 6: Trong thức ăn, những chất dinh dưỡng nào cần được biến đổi thành các chất đơn giản hơn để cơ thể dễ hấp thụ
- Protein, lipid, vitamin.
- Cacbohyđrate, protein, lipid.
- Nước, muối khoáng, vitamin.
- Vitamin, Cacbohyđrate, muối khoáng.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về vòng tuần hoàn lớn
- Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu khí CO2 và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí O2 trở về tim.
- Vòng tuần hoàn lớn đưa máu chứa khí CO2 và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận máu giàu khí O2 và các chất dinh dưỡng trở về tim.
- Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2 và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất dinh dưỡng và khí CO2 trở về tim.
- Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2 và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí CO2 trở về tim.
Câu 8: Nguyên nhân dẫn tới sâu răng là do
- Ăn thức ăn chứa nhiều canxi, mỗi ngày đánh răng 1 lần.
- Ăn nhiều thịt, vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Ăn thức ăn chứa nhiều đường và vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Ăn thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, mỗi ngày đánh răng 2 lần.
Câu 9: Ăn chín uống sôi có tác dụng
- Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và kí sinh trùng gây ô nhiễm trong thức ăn, nước uống.
- Giúp bảo vệ răng, tránh sâu răng.
- Nâng cao hiệu suất thu nhận và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn
- Thức ăn có hình thức và hương vị ngon hơn.
Câu 10: Rửa tay trước khi ăn có tác dụng
- Nâng cao hiệu suất thu nhận và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
- Giúp tay sạch sẽ, có thể cầm thức ăn.
- Loại bỏ vi trùng gây bệnh còn bám dinh trên tay, tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
- Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và kí sinh trùng gây ô nhiễm trong thức ăn, nước uống.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
C |
A |
B |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
D |
C |
A |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hệ tuần hoàn là
- Hệ cơ quan thực hiện việc hấp thu các chất trong cơ thể động vật.
- Hệ cơ quan thực hiện việc đào thải các chất trong cơ thể động vật.
- Hệ cơ quan thực hiện việc tiêu hóa các chất trong cơ thể động vật.
- Hệ cơ quan thực hiện việc vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.
Câu 2: Ở người, các chất được vận chuyển theo bao nhiêu vòng tuần hoàn
- 4.
- 3.
- 2.
- 1.
Câu 3: Vòng tuần hoàn nhỏ đi từ cơ quan nào đến cơ quan nào
- Từ tim đến dạ dày, rồi trở về tim.
- Từ tim đến phổi, rồi trở về tim.
- Từ tim đến các bộ phận trên cơ thể, rồi trở về tim.
- Từ tim đến não, rồi trở về tim.
Câu 4: Nếu bị thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào đó, cơ thể sẽ
- Tử vong.
- Không hoạt động bình thường.
- Bị ốm, sốt.
- Cảm thấy bủn rủn, không có sức.
Câu 5: Ăn quá nhiều chất béo và carbohydrate có thể mắc bệnh
- Suy giảm trí nhớ.
- Tiểu đường.
- Béo phì.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Để cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt cần
- Ăn nhiều chất xơ, chất đạm, hạn chế ăn tinh bột đường.
- Ăn uống đủ chất, đa dạng về loại thức ăn và đảm bảo vệ sinh ăn uống
- Ăn nhiều thịt, hạn chế ăn rau xanh.
- Ăn những món mình thích và ngon.
Câu 7: Phát biểu không đúng là
- Oxygen được lấy từ phổi còn chất dinh dưỡng do cơ quan tiêu hóa cung cấp sẽ được máu vận chuyển đến từng tế bào trong cơ thể.
- Chất thải (trong đó có carbon dioxide) từ hoạt động sống của tế bào sẽ được máu vận chuyển đến phổi và cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.
- Ở người, các chất được vận chuyển theo hai vòng tuần hoàn.
- Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu đỏ thẫm nghèo CO2 từ tim đến phổi, tại đây máu nhận CO2 và thải ra O2 trở thành máu đỏ tươi và trở về tim.
Câu 8: Các chất dinh dưỡng được biến đổi trong hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào cơ thể người qua
- Thành dạ dày.
- Máu.
- Dịch tiêu hóa.
- Ruột già.
Câu 9: Tạo không khí thoải mái khi ăn có tác dụng
- Giúp bảo vệ răng, tránh sâu răng.
- Thức ăn có hình thức và hương vị ngon hơn.
- Nâng cao hiệu suất thu nhận và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Câu 10: Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài sau đây bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà
- Bò, lợn, mèo, thằn lằn, lạc đà.
- Thằn lằn, mèo, lợn, bò, lạc đà.
- Thằn lằn, mèo, lợn, lạc đà, bò.
- Bò, thằn lằn, mèo, lợn, lạc đà
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
C |
B |
B |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
D |
B |
C |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm).Trình bày con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người
Câu 2 ( 4 điểm). Con người cần làm gì để bảo vệ cây xanh?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Con người thu nhận thức ăn từ môi trường bên ngoài chủ yếu thông qua hoạt động ăn và uống. - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,… cần được biến đổi thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được nhờ hoạt động tiêu hóa trong ống tiêu hóa. Sau đó, các chất dinh dưỡng đơn giản này sẽ được hấp thụ vào máu. - Các chất cặn bã còn lại không được cơ thể hấp thụ sẽ được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn. |
3 điểm 3 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Con người có thể vận dụng những hiểu biết về quang hợp trong việc trồng và bảo vệ cây xanh nhằm giúp cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường - Bảo vệ cây xanh, đặc biệt là bảo vệ bộ lá – bộ máy quang hợp của cây xanh. - Cần điều chỉnh hợp lí các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây thông qua chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân,... |
1.3 điểm 1.3 điểm 1.3 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Các chất dinh dưỡng ở động vật được vận chuyển như thế nào?
Câu 2 ( 4 điểm). Nêu một số biện pháp để đảm bảo vệ sinh ăn uống và hình thành các thói quen ăn uống đúng cách.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Ở động vật đơn bào chưa có hệ vận chuyển, các chất được trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể. - Ở động vật đa bào, việc vận chuyển các chất trong cơ thể là do hệ tuần hoàn thực hiện: Các chất dinh dưỡng lấy từ hệ tiêu hóa và O2 lấy từ phổi được sử dụng để thực hiện quá trình trao đổi chất. Đồng thời, quá trình trao đổi chất tạo ra các sản phẩm thải, những chất này được vận chuyển tới phổi và cơ quan bài tiết để thải ra ngoài. - Ở người, các chất được vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn: + Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển máu đỏ thẫm(máu nghèo O2) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi.Tại phổi, diễn ra quá trình trao đổi khí, máu nhận O2 và thải ra CO2 trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi và trở về tâm nhĩ trái của tim. + Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu đỏ tươi (máu giàu O2) mang chất dinh dưỡng và O2 từ tâm thất trái tới các tế bào của cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất. Tại các tế bào, máu nhận các chất bài tiết và CO2 trở thành máu đỏ thẫm và trở về tâm nhĩ phải của tim. |
1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Ăn uống hợp vệ sinh; - Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí; - Ăn chậm, nhai kĩ; ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; - Tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các tế bào và cơ quan trong cơ thể động vật được nuôi dưỡng bởi
- Chất dinh dưỡng
- Oxygen.
- Cả A và B đều đúng.
- Cả A và B đều sai.
Câu 2: Con đường trao đổi nước ở động vật và người là
- Nước từ thức ăn, nước uống → Ống tiêu hoá → Hấp thụ vào máu → Các tế bào và cơ quan → Bài tiết ra khỏi cơ thể.
- Nước từ nước uống → Hấp thụ vào máu → Ống tiêu hoá → Các tế bào và cơ quan → Bài tiết ra khỏi cơ thể.
- Nước từ thức ăn, nước uống → Ống tiêu hoá → Hấp thụ vào máu → Bài tiết ra khỏi cơ thể.
- Nước từ nước uống → Ống tiêu hoá → Hấp thụ vào máu → Bài tiết ra khỏi cơ thể.
Câu 3: Cơ quan nào trong ống tiêu hoá ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn
- Dạ dày.
- Miệng.
- Ruột non.
- Ruột già.
Câu 4: Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người
- Miệng → khí quản → dạ dày → ruột già → ruột non → trực tràng → hậu môn.
- Miệng → thực quản → dạ dày → ruột già → ruột non → hậu môn.
- Miệng → khí quản → dạ dày → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
- Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nhu cầu trao đổi nước ở người và động vật gồm mấy giai đoạn?
Câu 2: Nêu một số tác nhân gây hại cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
A |
B |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Con đường trao đổi nước ở động vật và người gồm 3 giai đoạn: lấy vào, sử dụng, thải ra. - Lấy vào: Đa số động vật và người lấy nước vào cơ thể qua thức ăn và nước uống. Sau khi được lấy vào cơ thể, nước được hấp thụ trực tiếp ở các bộ phận thuộc ống tiêu hóa (chủ yếu là ruột già) vào máu rồi vận chuyển tới các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. - Sử dụng: Ở tế bào và các cơ quan trong cơ thể, nước được sử dụng trong trao đổi chất và các hoạt động sống. - Thải ra: Một lượng nước từ trong cơ thể sẽ được thải ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Một số tác nhân gây hại cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa: vi khuẩn, nấm trong thức ăn ôi thiu có thể gây ngộ độc thực phẩm; ấu trùng giun sán vào cơ thể thông qua thức ăn, nước uống có thể kí sinh trong ruột gây tắc ống mật, ống ruột và sử dụng một phần chất dinh dưỡng của cơ thể;… |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nước, chất dinh dưỡng, chất thải,… được vận chuyển trong cơ thể nhờ hoạt động của
- Hệ tuần hoàn.
- Hệ tiêu hóa.
- Hệ hô hấp.
- Hệ bài tiết.
Câu 2: Sự sắp xếp hợp lý các hoạt động của con đường trao đổi chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa ở động vật là
- Ăn, tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.
- Ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, tiêu hóa, thải phân.
- Ăn, tiêu hóa, thải phân, hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Ăn, thải phân, tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng.
Câu 3: Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hoá
- Carbon dioxide và các chất thải.
- Carbon dioxide và các chất dinh dưỡng.
- Oxygen và các chất dinh dưỡng.
- Oxygen và các chất khoáng.
Câu 4: Quá trình tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người không được thực hiện thông qua hoạt động
- Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn.
- Đưa chất dinh dưỡng đến các tế bào, cơ quan trong cơ thể.
- Tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Thải phân.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Nêu những nguy cơ khi thiếu hoặc thừa dinh dưỡng
Câu 2. Vì sao cần bổ sung nước mỗi ngày?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
A |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Nếu cơ thể bị thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào đó, cơ thể sẽ không hoạt động bình thường. - Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều một số chất dinh dưỡng cũng gây ra những hậu quả không tốt. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Vì nước luôn có sự đào thải ra ngoài cơ thể nên việc bổ sung nước là rất quan trọng. Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 mL nước/1 kg thể trọng mỗi ngày. |
3 điểm |
=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật (4 tiết)