Đề kiểm tra 15 phút Toán 8 chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 4: Hệ số góc của đường thẳng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Toán 8 cánh diều 8 chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 4: Hệ số góc của đường thẳng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Toán 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: HỆ SỐ GÓC CỦA ĐƯỜNG THẲNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cho đường thẳng d: y = −kx + b (k ≠ 0). Hệ số góc của đường thẳng d là:
A. –k
B. k
C.
D. b
Câu 2. Cho đường thẳng d: y = ax + b (a < 0). Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d.
Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. tanα < 0
B. tanα > 0
C. tanα = 0
D. tanα = 1
Câu 3. Cho đường thẳng d: y = ax + b (a≠0). Hệ số góc của đường thẳng d là:
A. -a
B. a
C.
D. b
Câu 4. Cho đường thẳng d: y = ax + b (a > 0). Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d.
Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. a = -tan
B. a = tan
C. a = tan(180 - )
D. a = -tan(180 - )
Câu 5. Đường thẳng y = (a – 1)x + 6 tạo với trục hoành một góc tù. Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. a > 0
B. a < 0
C. a < 1
D. a > 1
Câu 6. Đường thẳng y = (6− )x – 2m + 3 đi qua điểm A (−2; 4) có hệ số góc bằng bao nhiêu?
A. -13
B.
C. -
D. -
Câu 7. Cho đường thẳng d: y = (m + 2) x – 5 đi qua điểm A (−1; 2). Hệ số góc của đường thẳng d là?
A. 1
B. 11
C. −7
D. 7
Câu 8. Cho hai đường thẳng d: y = (2m − 3)x – 2 và d’: y = −x + m + 1 là đồ thị của hai hàm số bậc nhất. Với giá trị nào của m thì d // d’?
A. m = 1
B. m = −1
C. m =
D. m ≠
Câu 9. Tính góc tạo bởi tia Ox và đường thẳng y =√3x – 6
A. 45o
B. 30o
C. 60o
D. 90o
Câu 10. Đường thẳng y = 2(m + 1)x – 5m – 8 đi qua điểm A (3; −5) có hệ số góc bằng bao nhiêu?
A. −4
B. 4
C. 3
D. 2
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cho hai đường thẳng d: y = x + 3 và d’: y = −2x. Khi đó:
A. d // d’
B. d≡d’
C. d cắt d’
D. d⊥d’
Câu 2. Hai đường thẳng d: y = ax + b (a ≠0) và d’: y = a’x + b’ (a’≠0) có a≠a’. Khi đó:
A. d // d’
B. d ≡d’
C. d cắt d’
D. d⊥d’
Câu 3. Hai đường thẳng d: y = ax + b (a≠0) và d’: y = a’x + b’ (a’≠0) có a = a’ và b ≠b’. Khi đó:
A. d // d’
B. d ≡d’
C. d cắt d’
D. d ⊥d’
Câu 4. Cho hai đường thẳng y = 2x + 10 và y = (3 – m)x + 4. Biết rằng hai đường thẳng trên tạo với trục Ox các góc bằng nhau. Tìm m?
A. m = 0
B. m = 1
C. m = -1
D. m = 2
Câu 5. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Gọi α và β lần lượt là góc tạo bởi đường thẳng y = – 2x + 1 và y = – 5x + 2 với trục Ox. Khẳng định nào sau đây là đúng
A. 90° < β < α
B. 90° < α < β
C. α < β < 90°
D. β < α < 90°
Câu 6. Cho hai đường thẳng d: y = − x + 1 và d’: y = − x + 2. Khi đó:
A. d // d’
B. d≡d’
C. d cắt d’
D. d⊥d’
Câu 7. Cho đồ thị hàm số y = (100 – 2m)x + 30. Biết rằng đường thẳng trên tạo với trục Ox một góc nhọn. Tìm m?
A. m < 50
B. m = 50
C. m > 50
D. m < – 50
Câu 8. Tính góc tạo bởi tia Ox và đường thẳng
y = x−6
A. 45°
B. 30°
C. 60°
D. 90°
Câu 9. Cho đường thẳng d: y = mx + . Tính góc tạo bởi tia Ox và đường thẳng d biết d đi qua điểm A (3; 0)
A. 120o
B. 150o
C. 60o
D. 90o
Câu 10. Viết phương trình đường thẳng d biết d đi qua B (−1; 1) và tạo với trục Ox một góc bằng 450
A. y = x – 2
B. y = x + 2
C. y = −x – 2
D. y = x + 1
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Xác định đường thẳng d biết d đi qua A(1; 2) và có hệ số góc là 2.
Câu 2 (6 điểm). Tìm hệ số góc của đường thẳng d: y = (m – 5)x – m biết d cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3.
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Tìm giá trị của tham số để đường thẳng cắt đường thẳng tại một điểm nằm trên trục hoành.
Câu 2 (6 điểm). Tìm góc tạo bởi đường thẳng d: y = -x + 5 với trục Ox.
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Viết phương trình đường thẳng d biết d tạo với đường thẳng y = 2 (theo chiều dương) một góc bằng 1350 và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 4.
A. y = x – 4
B. y = −x – 4
C. y = x + 4
D. y = −x + 4
Câu 2. Viết phương trình đường thẳng d biết d vuông góc với đường thẳng y = 4x + 1 và cắt đường thẳng y = x – 1 tại điểm có tung độ bằng 3.
A. y = - x - 4
B. y = - x + 4
C. y = - x + 2
D. y = - x
Câu 3. Tìm hệ số góc của đường thẳng d biết d đi qua gốc tọa độ O
và điểm M (1; 3)
A. −2
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 4. Tìm hệ số góc của đường thẳng d biết d đi qua điểm A (1; 1) và điểm B(−1; 2)
A.−
B.
C. 1
D. 2
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Viết phương trình đường thẳng d song song với đường thẳng d’: y = 3x + 2 và đi qua A(1; 2).
Câu 2 (3 điểm). Cho đường thẳng d: y = ax + b. Xác định hệ số góc của d biết
a) d song song với đường thẳng d1: y = 4x – 1
b) d vuông góc với đường thẳng d2: y = -3x + 1
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cho đường thẳng d: y = (m + 2)x – 5 có hệ số góc là k = −4. Tìm m
A. m = −4
B. m = −6
C. m = −5
D. −3
Câu 2. Tìm hệ số góc của đường thẳng d: y = (3 – m)x + 2 biết nó vuông góc với đường thẳng d’: x – 2y – 6 = 0
A. −2
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 3. Viết phương trình đường thẳng d biết d có hệ số góc bằng 2 và đi qua điểm A (2; 1)
A. y = −2x + 3
B. y = 2x − 3
C. y = −2x – 3
D. y = 2x + 5
Câu 4. Cho tam giác ABC có đường thẳng
BC: y = − + 1 và A (1; 2).
Viết phương trình đường cao AH của tam giác ABC.
A. y = 3x −
B. y = 3x +
C. y = 3x + 2
D. Đáp án khác
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Cho hàm số (m là tham số) có đồ thị là đường thẳng (d).
Tìm m để (d) đi qua điểm .
Câu 3 (3 điểm). Viết phương trình đường thẳng đi qua B(5; 4) và tạo với trục Ox một góc bằng 45°