Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 34: VẬN DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỄN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào trồng trọt, chăn nuôi và đời sống.

  1. Chế độ chiếu sáng trong trồng trọt.
  2. Hình thành thói quen ăn, ngủ đúng giờ cho động vật nuôi.
  3. Huấn luyện động vật.
  4. Chiết cành cây.

Câu 2: Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật cho biết đâu không phải là một trông các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.

  1. Chọn sách mình yêu thích
  2. Đọc hàng ngày trong thời gian phù hợp
  3. Đọc dồn dập thật nhiều sách
  4. Tự đánh giá thói quen đọc sách của bản thân

Câu 3: Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về để ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Đâu không phải cách thức hợp lý hình thành tập tính trên cho vật nuôi.

  1. Gọi vật nuôi vào những thời điểm nhất định
  2. Cho ăn mỗi lần vật nuôi là, đúng theo yêu cầu
  3. Chỉ cho ăn vào thời gian cố định
  4. Đánh đập khi vật không làm đúng theo yêu cầu.

Câu 4: Khi nuôi mèo để bắt chuột, để huấn luyện giúp mèo có thói quen bắt chuột thì thức ăn cho mèo cần có?

  1. Thịt chuột non.
  2. Thịt sống.
    C. Cơm.
  3. Cá rán

Câu 5: Đâu là một ứng dụng về tập tính học được của động vật trong chăn nuôi?

  1. Nghe tiếng gọi “chích chích” gà chạy tới.
  2. Trồng cỏ và ủ men cho bò ăn để tăng khả năng hấp thụ thức ăn cho bò.
  3. Nuôi lợn theo đàn để tăng lượng thức ăn của các cá thể
  4. Nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.

Câu 6: Lựa chọn từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Các tập tính của động vật được con người huấn luyện thuộc loại tập tính …..

  1. Cảm ứng
  2. Bẩm sinh
  3. Học được
  4. Tiếp xúc

Câu 7: Hiện tượng lá cây bắt ruồi cụp lại khi có con mồi đậu vào là hình thức cảm ứng nào dưới đây?

  1. Hướng sáng.
  2. Cảm ứng ánh sáng.
  3. Hướng tiếp xúc.
  4. Cảm ứng tiếp xúc.

Câu 8: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại của nó” như thế nào

  1. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
  2. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.
  3. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.
  4. Phát hiện vùng đát nhiễm chất độc

Câu 9: Đâu không phải là mong muốn khi sử dụng mô hình nuôi vịt kết hợp với trồng lúa?

  1. Tránh hiện tượng gà nhảy vào và bới tung lên
  2. Cung cấp phân cho lúa.
  3. Giúp ăn sâu rầy hại lúa.
  4. Giúp sục bùn và làm sạch cỏ cho bộ rễ lúa phát triển.

Câu 10: Dấu hiệu sau: “cây mọc vống lên và lá có màu úa vàng” chứng tỏ cần điều chỉnh yếu tố nào sau đây trong môi trường sống của cây?

  1. Điều chỉnh tăng lượng nước tưới cho cây
  2. Điều chỉnh giảm lượng nước tưới cho cây
  3. Điều chỉnh tăng lượng ánh sáng chiếu tới cây
  4. Điều chỉnh giảm lượng ánh sáng chiếu tới cây

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

D

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

D

A

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong vườn trồng nhãn, người ta thường kết hợp thả thêm đối tượng nào sau đây?

  1. Ong mật.
  2. Vịt
  3. Bướm
  4. Chim sâu

Câu 2: Những cây trồng nào sau đây cần làm giàn?

  1. Rau muống, bí, mồng tơi
  2. Bí ngô, dưa lê, mướp đắng
  3. Thiên lý, nho, bầu, xu xu
  4. Dưa chuột, khoai lang, mướp

Câu 3: Cơ sở và đối tượng tác động của bẫy đèn

  1. Tính hướng sáng của bọ cánh cứng.
  2. Tính hướng sáng của sâu đục quả.
  3. Tính giả chết khi đụng phải vật lạ của ruồi muỗi.
  4. Tính hướng hóa của ong mắt đỏ.

Câu 4: Trong nuôi gà, người ta thường chia máng ăn ra thành nhiều ổ nhỏ vì

  1. Tránh hiện tượng con ăn quá nhiều con ăn quá ít
  2. Gà thích sống và kiếm ăn đơn độc
  3. Tránh hiện tượng tranh nhau dẫn tới đánh nhau trong đàn gà
  4. Tránh hiện tượng gà nhảy vào và bới tung lên

Câu 5: Việc làm nào dưới đây ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt?

  1. Dùng thuốc trừ sâu để sạch bệnh.
  2. Sử dụng giống cây sạch bệnh.
  3. Trồng cây ở nơi ánh sáng từ mọi phía để cây phát triển đều.
  4. Trồng cây không sử dụng phân bón hữu cơ.

Câu 6: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu” như thế nào

  1. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
  2. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.
  3. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.
  4. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 7: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Chim di cư về phương nam tránh rét” như thế nào

  1. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
  2. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.
  3. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.
  4. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 8: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Tính hướng sáng của cá” như thế nào

  1. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
  2. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.
  3. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.
  4. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 9: Tại sao khi côn trùng đậu trên cây gọng vó thì cây gập lông lại giữ con mồi?

  1. Côn trùng chạm vào cây gọng vó gây ra tác động cơ học, cây phản ứng bằng cách uốn cong các sợi lông.
  2. Côn trùng chạm vào gây mất nước tại các vị trí tiếp xúc với cây gọng vó, làm cây co lại.
  3. Côn trùng tiết chất hoá học làm sợi lông của cây sinh trưởng bất thường, làm cong sợi lông.
  4. Nhiệt độ làm thay đổi sinh trưởng của cây.

Câu 10: Để hoa đào nở nhanh để kịp ngày Tết, người nông dân thường dùng nước ấm 40 - 50 oC tưới quanh gốc với tần suất 5 - 6 lần mỗi ngày. Tác nhân nào kích thích hiện tượng nở hoa ở cây đào?

A. Nhiệt độ.

  1. Ánh sáng.
  2. Độ ẩm.
  3. Chất dinh dưỡng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

A

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

C

A

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong một phân tử copper sulfate (CuSO4).

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu một số ứng dụng của đơn chất phi kim trong cuộc sống.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Trong một phân tử copper sulfate (CuSO4) có một nguyên tử Cu, một nguyên tử S và bốn nguyên tử O.

Khối lượng phân tử CuSO4 bằng: 64.1 + 32.1 + 16.4 = 160 (amu)

Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong CuSO4 là:

% Cu =  = 40%

% S =  = 20%

%O = 100% - 40% - 20% = 40%

6 điểm

       

Câu 2

( 4 điểm)

-       Oxygen có 2 ứng dụng quan trọng trong đời sống là sự hô hấp và dùng để đốt nhiên liệu. Khí oxygen cần thiết cho cả sự sống của con người, động vật. Những thợ lặn, nhà thám hiểm biển… đều cần dùng bình khí oxygen đặc biệt khi xuống biển; Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo nhiệt độ cao hơn trong không khí. Trong sản xuất gang thép, người ta thổi khí oxygen vào lò để tạo nhiệt độ cao, nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng thành phẩm.

-       Nitrogen:  ứng dụng trong bảo quản thực phẩm đóng gói, luyện kim, hàn đường ống, bơm lốp ô tô, máy bay…

-       Clo: Sử dụng trong điều chế nước gia – ven, clorua vôi, tẩy trắng vải sợ, bột giấy, điều chế nhựa PVC, cao su…

-       Hydrogen: Được sử dụng làm đèn xì – oxi hàn cắt kim loại, bơm khinh khí cầu, làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, động cơ ô tô thay thế xăng…

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Khí carbon dioxide luôn có thành phần như sau: cứ 1 phần khối lượng carbon có tương ứng 2,667 phần khối lượng oxygen. Hãy lập công thức hóa học của khí carbon dioxide, biết khối lượng phân tử của nó là 44 amu.

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao hỗn hợp không phải là một hợp chất mà chỉ là một sự pha trộn của các chất khác nhau?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Gọi công thức của khí carbon dioxide là CxOy.

Khối lượng phân tử của khí carbon dioxide là: 12x + 16y = 44. (1)

Ta có:

  =     ®     =  ½ ® y = 2x

Thế y = 2x vào (1) ta được: 12x + 16.2x = 44

⇒ x = 1 ⇒ y = 2

Vậy công thức của khí carbon dioxide là CO2.

6 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Hỗn hợp và hợp chất là hai khái niệm khác nhau trong hóa học, và sự phân biệt chính đó là cấu trúc phân tử.

-       Hỗn hợp là một sự pha trộn của ít nhất hai chất khác nhau mà không xảy ra phản ứng hóa học giữa chúng. Trong hỗn hợp, các chất tham gia vẫn giữ nguyên cấu trúc và tính chất của chúng. Mỗi thành phần của hỗn hợp vẫn có thể được tách ra mà không gây thay đổi tính chất cơ bản của các chất đó.

-       Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học.  Cấu trúc phân tử của hợp chất là kết hợp cố định giữa các nguyên tố hoặc hợp chất tham gia phản ứng. Hợp chất không thể được tách ra thành các thành phần riêng lẻ mà vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu của chúng.

-       Vì vậy, hỗn hợp không phải là một hợp chất mà chỉ đơn thuần là sự pha trộn của các chất khác nhau mà không có phản ứng hóa học xảy ra giữa chúng.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Để nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài được lâu em không nên làm việc nào sau đây?

  1. Xem hướng dẫn giải.
  2. Làm bài tập nhiều lần.
  3. Thường xuyên ôn bài.
  4. Chép giải.

Câu 2: Thực vật không có kiểu cảm ứng nào dưới đây?

  1. Hướng sáng.
  2. Hướng nước.
  3. Hướng chất dinh dưỡng.
  4. Đổ mồ hôi.

Câu 3: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Tính hướng sáng của côn trùng gây hại” như thế nào

  1. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
  2. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.
  3. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.
  4. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 4: Đâu không phải ứng dụng hiện tượng cảm ứng hướng tiếp xúc của thực vật

  1. Làm giàn leo cho cây gấc.
  2. Trồng cây trầu không gần những cây thân gỗ cao thẳng.
  3. Trồng hoa tigon gần hàng rào.
  4. Dùng cọc gỗ chống đỡ thân cây bàng non.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập và đời sống.

Câu 2: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 h, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường Hà Nội – Hải Phòng dài 100 km. Tính tốc độ của ô tô ra km/h và m/s.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

D

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Các thói quen tốt ở người là các tập tính học được, được hình thành do lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình sống.

-       Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập: Muốn nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài lâu cần thường xuyên ôn tập lại bài nhiều lần.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Tốc độ đi của ô tô là:

v = s : t = 100 : 2 = 50 km/h

® v = 50 : 3,6 = 13,89 m/s

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tác nhân kích thích của hiện tượng cảm ứng hướng sáng của thực vật là gì?

  1. Ánh sáng.
  2. Âm thanh.
  3. Nhiệt độ.
  4. Độ ẩm.

Câu 2: Khi đặt cây ở cửa sổ, cây thường phát triển hướng ra phía ngoài cửa sổ. Hiện tượng này là hình thức cảm ứng nào ở thực vật?

  1. Hướng nước.
  2. Hướng sáng.
  3. Hướng trọng lực.
  4. Hướng tiếp xúc.

Câu 3: Ứng dụng hiện tượng cảm ứng hướng sáng của cây, nơi nào dưới đây không thích hợp để trồng cây?

  1. Dưới gầm bàn.
  2. Cửa sổ.
  3. Ban công.
  4. Sân thượng.

Câu 4: Tập tính nào dưới đây của động vật không là tập tính được con người huấn luyện?

  1. Chó làm toán.
  2. Vẹt biết nói tiếng người. 
  3. Trâu, bò kéo xe.
  4. Chim di cư tránh rét. 
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng nào ở sinh vật trong trồng trọt?

Câu 2. Lấy ví dụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong trồng trọt. 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Con người đã ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng chất dinh dưỡng,… của các loài thực vật để có chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân, làm giàn,… phù hợp với mỗi loài nhằm giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của con người.

-       Con người cũng ứng dụng tập tính của các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng như bướm, châu chấu, chuột,…để có các biện pháp đuổi và tiêu diệt chúng, bảo vệ cây trồng và mùa màng.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Ứng dụng tính hướng nước để tưới nước ở rãnh làm cho rễ vươn rộng hơn

-       Ứng dụng tính hướng hóa để bón phân theo tán lá để kích thích rễ lan rộng hơn

1.5 điểm

1.5 điểm

=> Giáo án KHTN 7 kết nối – Phần sinh học bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay