Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối (đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp: ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất cho vật nuôi là

  • A. sử dụng vaccine.
  • B. cho con vật ăn càng nhiều càng tốt.
  • C. cho con vật vận động càng nhiều càng tốt.
  • D. cho con vật sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là vai trò chính của vệ sinh trong chăn nuôi?

  • A. Phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ sức khoẻ vật nuôi.
  • B. Nâng cao năng suất chăn nuôi.
  • C. Bảo vệ môi trường.
  • D. Tiết kiệm thức ăn chăn nuôi.

Câu 3: Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh cúm gia cầm?

  • A. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày.
  • B. Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng, quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi.
  • C. Qua thời gian ủ bệnh, từ 1 đến 3 ngày sau thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở.
  • D. Mào hết nước, thâm tím.

Câu 4: Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng trâu bò?

  • A. Thời gian ủ bệnh từ 10 đến 30 ngày.
  • B. Con vật mệt mỏi, khó thở, sốt cao 41 – 42 °C, đi lại khó khăn.
  • C. Niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm; chảy nước mắt, nước mũi.
  • D. Ban đầu bị táo bón, sau đó tiêu chảy phân lẫn máu và dịch nhầy.

Câu 5: Ngày nay, PCR được ứng dụng rộng rãi trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho vật nuôi, nhất là các bệnh do

  • A. kí sinh trùng.
  • B. virus và vi khuẩn.
  • C. con người.
  • D. sự nóng lên toàn cầu.

Câu 6: Nhược điểm của chuồng hở là 

  • A. khó kiểm soát khí hậu, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên.
  • B. yêu cầu hệ thống điện, nước hiện đại.
  • C. chi phí đầu tư lớn.
  • D. chỉ phù hợp với quy mô chăn nuôi công nghiệp.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về kiểu chuồng kín – hở linh hoạt?

  • A. Kiểu chuồng kín – hở linh hoạt là kiểu chuồng kín không hoàn toàn.
  • B. Các dãy chuồng được thiết kế hở hai bên với hệ thống bạt che hoặc hệ thống cửa đóng mở linh hoạt.
  • C. Cuối dãy chuồng có hệ thống làm mát và quạt thông gió.
  • D. Khi thời tiết thuận lợi, chuồng được vận hành như chuồng kín. Khi thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, rét,...), chuồng được vận hành như chuồng hở.

Câu 8: Hàm lượng Ca trong khẩu phần ăn khi nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn sinh trưởng là bao nhiêu?

  • A. 0,3 – 0,6 %.
  • B. 1,3 – 1,6 %.
  • C. 3,3 – 3,6 %.
  • D. 3 – 6 %.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về bước úm gà con trong quy trình nuôi gà thịt công nghiệp?

  • A. Gà con 1 ngày tuổi sẽ được úm trong quây. Thời gian úm dao động 14 – 28 ngày.
  • B. Nhiệt độ quây úm cho gà 1 – 7 ngày tuổi là 28 – 30°C, sau đó tăng lên 30 – 31°C ở tuần 2, 31 – 32 °C ở tuần 3, 32 – 34°C ở tuần 4.
  • C. Thức ăn cho gà úm: hàm lượng protein 21% cho gà 1 – 14 ngày tuổi, 19 % cho gà 15 – 28 ngày tuổi.
  • D. Cho gà ăn 4 – 6 lần/ngày đêm. Nước cho uống tự do.

Câu 10: Ba giai đoạn của lợn cái sinh sản lần lượt là

  • A. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con.
  • B. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn mang thai.
  • C. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con.
  • D. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn hậu bị.

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về việc chuẩn bị con giống theo tiêu chuẩn VietGAP?

  • A. Nhập con giống cần tuân thủ các quy định gồm: giấy kiểm dịch, có công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo, có quy trình chăn nuôi cho từng giống.
  • B. Giống mới không được cách li, cần nuôi cùng với giống cũ để hoà nhập ngay.
  • C. Giống vật nuôi được đánh dấu để quản lí.
  • D. Áp dụng phương thức quản lí “cùng vào – cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: cả khu → từng dãy chuồng → từng chuồng → từng ô.

Câu 12: Bước cuối cùng trong quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là gì?

  • A. Nuôi dưỡng và chăm sóc.
  • B. Quản lí dịch bệnh.
  • C. Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường.
  • D. Lưu trữ hồ sơ – Kiểm tra nội bộ.

Câu 13: Lập hồ sơ để ghi chép, theo dõi, lưu trữ thông tin trong suốt quá trình chăn nuôi, từ khâu nhập giống đến xuất bán sản phẩm không nhằm phục vụ cho hoạt động:

  • A. Kiểm tra nội bộ.
  • B. Đánh giá ngoài.
  • C. Truy xuất nguồn gốc.
  • D. Ngăn chặn khiếu nại.

Câu 14: Câu nào sau đây không đúng về hệ thống thu trứng tự động trong chuồng nuôi gà đẻ công nghệ cao?

  • A. Hệ thống thu trứng tự động thường được áp dụng trong các trang trại gà đẻ nuôi chăn thả ngoài trời.
  • B. Trứng từ các khu vực chuồng nuôi sẽ được thu gom tự động và theo hệ thống băng tải chuyển về khu xử lí để xếp khay.
  • C. Quy trình khép kín bao gồm xử lí trứng qua máy soi, cân và phân loại trứng theo trọng lượng.
  • D. Hệ thống có chức năng rửa và vệ sinh tự động, thiết bị máy móc luôn sạch sẽ, đảm bảo trứng chất lượng cao – sạch - an toàn đến tay người tiêu dùng.

Câu 15: Trong chăn nuôi lợn công nghệ cao, công nghệ nào được ứng dụng trong xây dựng kiểu chuồng kín có hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu tự động và chế tạo các trang thiết bị chăn nuôi như hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống?

  • A. Công nghệ AI.
  • B. Công nghệ HyperFrame.
  • C. Công nghệ cơ khí tự động hoá.
  • D. Công nghệ chuồng nuôi tự động.

Câu 16: Trong chuồng nuôi lợn áp dụng công nghệ cao, các thông tin về tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm, bụi,...), thông tin về đàn lợn (giống, tình trạng sức khoẻ, năng suất, dịch bệnh,...) được giám sát nhờ:

  • A. Hệ thống camera và hệ thống khử trùng tự động.
  • B. Hệ thống camera và các thiết bị cảm biến trong chuồng nuôi.
  • C. Hệ thống cách âm và hệ thống khử trùng tự động.
  • D. Hệ thống máy tính và hệ thống quạt gió.

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng về nguyên lí hoạt động của hệ thống vắt sữa tự động trong trang trại bò sữa?

  • A. Khởi động hệ thống cảm biến để tạo ra luồng khí CO2 kích hoạt quá trình hút sữa.
  • B. Đưa bò vào nhà vắt sữa. Mỗi con bò có một chíp cảm biến ở cổ giúp hệ thống nhận diện và thu thập thông tin cá nhân.
  • C. Gắn các đầu núm hút sữa vào vú bò. Sữa sau khi vắt sẽ được thu gom qua hệ thống ống dẫn vào các bồn chứa lạnh để bảo quản.
  • D. Khi phát hiện bò hết sữa, thiết bị sẽ tự tách cụm núm hút sữa ra và kết thúc quá trình vắt sữa.

Câu 18: Đóng gói với bao bì chuyên dụng là yêu cầu bảo quản đối với loại sản phẩm nào?

  • A. Thịt mát.
  • B. Thịt tái.
  • C. Sữa tươi nguyên liệu.
  • D. Sữa tươi thanh trùng.

Câu 19: Nhiệt độ kho để bảo quản thịt mát là bao nhiêu?

  • A. -5 – 0°C.
  • B. 0 – 4°C.
  • C. 4 – 10°C.
  • D. 10 - 15°C.

Câu 20: Xúc xích được chế biến từ thịt bò, thịt lợn hoặc thịt gà kết hợp với gia vị và hương liệu bằng phương pháp:

  • A. Nhồi thịt vào vỏ collagen hoặc cellulose.
  • B. Nhồi bánh đúc.
  • C. Nhồi lòng lợn.
  • D. Xay nhuyễn và trộn hỗn hợp.

Câu 21: Công nghệ xử lí nhiệt độ cao thanh trùng sữa gồm các bước sau:

1.    Nâng nhiệt độ của sữa lên 70°C đến 75°C, thời gian từ 15 giây đến 20 giây.

2.    Bảo quản trong điều kiện từ 4°C đến 6°C.

3.    Tiến hành sơ chế, tiêu chuẩn hóa.

4.    Hạ nhiệt độ sữa xuống 15°C đến 20° C và tiến hành đóng gói.

Thứ tự đúng là:

  • A. 1 - 2 - 3 - 4.
  • B. 3 - 1 - 4 - 2.
  • C. 3 - 1 - 2 - 4.
  • D. 2 - 1 - 4 - 3.

Câu 22: Thời gian bảo quản của thịt đông lạnh là bao nhiêu?

  • A. 15 – 30 ngày.
  • B. 1 – 2 tháng.
  • C. 2 – 6 tháng.
  • D. 6 – 18 tháng.

Câu 23: Đâu không phải chất thải lỏng trong chăn nuôi?

  • A. Nước tiểu.
  • B. Nước tắm.
  • C. Nước ao.
  • D. Nước rửa chuồng.

Câu 24: Ý nào sao đây không đúng khi nói đến tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong chăn nuôi? 

  • A. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh
  • B. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi ngăn chặn gây ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm đất và không khí.
  • C. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi giúp vật nuôi sinh trưởng nhanh hơn
  • D. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi làm giảm các chi phí phòng, trị bệnh.

Câu 25: Vì sao chăn nuôi là một trong những nhân tố chính tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu?

  • A. Vì chăn nuôi phát thải một lượng lớn khí nhà kính vào môi trường.
  • B. Vì các nước đầu tư ồ ạt vào chăn nuôi.
  • C. Vì hầu hết ngành chăn nuôi trên thế giới không đi theo hướng hiện đại.
  • D. Vì tạo ra quá nhiều chất thải lỏng

Câu 26: Đâu không phải biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi?

  • A. Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học.
  • B. Ủ phân vô cơ.
  • C. Xử lí nhiệt.
  • D. Lọc khí thải.

Câu 27: Câu nào sau đây không đúng về lợi ích của công nghệ biogas?

  • A. Hệ thống biogas tạo ra một dạng khí giống khí gas tự nhiên, có thể dùng làm xăng xe.
  • B. Phần lắng cặn được sử dụng làm phân bón.
  • C. Nước thải sau xử lí có thể sử dụng cho ao nuôi cá hoặc tưới cây.
  • D. Sử dụng công nghệ biogas giúp bảo vệ môi trường hiệu quả.

Câu 28: Câu nào sau đây không đúng về biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi bằng máy ép tách phân?

  • A. Sử dụng máy ép tách phân dựa trên nguyên tắc “hấp thụ” để tách hầu hết các tạp chất nhỏ trong hỗn hợp của chất thải chăn nuôi thành những mùn có thể sử dụng lại.
  • B. Phần bã sẽ được ủ thành phân hữu cơ hoặc sử dụng để nuôi động vật khác.
  • C. Phần chất lỏng sẽ được đưa vào hầm biogas để xử lí tiếp.
  • D. Công nghệ này là một trong những biện pháp quản lí chất thải hiệu quả đối với các trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp

    PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: Nêu các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng. Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp thanh trùng và phương pháp tiệt trùng.

Câu 2: Đề xuất biện pháp phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại gia đình và địa phương em.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………  

 



 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 –  KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

 

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao         
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL   
Phòng, trị bệnh cho vật nuôiBài 11. Vai trò của phòng, trị  

1

       1 0,25
Bài 12. Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị

1

       1 0,25 
Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị

1

       1 0,25 
Bài 14. Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị

1

       1 0,25 
Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

1

    1  112,25 
Công nghệ chăn nuôiBài 16: Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi1 

1

     2 0,5
Bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

2

 

1

     3 0,75 
Bài 18: Chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap

1

 

2

     3 0,75 
Bài 19: Chăn nuôi công nghệ cao

2

 

2

     4 1 
Bài 20: Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

3

 

2

     5 1,25 
Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

 

 

1

 

2

     3 0,75
Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi

1

 

2

    13 1,75 
Tổng số câu TN/TL1601200101283

 

10 điểm

(100%)

 
Điểm số  
Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

       

 


 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – KẾT NÔI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

   
PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI15    
Bài 11. Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôiNhận biết - Trình bày được vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi  - Nêu được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường 1 C1
Bài 12. Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trịNhận biếtMô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn 1 C2
Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trịNhận biếtMô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm 1 C3
Bài 14. Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trịNhận biếtMô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò 1 C4
Bài 15. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Nhận biết

 

 

Trình bày được ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi 1 C5
Vận dụng

Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

1 C1  
Công nghệ chăn nuôi 17    
Bài 16: Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôiNhận biếtTrình bày được những yêu cầu về chuồng nuôi của một số vật nuôi phổ biến. 1 C6
Thông hiểuĐề xuất được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. 1 C7 
Bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôiNhận biết

Mô tả được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loài vật nuôi phổ biến.

 2 C8,C9
Thông hiểuĐưa ra được một số công việc đơn giản trong quy trình kỹ thuật chăn nuôi. 1 C10 
Bài 18: Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietgapNhận biếtTrình bày được khái niệm chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP 1 C11
Thông hiểuPhân tích được quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. 2 C12,13 
Bài 19: Chăn nuôi công nghệ cao

Nhận biết

 

 

Nêu được khái niệm chăn nuôi công nghệ cao.

Trình bày được một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao.

 2 C14,15
Thông hiểuNêu và phân tích được đặc điểm một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao. 2 C16,17 
Bài 20: Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

Nhận biết

 

 

Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

 3 C18,19,20
Thông hiểuNêu và phân tích được quy trình chế biến một số sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp đơn giản 2 C21,22 
Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi16    

Bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

 

 

Nhận biết

 

 

Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

 1 C23
Thông hiểuCó ý thức bảo vệ môi trường vận dụng và thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương 2 C24,25 
Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi

Nhận biết

 

 

Mô tả được một số biện pháp phổ biến trong xử lý chất thải chăn nuôi

Nêu được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi

 1 C26
Thông hiểuTìm hiểu về nguồn phát sinh chất thải chăn nuôi và các biện pháp cơ bản trong xử lý chất thải; ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi 2 C27,28 
Vận dụng caoVận dụng được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi1 C2  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay