Đề thi cuối kì 1 hoá học 8 cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều cuối kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn Hoá học 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (HÓA HỌC) 8 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

 Câu 1: (NB) Chất ban đầu bị biến đổi trong quá trình phản ứng được gọi là

  1. chất sản phẩm.
  2. chất xúc tác.
  3. chất phản ứng hay chất tham gia.
  4. chất kết tủa hoặc chất khí.

 Câu 2: (NB) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng

  1. khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng.
  2. khi xảy ra kèm theo sự giải phóng nhiệt chất phản ứng ra môi trường.
  3. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng với các chất trong môi trường.
  4. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng.

 Câu 3 (NB): Việc không được làm trong phòng thí nghiệm

  1. Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hóa chất nếu không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ.
  2. Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy. cô giáo khi tiến hành thí nghiệm.
  3. Trong khi làm thí nghiệm, cần phải thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hóa chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm,...
  4. Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa.

Câu 4 (NB): Dụng cụ nào dùng để khuấy khi hòa tan chất rắn?

  1. Thìa thủy tinh
  2. Đũa thủy tinh
  3. Kẹp gắp
  4. Dụng cụ bất kì có thể khuấy được

Câu 5 (TH): Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

  1. Đốt cao su có mùi hắc rất khó chịu.
  2. Trên bề mặt các hố tôi vôi để lâu ngày sẽ có lớp màng mỏng màu trắng.
  3. Quả bóng bay trên cao rồi nổ tung.
  4. Khi chiên trứng gà nếu đun quá lửa sẽ có mùi khét.

 Câu 6 (TH): Đốt cháy 1,2 gam carbon cần a gam oxygen, thu được 4,4 gam khí carbondioxide. Tính a.

  1. 3,8.
  2. 2,2.
  3. 3,2.
  4. 4,2.

Câu 7 (VD): Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến trải qua các giai đoạn sau

  • Nến chảy lỏng thấm vào bấc.
  • Nến lỏng hóa hơi.
  • Hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước.

Giai đoạn nào của quá trình đốt nến xảy ra biến đổi vật lý, giai đoạn nào biến đổi hóa học?

  1. (1) biến đổi vật lý; (2) và (3) biến đổi hóa học.
  2. (1), (2) biến đổi vật lý; (3) biến đổi hóa học.
  3. (1), (3) biến đổi vật lý; (2) biến đổi hóa học.
  4. (2), (3) biến đổi vật lý; (1) biến đổi hóa học.

Câu 8 (VD): Cho sơ đồ phản ứng sau:

FexOy+ H2 → Fe + H2O

Tổng hệ số các chất sản phẩm là

  1. x + y.
  2. 2x + y.
  3. x + 2y.
  4. 2x + 2y.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) (NB) Trong các hiện tượng sau đây, chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý và đâu là hiện tượng hóa học?

  1. Ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu.
  2. Thanh sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ.
  3. Hòa tan đường vào nước.
  4. Muối ăn hòa tan vào nước được dung dịch muối ăn.

Câu 2: (3 điểm)

1) (NB) Hoàn thành phương trình sau:

H2SO4 + KOH → K2SO4 + H2O

CaCl2 + AgNO3 → AgCl + Ca(NO3)2

Na + H2O → NaOH + H2

Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O

2) (TH) Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí sulfur dioxide có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh và khối lượng oxygen tham gia phản ứng bằng nhau và bằng 1,6 gam.

  1. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.
  2. b) Tính khối lượng khí sulfur dioxide sinh ra.

Câu 3. (2 điểm)

  1. (VD) Muốn pha 300 gam dung dịch HCl 2% từ dung dịch HCl 12% thì khối lượng dung dịch HCl 12% cần lấy là bao nhiêu?
  2. (VDC) Đốt 16 lít CO trong bình với 6 lít O2. Sau phản ứng thu được 18 lít hỗn hợp khí. Tính hiệu suất của phản ứng.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC)– CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

MỞ ĐẦU

2

0

0

0

0

0

0

2

0

1

CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

2

2 ý

2

1 ý

2

1 ý

0

1 ý

6

5 ý

9

Tổng số câu TN/TL

4

2 ý

2

1 ý

2

1 ý

0

1 ý

8

5 ý

Điểm số

2

2

1

2

1

1

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

MỞ ĐẦU

0

2

 Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8

Nhận biết

 

- Nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất.

- Nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn.

- Nhận biết được các thiết bị điện trong môn KHTN.

0

2

C3, 4

Thông hiểu

 

- Trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

5

6

1. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

 

Nhận biết

- Nêu được khái niệm,  biến đổi vật lý, biến đổi hóa học.

- Nêu được khái niệm về phản ứng thu nhiệt, tỏa nhiệt.

1

1

C1

C1

Thông hiểu

- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

Vận dụng

- Phân biệt được sự biến đổi vật lý và hóa học trong quá trình đốt nến.

- Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lý và biến đổi hóa học.

1

C7

2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Nhận biết

- Nêu được khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu và sản phẩm.

- Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm.

- Nêu được một số dấu hiệu chứng tot có phản ứng hóa học xảy ra.

1

C2

Thông hiểu

- Chỉ ra được trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra

1

C5

Vận dụng

- Vận dụng được các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.

3. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Nhận biết

- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học để tìm khối lượng chất chưa biết.

- Nêu được khái niệm phương trình hóa học và các bước lập phương trình hóa học.

1

C2.1

Thông hiểu

- Trình bày được ý nghĩa của phương trình hóa học.

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học để tìm khối lượng chất chưa biết.

1

C6

 

Vận dụng

- Lập được sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ và phương trình hóa học của một số phản ứng cụ thể.

- Tính tổng hệ số của các chất sản phẩm trong phương trình có các chỉ số là ẩn x,y.

1

1

C2.2

C8

4. Mol và tỉ khối chất khí

Nhận biết

- Nêu được khái niệm mol.

- Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.

- Nêu được điều kiện chuẩn của chất khí.

Thông hiểu

- Tính được khối lượng mol và chuyển đổi được giữa số mol và khối lượng, thể tích chất khí ở đkc

- So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác.

Vận dụng

- Tính khối lượng mol của một chất dựa vào tỉ khối của chất khí này với chất khí kia.

5. Tính theo phương trình hóa học

Nhân biết

- Nêu được khái niệm, công thức tính của hiệu suất phản ứng

Thông hiểu

- Tính được chất lượng phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25oC.

Vận dụng cao

- Tính được hiệu suất một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.

1

C3.2

6. Nồng độ dung dịch

Nhận biết

- Nêu được khái niệm dung dịch

- Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ %, nồng độ mol.

Thông hiểu

- Tính được độ tan, nồng độ %, nồng độ mol theo công thức.

Vận dụng

- Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước.

Vận dụng cao

- Tính được khối lượng dung dịch đã biết nồng độ dùng để pha dung dịch mới với nồng độ khác.

- Tính theo PTHH có áp dụng công thức về nồng độ

1

C3.1

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi hóa học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay