Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối (đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Đâu không phải vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi?
A. Tiêu diệt, ngăn ngừa sự lây lan của mần bệnh và sự tiếp xúc của mầm bệnh với vật nuôi.
B. Hạn chế được ảnh hưởng xấy của bệnh tới vật nuôi.
C. Giúp vật nuôi khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt.
D. Các vi khuẩn, virus nhờn thuốc, các loại vaccine phòng bệnh không còn hiệu quả.
Câu 2: Quan sát các triệu chứng của vật nuôi trong hình dưới đây và hãy cho biết bệnh mà vật nuôi đang mắc phải.
A. Dịch tả lợn cổ điển.
B. Bệnh tai xanh.
C. Bệnh tụ huyết trùng lợn.
D. Bệnh lở mồm long móng.
Câu 3: Nguyên nhân gây bệnh gà rù là gì?
A. Vi khuẩn gây bệnh.
B. Virus gây bệnh.
C. Hóa chất độc hại.
D. Thức ăn chứa nhiều chì.
Câu 4: Phát biểu nào không đúng về biện pháp phòng, trị bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò?
A. Kiểm dịch biên giới.
B. Khai báo đầy đủ khi có dịch hay nghi có dịch.
C. Thực hiện vệ sinh tiêu đọc chuồng trại đúng quy trình.
D. Sử dụng thuốc đông y để chữa trị cho các cá thể nhiễm bệnh.
Câu 5: Vị trí của chuồng nuôi không nên
A. để gần khu dân cư.
B. để xa khu dân cư.
C. đặt theo hướng đông – nam.
D. cách biệt hẳn với nhà ở.
Câu 6: Cho các nhận định sau:
(1) Hằng ngày nên quát dọn sạch sẽ chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thai.
(2) Vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.
(3) Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi.
(4) Thải trực tiếp phân và nước thải xuống kênh, mương.
(5) Thường xuyên thu gom chất thải đưa đi xử lí.
Số nhận định đúng để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và vệ sinh môi trường là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 7: Đối với chăm sóc gà đẻ trứng, ta cần lưu ý
A. duy trì nhiệt độ trong chuồng từ 18-25oC, độ ẩm 65-80%.
B. duy trì nhiệt độ trong chuồng từ 18-25oC, độ ẩm 20-25%.
C. duy trì nhiệt độ trong chuồng từ 30-45oC, độ ẩm 65-80%.
D. duy trì nhiệt độ trong chuồng từ 30-45oC, độ ẩm 20-25%.
Câu 8: Có thể chống nóng cho bò sữa bằng cách
A. cho thêm đá nước vào thức ăn cho bò.
B. cho bò uống thật nhiều nước.
C. thiết kế xây dựng chuồng trại hợp lí.
D. chăn thả bò ngoài trời.
Câu 9: Đối với lợn nuôi thịt, lượng thức ăn mỗi ngày của cá thể nặng 50 kg là
A. 1 kg.
B. 2 kg.
C. 3 kg.
D. 4 kg.
Câu 10: Cần làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) cho trâu bò để
A. bổ sung chất béo.
B. bổ sung chất đạm.
C. bổ sung hệ lợi khuẩn đường ruột.
D. bổ sung muối khoáng.
Câu 11: Theo tiêu chuẩn VietGAP, chuồng trại phải được thiết kế phù hợp với
A. mục đích sản xuất, cơ chế vận hành nhà máy, khả năng tài chính.
B. từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi và mục đích sản xuất.
C. đối tượng vật nuôi, quy mô sản xuất và tình trạng của thị trường.
D. nhu cầu thị trường, ý kiến phản hồi của các khách hàng.
Câu 12: Các quy định về lựa chọn địa điểm chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP có tác dụng gì?
A. Giúp các trang trại có thể thoái mải làm tất cả những gì mình muốn mà không phải quan tâm tới ai.
B. Giúp các trang trại tạo dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng dân cư và các quan chức địa phương.
C. Giúp các trang trại dễ kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo về an toàn sinh học và tôn trọng cộng đồng.
D. Giúp trang trại dễ dàng mở rộng quy mô, phát triển ngành chăn nuôi.
Câu 13: Theo tiêu chuẩn VietGAP, quản lí dịch bệnh được thực hiện như thế nào?
A. Lập kế hoạch phòng trừ, trị dịch bệnh cho vật nuôi.
B. Ăn hoàn toàn thức ăn công nghiệp để tránh lây dịch bệnh.
C. Chỉ tiêm vaccine cho vật nuôi khi còn nhỏ.
D. Sử dụng thuốc đông y cho vật nuôi khi mắc bệnh dịch.
Câu 14: Chăn nuôi công nghệ cao là mô hình chăn nuôi
A. kết hợp công nghệ sinh học để nâng cao hiệu quả chăn nuôi và giảm thiểu tác động môi trường.
B. sử dụng thức ăn công nghệ cao để nâng cao hiệu quả năng suất chăn nuôi.
C. kết hợp nhiều công nghệ hiện đại nằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và giảm thiểu tác động môi trường.
D. sử dụng các chất kích thích để nâng cao hiệu quả chăn nuôi và giảm thiểu tác động môi trường.
Câu 15: Đâu không phải ứng dụng của chăn nuôi công nghệ cao?
A. Mô hình nuôi lợn gắn chip điện tử.
B. Sử đụng robot trong chăn nuôi bò.
C. Mô hình vườn - ao - chuồng.
D. Mô hình nuôi gà đẻ trứng tự động.
Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về mô hình chăn nuôi lợn gắn chip?
A. Con chip có khả năng ghi nhận các thông tin cơ bản của lợn ) khối lượng, nhiệt độ cơ thể, thời gian mang thai, tình trạng sức khỏe,..).
B. Các thông tin từ con chip sẽ chuyển về trung tâm dữ liệu và được phân tích.
C. Các cá thể mang chip không được tắm rửa, chip gặp nước sẽ bị hỏng.
D. Thông tin từ con chip giúp đưa ra các quyết định về lượng thức ăn, tự động báo cáo về tình trạng sức khỏe của lợn.
Câu 17: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết công nghệ nào được sử dụng tỏng chăn nuôi công nghệ cao?
A. Hệ thông lọc trứng con cái, trứng con đực.
B. Hệ thông thu gom trứng tự động.
C. Hệ thống phân loại dựa trên màu sắc trứng.
D. Hệ thống phân loại dựa trên tỉ lệ lòng đỏ trứng.
Câu 18: Tại sao trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi người ta thường dùng nhiệt độ thấp?
A. Ức chế hoạt động sống của vi sinh vật và làm chậm các phản ứng hóa sinh trong sản phẩm.
B. Ức chế hoạt động sống của vi sinh vật.
C. Làm chậm các phản ứng hóa sinh trong sản phẩm.
D. Làm sản phẩm chăn nuôi ngon hơn bảo quản thường.
Câu 19: Sản phẩm được bảo quản bằng phương pháp HPP có ưu điểm gì?
A. An toàn và giữ được hương vị tươi ngon. Thời gian bảo quản đến 1 năm.
B. An toàn và giữ được hương vị tươi ngon. Thời gian bảo quản đến 120 ngày.
C. Chi phí thấp và giữ được độ đàn hồi, hình dạng. Thời gian bảo quan đến 1 năm.
D. Chi phí thấp và giữ được độ đàn hồi, hình dạng. Thời gian bảo quan đến 120 ngày.
Câu 20: Đóng gói với bao bì chuyên dụng là yêu cầu bảo quản đối với loại sản phẩm
A. thịt mát.
B. thịt tái.
C. sữa tươi nguyên liệu.
D. sữa tươi thanh trùng.
Câu 21: Cho các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng sau
(1) Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
(2) Nâng nhiệt độ của sữa lên 125 đến 140 độ C, thời gian từ 3 đế 20 giây.
(3) Tiến hành sơ chế, tiêu chuẩn hóa.
(4) Hạ nhiệt độ của sữa xuống 15 đến 20 độ C và tiến hành đóng gói.
Theo quy trình các bước được sắp xếp lần lượt là
A. (4), (2), (1), (3).
B. (3), (2), (4), (1).
C. (3), (4), (2), (1).
D. (1) ,(2), (4), (3).
Câu 22: Nhiệt độ kho để bảo quản thịt mát là bao nhiêu?
A. -5 – 0°C.
B. 0 – 4°C.
C. 4 – 10°C.
D. 10 – 15°C.
Câu 23: Câu nào sau đây không đúng?
A. Chăn nuôi tạo ra 65% tổng lượng N2O do hoạt động con người tạo nên.
B. Chăn nuôi tạo ra 37% tổng lượng CH4 do hoạt động con người tạo nên.
C. Chăn nuôi tạo ra 64% tổng lượng CH3 do hoạt động con người tạo nên.
D. Chăn nuôi tạo ra 45% tổng lượng CO2 do hoạt động con người tạo nên.
Câu 24: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cần phải kiểm soát tốt ba loại chất thải, đó là
A. chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí.
B. chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải độc.
C. chất thải khí, chất thải độc, chất thải hoá học.
D. chất thải hoá học, chất thải vật lí, chất thải sinh học.
Câu 24: Ý nào sao đây không đúng khi nói đến tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?
A. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh
B. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi ngăn chặn gây ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm đất và không khí.
C. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi giúp vật nuôi sinh trưởng nhanh hơn.
D. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi làm giảm các chi phí phòng, trị bệnh.
Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?
A. Lượng thức ăn thừa, xác vật nuôi, vật dụng chăm sóc,... là một yếu tố làm tăng lượng chất thải.
B. Người ta ước tính rằng chỉ có khoảng 90% lượng chất thải chăn nuôi được xử lí, phần còn lại được thải trực tiếp ra môi trường.
C. Chăn nuôi là nguồn phát sinh chất thải rất lớn.
D. Khối lượng chất thải của lợn nuôi ở trang trại thải vào môi trường ở Việt Nam năm 2017 là 1.606 triệu tấn.
Câu 26: Đây là mô hình biogas trong chăn nuôi:
Số (4) là gì?
A. Hầm biogas.
B. Bể chứa bùn.
C. Biogas.
D. Các bể sinh học tuỳ hệ thống: bể lắng, bể hiếu khí, hồ sinh học.
Câu 27: Nhiệt độ của phương pháp ủ hỗn hợp là bao nhiêu?
A. 100°C.
B. 65 – 70°C.
C. 53°C.
D. 40,5°C.
Câu 28: Ủ phân compost là
A. quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi thành phân bón hữu cơ sử dụng trong trồng trọt.
B. quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi thành phân bón vô cơ sử dụng trong trồng trọt.
C. quá trình chuyển đổi các chất thải vô cơ trong chăn nuôi thành phân bón hữu cơ sử dụng trong trồng trọt.
D. quá trình chuyển đổi các chất thải vô cơ trong chăn nuôi thành phân bón vô cơ sử dụng trong trồng trọt.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: Công nghệ sinh học đã được ứng dụng như thế nào trong phòng, trị bệnh vật nuôi? Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi là gì?
Câu 2: Nêu vai trò của công nghệ sinh học trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường chăn nuôi. Nêu một số ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn bổ sung nhằm bảo vệ môi trường chăn nuôi.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Phòng, trị bệnh cho vật nuôi | Bài 11. Vai trò của phòng, trị | 1 | 1 | 0,25 | ||||||||
Bài 12. Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị | 1 | 1 | 0,25 | |||||||||
Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị | 1 | 1 | 0,25 | |||||||||
Bài 14. Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị | 1 | 1 | 0,25 | |||||||||
Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi | 1 | 1 | 1 | 1 | 2,25 | |||||||
Công nghệ chăn nuôi | Bài 16: Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi | 1 | 1 | 2 | 0,5 | |||||||
Bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi | 2 | 1 | 3 | 0,75 | ||||||||
Bài 18: Chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap | 1 | 2 | 3 | 0,75 | ||||||||
Bài 19: Chăn nuôi công nghệ cao | 2 | 2 | 4 | 1 | ||||||||
Bài 20: Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi | 3 | 2 | 5 | 1,25 | ||||||||
Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi | Bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
| 1 | 2 | 3 | 0,75 | |||||||
Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi | 1 | 2 | 1 | 3 | 1,75 | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 16 | 0 | 12 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 28 | 3 |
10 điểm (100%) | |
Điểm số | 4đ | 0đ | 3đ | 0đ | 0đ | 2đ | 0đ | 1đ | 7đ | 3đ | ||
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI | 1 | 5 | ||||
Bài 11. Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi | Nhận biết | - Trình bày được vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi - Nêu được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường | 1 | C1 | ||
Bài 12. Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị | Nhận biết | Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn | 1 | C2 | ||
Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị | Nhận biết | Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm | 1 | C3 | ||
Bài 14. Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị | Nhận biết | Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò | 1 | C4 | ||
Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi | Nhận biết
| Trình bày được ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi | 1 | C5 | ||
Vận dụng | Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi | 1 | C1 | |||
Công nghệ chăn nuôi | 17 | |||||
Bài 16: Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi | Nhận biết | Trình bày được những yêu cầu về chuồng nuôi của một số vật nuôi phổ biến. | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | Đề xuất được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. | 1 | C7 | |||
Bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi | Nhận biết | Mô tả được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loài vật nuôi phổ biến. | 2 | C8,C9 | ||
Thông hiểu | Đưa ra được một số công việc đơn giản trong quy trình kỹ thuật chăn nuôi. | 1 | C10 | |||
Bài 18: Chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap | Nhận biết | Trình bày được khái niệm chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP | 1 | C11 | ||
Thông hiểu | Phân tích được quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. | 2 | C12,13 | |||
Bài 19: Chăn nuôi công nghệ cao | Nhận biết
| Nêu được khái niệm chăn nuôi công nghệ cao. Trình bày được một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao. | 2 | C14,15 | ||
Thông hiểu | Nêu và phân tích được đặc điểm một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao. | 2 | C16,17 | |||
Bài 20: Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi | Nhận biết
| Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi | 3 | C18,19,20 | ||
Thông hiểu | Nêu và phân tích được quy trình chế biến một số sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp đơn giản | 2 | C21,22 | |||
Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi | 1 | 6 | ||||
Bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
| Nhận biết
| Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi | 1 | C23 | ||
Thông hiểu | Có ý thức bảo vệ môi trường vận dụng và thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương | 2 | C24,25 | |||
Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi | Nhận biết
| Mô tả được một số biện pháp phổ biến trong xử lý chất thải chăn nuôi Nêu được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi | 1 | C26 | ||
Thông hiểu | Tìm hiểu về nguồn phát sinh chất thải chăn nuôi và các biện pháp cơ bản trong xử lý chất thải; ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi | 2 | C27,28 | |||
Vận dụng cao | Vận dụng được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi | 1 | C2 |