Giáo án vật lí 10 chân trời bài 18. Động lượng và Định luật bảo toàn động lượng (3 tiết)

Giáo án bài 18. Động lượng và Định luật bảo toàn động lượng (3 tiết) sách vật lí 10 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của vật lí 10 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 7. ĐỘNG LƯỢNG

BÀI 18. ĐỘNG LƯỢNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG (3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:
  • HS biết về động lượng.
  • HS biết đến hệ kín.
  • HS phát biểu được định luật bảo toàn động lượng.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu thảo luận.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi tiến hành hoạt động thí nghiệm.

- Năng lực môn vật lí:

  • Năng lực nhận thức vật lí:

+ Nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa động lượng từ tình huống thực tế.

+ Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Thực hiện thí nghiệm và thảo luận, phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng trong một số trường hợp đơn giản.
  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực tòm tòi, sáng tạo, có ý thức vượt khó để đạt kết quả tốt trong học tập thông qua việc đọc SGK, tương tác với GV và trả lời các câu hỏi thảo luận.

- Trung thực: Tự giác thực hiện đúng các yêu cầu trong quá trình thực hiện thí nghiệm và xử lí số liệu trung thực, chính xác.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • Sách giáo khoa
  • Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, đặt câu hỏi rồi yêu cầu HS suy nghĩ, đưa ra ý kiến của cá nhân.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh rồi đặt câu hỏi: Theo em, yếu tố nào quyết định sự chuyển động của các mảnh vỡ sau khi pháo hoa nổ hay yếu tố nào làm cho viên đạn thể thao đường kính 9mm gây ra sự tàn phá mạnh khi bắn vào quả táo?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV mời 1-2 bạn HS trả lời cho câu hỏi.

TL: Theo em thì không xác định được yếu tố nào quyết định sự chuyển động của các mảnh vỡ sau khi pháo hoa nổ hay yếu tố nào làm cho viên đạn thể thao đường kính 9 mm gây ra sự tàn phá mạnh khi bắn vào quả táo.

Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV tiếp nhận câu trả lời.

- GV dẫn dắt vào bài: Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp mà quá trình tương tác giữa các hệ vật, ta không thể xác định được lực tương tác. Do đó, ta không thể sử dụng trực tiếp định luật II Newton để khảo sát. Nhưng ta biết chắc đã có sự truyền chuyển động giữa các vật. Vậy đại lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động này là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài ngày hôm nay bài 18. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Động lượng

  1. Mục tiêu:

- HS thực hiện thí nghiệm về tình huống trong thực tiễn liên quan đến chuyển động của vật.

- Nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa động lượng từ tình huống thực tế.

  1. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc SGK, tiến hành làm thí nghiệm và thảo luận, trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS thực hiện thí nghiệm thành công và phát biểu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa động lượng.
  3. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Thực hiện thí nghiệm về động lượng

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV cho HS đọc thí nghiệm trong SGK rồi trả lời câu Thảo luận 1: Từ thí nghiệm trong hình 18.2: Dự đoán độ dịch chuyển của khúc gỗ trong các trường hợp và cho biết độ dịch chuyển đó phụ thuộc vào những yếu tố nào của viên bi. Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.

- GV chuẩn bị sẵn 4 bộ dụng cụ, mỗi bộ dụng cụ gồm:

+ 2 viên bi nhỏ có hình dạng, kích thước giống nhau nhưng khác khối lượng. (Một viên bi bằng sắt, một viên bi bằng thủy tinh)

+ Một mặt phẳng nghiêng, nhẵn.

+ Một khúc gỗ nhỏ.

- Sau đó, GV yêu cầu HS dựa vào SGK để tiến hành làm thí nghiệm.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi.

- HS tiến hành làm thí nghiệm theo yêu cầu của GV.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện 2 nhóm HS đứng dậy trình bày câu trả lời

- HS ở nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu khái niệm động lượng

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào câu Thảo luận 1, GV đặt câu hỏi:

+ Theo em, tại sao khúc gỗ lại dịch chuyển được?

- GV đưa ra khái niệm, công thức tính và đơn vị của động lượng cho HS ghi chép vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

- GV cho HS quan sát hình ảnh thể hiện mối liên hệ giữa vectơ động lượng và vận tốc của một vật, yêu cầu HS nhận xét về hướng của vectơ động lượng và vectơ vận tốc. Sau đó trả lời câu Thảo luận 2: Cho ví dụ để giải thích tại sao động lượng của một vật lại phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

GV đưa ra gợi ý giải thích tại sao động lượng của một vật lại phụ thuộc vào hệ quy chiếu: Động lượng được tính bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật. Khối lượng của vật không phụ thuộc vào hệ quy chiếu, trong khi đó vận tốc của vật là một đại lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Vì vậy động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

 

 

- GV đưa ra lưu ý.

 

 

- GV tiếp tục cho HS trả lời câu Luyện tập: Trong một trận bóng đá, cầu thủ A có khối lượng 78kg chạy dẫn bóng với tốc độ 8,5m/s. Trong khi đó, cầu thủ B có khối lượng 72 kg (ở đội đối phương) cũng chạy đến tranh bóng với tốc độ 9,2 m/s theo hướng ngược hướng của cầu thủ A (Hình 18.4).
a, Hãy xác định hướng và độ lớn của vectơ động lượng của từng cầu thủ.

b, Hãy xác định vectơ tổng động lượng của 2 cầu thủ .

+ GV gợi ý câu b: HS cần chọn chiều dương cho hệ chuyển động gồm 2 cầu thủ.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý nghe giảng kết hợp với đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 bạn trả lời cho mỗi câu hỏi đưa ra, riêng câu Luyện tập 4 thì lên bảng trình bày lời giải.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Thí nghiệm

Trả lời:

*Thảo luận 1:

Khi thả 2 viên bi từ cùng một độ cao, viên bi có khối lượng lớn hơn sẽ tác dụng lực lớn hơn lên khối gỗ làm cho khối gỗ bị đẩy đi xa hơn. Tương tự khi xét cùng một viên bi, lực của viên bi tác dụng lên khối gỗ sẽ lớn hơn (khối gỗ sẽ bị đẩy đi xa hơn) khi viên bi được thả ở chỗ cao hơn.

Như vậy độ dịch chuyển của khúc gỗ phụ thuộc vào khối lượng viên bi và vị trí thả viên bi.

- HS các nhóm tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng cho câu trả lời cho câu Thảo luận 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khái niệm động lượng

Trả lời:

Khúc gỗ dịch chuyển được là do viên bi truyền chuyển động cho.

Khái niệm:

Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật này lên vật khác thông qua tương tác giữa chúng được gọi là động lượng.

Công thức tính:

 (18.1)

Trong đó:

m: khối lượng của vật (kg)

   là vận tốc của vật (m/s)

=> là động lượng của vật (kg.m/s)

Trả lời:

Vectơ động lượng và vectơ vận tốc có cùng hướng với nhau.

*Thảo luận 2:

Ví dụ: Xét bạn Nhật đang ngồi trên xe ô tô chuyển động thẳng với tốc độ v:

+ Đối với hệ quy chiếu gắn với đất (người quan sát đứng trên vỉa hè), Nhật đang chuyển động với tốc độ v và do đó, động lượng của Nhật trong hệ quy chiếu này có độ lớn là m.v.

+ Trong khi đó, đối với hệ quy chiếu gắn với một người quan sát khác đang ngồi chung xe ô tô với Nhật thì Nhật đang đứng yên và do đó động lượng của Nhật trong hệ quy chiếu này có độ lớn bằng 0.

Lưu ý:

- Động lượng là một đại lượng vectơ có hướng cùng với hướng của vận tốc.

- Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

- Vectơ động lượng của nhiều vật bằng tổng các vectơ động lượng của các vật đó.

*Luyện tập:

a. Cầu thủ A có vectơ động lượng hướng từ trái qua phải và có độ lớn bằng:

                = 663 (kg.m/s)

Cầu thủ B có vectơ động lượng hướng từ phải qua trái và có độ lớn bằng:

                = 754,4 (kg.m/s)

b. Vectơ tổng động lượng của cả hai cầu thủ là:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của cầu thủ A, động lượng của hệ 2 cầu thủ này là:

= 663 - 754,4

                       = -91,4 (kg.m/s)

Vậy vec tơ tổng động lượng của 2 cầu thủ có hướng ngược với chiều dương quy ước và có độ lớn bằng 91,4 (kg.m/s)

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Giáo án vật lí 10 chân trời bài 1: Làm quen với vật lí (2 tiết)
Giáo án vật lí 10 chân trời bài 9: Chuyển động ném (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: BA ĐỊNH LUẬT NEWWTON. MỘT SỐ LỰC TRONG THỰC TIỄN

Giáo án vật lí 10 chân trời bài 13: Tổng hợp lực. Phân tích lực (2 tiết)
Giáo án vật lí 10 chân trời bài 14: Moment lực. Điều kiện cân bằng của vật (4 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: NĂNG LƯỢNG

Giáo án vật lí 10 chân trời bài 15: Năng lượng và công (4 tiết)
Giáo án vật lí 10 chân trời bài 16: Công suất – Hiệu suất (2 tiết)
Giáo án vật lí 10 chân trời bài 17. Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng (4 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: ĐỘNG LƯỢNG

Giáo án vật lí 10 chân trời bài 18. Động lượng và Định luật bảo toàn động lượng (3 tiết)
Giáo án vật lí 10 chân trời bài 19: Các loại va chạm (3 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 8: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử vật lí 10 chân trời bài 9: Chuyển động ném

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: BA ĐỊNH LUẬT NEWWTON. MỘT SỐ LỰC TRONG THỰC TIỄN

Giáo án điện tử vật lí 10 chân trời bài 12: Chuyển động của vật trong chất lưu

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: MOMENT LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG

Giáo án điện tử vật lí 10 chân trời bài 19: Các loại va chạm

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 8: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay