Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 chân trời Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 18 Động lượng và định luật bảo toàn động lượng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 18: ĐỘNG LƯỢNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Véc tơ động lượng là véc tơ
- A. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc.
- B. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ.
- C. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc.
- D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.
Câu 2: Khi một vật đang rơi (không chịu tác dụng của lực cản không khí) thì
- A. động lượng của vật không đổi.
- B. động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn.
- C. động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng.
- D. động lượng của vật thay đổi cả về hướng và độ lớn.
Câu 3: Trong các quá trình chuyển động sau đây, quá trình nào mà động lượng của vật không thay đổi?
- A. Vật chuyển động chạm vào vách và phản xạ lại.
- B. Vật được ném ngang.
- C. Vật đang rơi tự do.
- D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 4: Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi . Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 5: Biểu thức nào sau đây mô tả đúng mối quan hệ giữa động lượng và động năng của vật?
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 6: Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động với vận tốc lần lượt là và . Động lượng của hệ có giá trị
- A.
- B.
- C. 0
- D.
Câu 7: Trong trường hợp nào sau đây, hệ có thể được xem là hệ kín?
- A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.
- B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
- C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.
- D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.
Câu 8: Một vật khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với tốc độ 10 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật sau 14 chu kì kể từ lúc bắt đầu chuyển động bằng
- A. 20 kg.m/s.
- B. 0 kg.m/s.
- C. kg.m/s.
- D. kg.m/s.
Câu 9: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp và vuông góc nhau.
- A. 4,242 kg.m/s.
- B. 0 kg.m/s.
- C. 4 kg.m/s.
- D. 4,5 kg.m/s.
Câu 10: Một viên bi thép 0,1 kg rơi từ độ cao 5 m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng trong trường hợp: Khi chạm sàn bi bay ngược trở lại cùng vận tốc theo phương cũ.
- A. 2 kg.m/s
- B. 4 kg.m/s
- C. 6 kg.m/s
- D. 8 kg.m/s
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | B | D | B | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | D | C | A | A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: chuyển động bằng phản lực tuân theo
- A. định luật bảo toàn công.
- B. Định luật II Niu-tơn.
- C. định luật bảo toàn động lượng.
- D. định luật III Niu-tơn
Câu 2: Phát biểu nào sau đây SAI:
- A. Động lượng là một đại lượng vectơ.
- B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
- C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
- D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
Câu 3: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của động lượng?
- A. N.s.
- B. N.m.
- C. N.m/s.
- D. N/s.
Câu 4: Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi α là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là
- A. p = mg.sinα.t.
- B. p = mgt.
- C. p = mg.cosα.t.
- D. p = g.sinα.t.
Câu 5: Một vật 3 kg rơi tự do rơi xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là (lấy g = 9,8 m/s2).
- A. 60 kg.m/s.
- B. 61,5 kg.m/s.
- C. 57,5 kg.m/s.
- D. 58,8 kg.m/s.
Câu 6: Xe A có khối lượng 1000 kg, chuyển động với vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg, chuyển động với vận tốc 30 km/h. Động lượng của
- A. Xe A bằng động lượng xe B.
- B. Xe B gấp đôi động lượng xe A.
- C. Xe A lớn hơn động lượng xe B.
- D. Xe B lớn hơn động lượng xe B.
Câu 7: Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?
- A. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.
- B. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
- C. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
- D. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
Câu 8: Viên đạn khối lượng 20 g đang bay với vận tốc 600 m/s thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian 0,002 s. Sau khi xuyên qua cánh cửa vận tốc của đạn còn 300 m/s. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng:
- A. 3000 N.
- B. 900 N.
- C. 9000 N.
- D. 30000 N.
Câu 9: Khối lượng súng là 4 kg và của đạn là 50 g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800 m/s. Vận tốc giật lùi của súng là bao nhiêu nếu chọn chiều dương là chiều giật lùi của súng.
- A. 6 m/s.
- B. 7 m/s.
- C. 10 m/s.
- D. 12 m/s.
Câu 10: Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyển động với vận tốc 40 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
- A. 80 N.s.
- B. 8 N.s.
- C. 20 N.s.
- D. 45 N.s.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | D | A | A | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | C | A | C | C |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì ?
Câu 2 (6 điểm). Một viên đạn bay theo phương thẳng đứng găm vào một khối gỗ nặng 1,40 kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang. Biết viên đạn có khối lượng 25,0 g và tốc độ 230 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Tìm độ cao n cực đại của khối gỗ sau va chạm so với mặt phẳng ngang. Bỏ qua lực cản không khí.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì ampe kế có thể bị chập cháy. | 4 điểm |
Câu 2 (6 điểm) | Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: Bảo toàn cơ năng: Thế các giá trị vào ta được: hmax = 0,8 m | 2 điểm 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Hai vật có khối lượng m1 = 5 kg, m2 = 10 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 4 m/s và v2 = 2 m/s. Tìm tổng động lượng (phương, chiều và độ lớn) của hệ trong các trường hợp:
- a. v1→ và v2→ cùng hướng.
- b. v1→ và v2→ cùng hướng, ngược chiều.
- c. v1→ và v2→ vuông góc nhau.
Câu 2 (4 điểm). Trong một thử nghiệm va chạm cụ thể, một ô tô có khối lượng 1500 kg va chạm với một bức tường thể hiện trong hình vẽ. Vận tốc trước và ngay sau va chạm tương ứng của ô tô là 15 m/s và 2,6 m/s. Biết va chạm kéo dài trong 0,150 s, tìm lực trung bình do tường tác dụng lên ô tô.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | a. Động lượng của hệ: p→ = p1→ + p2→ Độ lớn: p = p1 + p2 = m1 v1 + m2 v2 = 5.4 + 10.2 = 40 kg.m/s. b. Động lượng của hệ: p→ = p1→ + p2→ Độ lớn: p = p1 - p2 = m1 v1 - m2 v2 = 0. c) Động lượng của hệ: p→ = p1→ + p2→ Độ lớn: = 28,284 kg.m/s. | 2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Độ biến thiên động lượng của ô tô: ð Lực trung bình mà tường tác dụng lên ô tô: | 2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyển động với vận tốc 40 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
- A. 80 N.s.
- B. 8 N.s.
- C. 20 N.s.
- D. 45 N.s.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.
- B. Vật rơi tự do không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.
- C. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác(Mặt Trời, các hành tinh...).
- D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.
Câu 3: Một đầu đạn khối lượng 10 g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng khối lượng 5 kg với vận tốc 600 m/s. Nếu bỏ qua khối lượng của vỏ đạn thì vận tốc giật của súng là
- A. 12 cm/s.
- B. 1,2 m/s.
- C.12 m/s.
- D. 1,2 cm/s.
Câu 4: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là?
- A. 30 kg.m/s.
- B. 3 kg.m/s.
- C. 0,3 kg.m/s.
- D. 0,03 kg.m/s.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Tại sao một người trượt tuyết có thể tăng tốc khi họ đẩy tay ra phía trước?
Câu 2 (3 điểm). Giải thích tại sao một vật có khối lượng nhỏ nhưng vận tốc lớn có thể có động lượng lớn hơn một vật có khối lượng lớn nhưng vận tốc thấp.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | D | B | C |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Họ tạo ra một lực đẩy, tăng cường động lượng và làm tăng tốc độ. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Vận tốc có ảnh hưởng lớn đến động lượng, nếu vận tốc lớn đủ, động lượng có thể lớn hơn dù khối lượng nhỏ. | 3 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.
- B. Vật rơi tự do không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.
- C. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác(Mặt Trời, các hành tinh...).
- D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.
Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến định luật bảo toàn động lượng?
- A. Vận động viên dậm đà để nhảy.
- B. Người nhảy từ thuyền lên bờ làm cho thuyền chuyển động ngược lại.
- C. Xe ôtô xả khói ở ống thải khi chuyển động.
- D. Chuyển động của tên lửa.
Câu 3: Một viên bi thép 0,1 kg rơi từ độ cao 5 m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng trong trường hợp: Sau khi chạm sàn bi nằm yên trên sàn.
- A. 1 kg.m/s.
- B. 2 kg.m/s.
- C. 4 kg.m/s.
- D. 5 kg.m/s.
Câu 4: Một vật khối lượng m = 500 g chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ Ox với vận tốc 43,2 km/h. Động lượng của vật có giá trị là
- A. - 6 kg.m/s.
- B. - 3 kg.m/s.
- C. 6 kg.m/s.
- D. 3 kg.m/s.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Tại sao một đồng hồ cơ đeo tay ngừng chạy khi tháo nó ra khỏi cổ tay và để nó yên?
Câu 2 (3 điểm). Giải thích tại sao một con lăn lăn xuống dốc có thể đi được một quãng đường dài hơn so với con lăn xuống đồng bằng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | A | A | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Đồng hồ ngừng chạy vì động lượng của nó giảm khi không còn được đưa ra năng lượng bởi chuyển động của cổ tay. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Vận tốc có ảnh hưởng lớn đến động lượng, nếu vận tốc lớn đủ, động lượng có thể lớn hơn dù khối lượng nhỏ. | 3 điểm |
=> Giáo án vật lí 10 chân trời bài 18. Động lượng và Định luật bảo toàn động lượng (3 tiết)