Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 chân trời Bài 3: Đơn vị và sai số trong vật lí

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 3: Đơn vị và sai số trong vật lí. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: ĐƠN VỊ VÀ SAI SỐ TRONG VẬT LÍ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn phát biểu sai? Sai số dụng cụ  có thể

  • A. loại trừ khi đo bằng cách hiệu chỉnh khi đo.
  • B. lấy nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
  • C. Lấy bằng một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
  • D. được tính theo công thức do nhà sản xuất quy định

Câu 2: Đơn vị nào sau đây không thuộc thứ nguyên L [Chiều dài]?

  • A. Dặm
  • B. Hải lí
  • C. Năm.
  • D. Năm ánh sáng

Câu 3: Dùng một thước chia độ đến milimét để đo khoảng cách l giữa hai điểm A, B và có kết quả đo là 600 mm. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Cách ghi nào sau đây không đúng với số chữ số có nghĩa của phép đo? 

  • A. l = 0,6 ± 0,001 m.
  • B. l = 6,00 ± 0,01 dm.
  • C. l = (60 ± 0,1) cm.
  • D. l = (600 ± 1) mm.

Câu 4: Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:

 - Các số hạng trong phép cộng (hoặc trừ) phải có cùng (1) … và nên chuyển về cùng (2) ….

 - (3) … của một biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên.

  • A. (1) đơn vị; (2) thứ nguyên; (3) Đại lượng.
  • B. (1) thứ nguyên; (2) đơn vị; (3) Hai vế.
  • C. (1) thứ nguyên; (2) đại lượng; (3) Hai vế.
  • D. (1) đơn vị; (2) đại lượng; (3) Hai vế.

Câu 5: Dùng một thước có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị là 1,345 m. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết là

  • A. d = (1,345 ± 0,001) md = (1,345 ± 0,001) m
  • B. d = (1345 ± 2) mmd = (1345 ± 2) mm
  • C. d = (1345 ± 3) mmd = (1345 ± 3) mm
  • D. d = (1,345 ± 0,0005) m

Câu 6: Dùng thước thẳng có giới hạn đo là 15cm và độ chia nhỏ nhất là 0,5cm để đo chiều dài chiếc bút máy. Nếu chiếc bút có độ dài cỡ 15cm thì phép đo này có sai số tuyệt đối và sai số tỷ đối là

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 7: Giá trị nào sau đây có 2 chữ số có nghĩa (CSCN)?

  • A. 210 m.
  • B. 201 m.
  • C. 0,02 m.
  • D. 20 m.

Câu 8: Khi đo gia tốc rơi tự do, một học sinh tính được  = 9,786 (m/s2) và Δg = 0,0259 (m/s2). Sai số tỉ đối của phép đo là:

  • A. 0.265%
  • B. 2%
  • C. 2,65%
  • D. 0,59%

Câu 9: Một học sinh tiến hành thí nghiệm thực hành đo gia tốc rơi tự do thu được bảng số liệu như sau:

Bỏ qua sai số hệ thống. Gia tốc rơi tự do học sinh đó đo được có giá trị là:

  • A. g = (9,893,82) m/s2
  • B. g = (9,890,82) m/s2
  • C. g = (10,9892,82) m/s2
  • D. g = (11,25,29) m/s2

Câu 10: Số avogadro có giá trị: NA = 6,022 13670. 1023 mol -1. Số (0) ở cuối có thể tăng hoặc giảm trong khoảng 4 đơn vị. Sai số tuyệt đối của hằng số này có giá trị nào?

  • A. 4.1015 mol−1
  • B. ± 4 mol−1
  • C. 4.1023 mol−1
  • D. giá trị khác A, B, C.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánACABA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCAACA



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong một bài thực hành, gia tốc rơi tự do được tính theo công thức g = 2h/t2. Sai số tỉ đối của phép đo trên tính theo công thức nào?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

 

Câu 2: Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là:

  • A. Cân
  • B. Đồng hồ
  • C. Thước mét
  • D. Lực kế

 

Câu 3: Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp?

(1) Dùng thước đo chiều cao.

(2) Dùng cân đo cân nặng.

(3) Dùng cân và ca đong đo khối lượng riêng của nước.

(4) Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe.

  • A. (2), (3), (4).
  • B. (1), (2), (4).
  • C. (1), (2).
  • D. (2), (4).

 

Câu 4: Phép đo của một đại lượng vật lý

  • A. là phép so sánh nó với một đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị.
  • B. là những sai xót gặp phải khi đo một đại lượng vật lý
  • C. là sai số gặp phải khi dụng cụ đo một đại lương vật lý.
  • D. là những công cụ đo các đại lượng vật lý như thước, cân…vv.

 

Câu 5: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,0504. Số chữ số có nghĩa là:

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

 

Câu 6: Dùng một thước đo có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245m. Lấy sai số dụng cụ đo là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết:

  • A. d = (1245 ± 2) mm
  • B. d = (1,245 ± 0.001) mm
  • C. d = (1,245 ± 3) mm
  • D. d = (1,245 ± 0.0005) mm

Câu 7: Tính điện trở theo định luật Ôm ta có:R=UI

  • A. ΔR = ΔU + ΔI
  • B. ΔR = ΔU − ΔI
  • C.
  • D. một kết quả khác

 

Câu 8: Một học sinh đo độ tăng nhiệt độ của bình nước làm thí nghiệm bằng nhiệt kế chia độ tới 0,10C. Các nhiệt độ đọc được là: t1 = 26,50C; t2 = 31,20C. Độ tăng nhiệt độ có sai số kèm theo là bao nhiêu?

  • A. (4,70 ± 0,05)0C
  • B. (4,7 ± 0,1)0C
  • C. (4,7 ± 0,2)0C
  • D. một kết quả khác

Câu 9: Để xác định tốc độ của một vật chuyển động đều, một người đã đo quãng đường vật đi được bằng (16,0 ± 0,4) m trong khoảng thời gian là (4,0 ± 0,2)s. Tốc độ của vật là:

  • A. (4,0 ± 0,6) m/s
  • B. (4,0 ± 0,3) m/s
  • C. (4,0 ± 0,2) m/s
  • D. (4,0 ± 0,1) m/s

Câu 10: Thả rơi tự do một vật từ đỉnh tháp thì thời gian vật chạm đất được xác định bằng (2,0 ± 0,1) s. Nếu lấy gia tốc trọng trường tại nơi thả vật chính xác bằng 10 m/s2 thì chiều cao của tháp là

  • A. (20 ± 0,1) m
  • B. (20 ± 0,5) m
  • C. (20 ± 1) m
  • D. (20 ± 2) m

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBDCAB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBDBBD



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Tại sao sai số đo lường không thể tránh khỏi?

Câu 2 (6 điểm). Số avogadro có giá trị: NA = 6,02213670. 1023 mol -1. Số (0) ở cuối có thể tăng hoặc giảm trong khoảng 4 đơn vị. Sai số tuyệt đối của hằng số này có giá trị nào?

 GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Sai số xuất hiện do giới hạn của thiết bị đo và sự không hoàn hảo trong quá trình đo lường.4 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Theo đề bài ra: Số (0) ở cuối có thể tăng hoặc giảm trong khoảng 4 đơn vị.

=> NA có thể đạt giá trị lớn nhất là:

NA = 6,02213674 . 1023 mol -1

Vậy: ΔNA = 0,00000004 . 1023 = 4.1015 mol−1

2 điểm

2 điểm

2 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Một học sinh đo độ tăng nhiệt độ của bình nước làm thí nghiệm bằng nhiệt kế chia độ tới 0,10C. Các nhiệt độ đọc được là: t1 = 26,50C; t2 = 31,20C. Độ tăng nhiệt độ có sai số kèm theo là bao nhiêu?

Câu 2 (4 điểm). Tại sao đơn vị là một phần quan trọng trong ghi chú kết quả thí nghiệm?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Ta có, độ tăng nhiệt độ:

t = t2 − t1 ⇒

= 31,2 − 26,5 = 4,7

Theo công thức về sai số thì sai số tuyệt đối của Δt là: (Δt2 + Δt1)

Mặt khác, đề bài cho bình nước làm thí nghiệm bằng nhiệt kế chia độ tới 0,10C

sai số tuyệt đối của Δt2 = Δt1 = 0,1 = 0,050C

sai số tuyệt đối của Δt = (Δt2 + Δt1) = 0,10C

Kết quả: Δt = (4,7 ± 0,1)0C

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ghi chú đơn vị giúp người đọc hiểu rõ hơn về kết quả đo lường và cách nó được thực hiện.4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một bánh xe có bán kính là R = 10,0 ± 0,5 cm. Sai số tương đối của chu vi bánh xe là

  • A. 25%
  • B. 10%
  • C. 5%
  • D. 0,05%

 

Câu 2: Cạnh của một hình lập phương đo được là a = (2,00 ± 0,01) cm. Thể tích và diện tích bề mặt của nó bằng

  • A. (8,00 ± 0,12) cm3, (24,0 ± 0,24) cm2
  • B. (8,00 ± 0,01) cm3, (24,0 ± 0,1) cm2
  • C. (8,00 ± 0,04) cm3, (24,0 ± 0,06) cm2
  • D. (8,00 ± 0,0) cm3, (24,0 ± 0,02) cm2

 

Câu 3: Một vật chuyển động đều với quãng đường vật đi được d = (13,8 ± 0,2) m trong khoảng thời gian t = (4,0 ± 0,3) s . Phép đo vận tốc có sai số tỉ đối gần đúng bằng

  • A. 2%
  • B.  3%
  • C.  6%
  • D.  9%

 

Câu 4: Thể tích của hai vật đo được bằng V1 = (1,02 ± 0,02) cm3 và V2 = (6,4 ± 0,01) cm3. Tổng thể tích của hai vật trên sẽ có giá trị bằng

  • A. (17,60 ± 0,03) cm3
  • B. (16,60 ± 0,03) cm3
  • C. (16,60 ± 0,01) cm3
  • D. (17,60 ± 0,01) cm3

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Phép đo trực tiếp là gì?

Câu 2 (3 điểm). Cách ghi kết quả đo của một đại lượng vật lí là?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCADB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Phép đo trực tiếp là phép đo mà giá trị của đại lượng cần đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo; phép so sánh đại lượng vật lí cần đo với đại lượng cùng loại trực tiếp thông qua dụng cụ đo.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Khi tiến hành đo đạc giá trị x của một đại lượng vật lí thường được ghi dưới dạng:  trong đó Δx là sai số tuyệt đối của phép đo,  là giá trị trung bình của đại lượng cần đo khi tiến hành phép đo nhiều lần.3 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đường kính của một quả bóng bằng (5,2 ± 0,2) cm. Sai số tỉ đối của phép đo thể tích quả bóng gần bằng giá trị nào sau đây

  • A. 11%
  • B. 4%
  • C. 7%
  • D. 9%

Câu 2: Khối lượng và mật độ khối lượng của một vật rắn hình cầu đã đo được là (12,4 ± 0,1) kg và (4,6 ± 0,2) kg/m3. Thể tích của hình cầu là

  • A. (2,69 ± 0,14) m3
  • B. (2,69 ± 0,21) m3
  • C. (2,48 ± 0,14) m3
  • D. (2,48 ± 0,21) m3

Câu 3: Sai số tỉ đối của một tích hay một thương thì bằng

  • A. hiệu các sai số tỉ đối của các thừa số.
  • B. sai số tỉ đối của  thừa số có giá trị lớn nhất.
  • C. tổng các sai số tỉ đối của các thừa số.
  • D. sai số tỉ đối của thừa số có giá trị bé nhất.

 

Câu 4: Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp

  • A. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng sai số tuyệt đối của số hạng có giá trị lớn nhất.
  • B. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng thương các sai số tuyệt đối của các số hạng.  
  • C. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng tích các sai số tuyệt đối của các số hạng.
  • D. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.     

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Thứ nguyên của một đại lượng là gì?

Câu 2 (3 điểm). Giải thích tại sao cần có đơn vị trong đo lường  

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánAACD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Thứ nguyên của một đại lượng là: quy luật nêu lên sự phụ thuộc của đơn vị đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản. Hoặc ta có thể hiểu thứ nguyên là công thức xác định sự phụ thuộc của đơn vị một đại lượng nào đó vào các đơn vị cơ bản.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Đơn vị làm cho kết quả đo lường trở nên rõ ràng và có thể so sánh được giữa các đo lường khác nhau.3 điểm

=> Giáo án vật lí 10 chân trời bài 3: Đơn vị và sai số trong vật lí (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay