Đề thi giữa kì 1 hóa học 8 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều giữa kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Hóa học 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. |
Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN (HÓA HỌC) 8 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
✂
Điểm bằng số
|
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (NB) Khi sử dụng hóa chất chúng ta cần phải:
- Ngửi, nếm hóa chất.
- Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Sau khi lấy hóa chất xong cần phải đậy kín các lọ đựng hóa chất.
- Đề hóa chất trực tiếp vào công thoát nước hoặc đổ ra môi trường.
Câu 2: (NB) Sản phẩm của phản ứng: natri (sodium) + oxygen → sodium oxide là
- natri (sodium).
- oxygen.
- sodium oxide.
- natri (sodium) và oxygen.
Câu 3: (NB) Ở điều kiện chuẩn nhiệt độ ( 25oC và 1 bar) thì 1 mol của bất kì chất khi nào đều chiếm 1 thể tích là:
- 2,479 lít
- 24,79 lít
- 22,79 lít
- 22,4 lít
Câu 4: (NB) Tỉ số giữa khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB) được gọi là
- khối lượng mol
- khối lượng
- mol
- tỉ khối
Câu 5 (TH): Cho phản ứng: NaI + Cl2 → NaCl +I2
Sau khi cân bằng, hệ số các chất của phản ứng trên lần lượt là
- 2; 1; 2; 1
- 4; 1; 2; 2
- 1; 1; 2; 1
- 2; 2; 2; 1
Câu 6 (TH): Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lí?
- Hiện tượng thủy triều
- Băng tan
- Nến cháy trong không khí
- Nước chảy đá mòn
- Đốt cháy lưu huỳnh sinh ra khí sulfur dioxide
- b, c
- a,b,c
- a,b
- c,d,e
Câu 7 (VD): Nước muối sinh lí (dung dịch NaCl 0,9%) được sử dụng nhiều trong y học, trong cuộc sống hàng ngày nước muối sinh lí cũng có rất nhiều ứng dụng như dùng để súc miệng, ngâm, rửa rau quả,… Để pha chế 500g nước muối sinh lí ta cần:
- 4,5g NaCl và 495,5g nước
- 5,4g NaCl và 494,6g nước
- 4,5g NaCl và 504,5g nước
- 5,4g NaCl và 505,4 nước
Câu 8 (VD): Hòa tan hoàn toàn 12 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch MgCl2. Giá trị của a là
- 1,250M
- 1,25M
- 1,5M
- 1,20M
- PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
(NB) Để tổng hợp ammonia (nguyên liệu sản xuất phân đạm), người ta cho khí hydrogen phản ứng với khí nitrogen ở nhiệt độ thích hợp và áp suất cao.
- Xác định chất đầu và sản phẩm.
- Viết phương trình chứng minh họa phản ứng.
Câu 2: (3 điểm)
1) (NB) Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau:
- a) Al + HCl – – → AlCl3 + H2
- b) P + O2 – – → P2O5
- c) Al2(SO4)3 + BaCl2 – – → BaSO4+ AlCl3
- d) CaCO3+ HCl − − → CaCl2+ CO2 + H2O
2) (TH) Đốt cháy m g kim loại Magnesium Mg trong không khí thu được 8g hợp chất Magnesium oxide (MgO). Biết rằng khối lượng Magnesium Mg tham gia bằng 1,5 lần khối lượng của oxygen (không khí) tham gia phản ứng.
- Viết phản ứng hóa học.
- Tính khối lượng của Mg và oxygen đã phản ứng.
Câu 3. (2 điểm) Dung dịch sát khuẩn Povidine 10% được ứng dụng rộng rãi trong sát khuẩn các vết thương. Một chai Povidine 10% có thể tích là 20 ml với nồng độ iodine là 10%, chất lỏng cho vào để hòa tan iodine là cồn 700.
- (VDC) Hãy tính khối lượng iodine cần lấy để pha được dung dịch cồn iodine có nồng độ 10%. Biết cồn 700 có khối lượng riêng là 0,86 g/ml.
- (VD) Trộn 5,4 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 12,75 g Aluminum sulfide (Al2S3). Tính hiệu suất phản ứng?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC)– CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
MỞ ĐẦU. |
2 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3 |
0 |
0,75 |
|
I. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT. |
6 |
2 ý |
3 |
1 ý |
4 |
1 ý |
0 |
1 ý |
13 |
4 ý |
9,25 |
Tổng số câu TN/TL |
8 |
1,5 |
4 |
1 |
4 |
0,5 |
0 |
0,5 |
|||
Điểm số |
2 |
2 |
1 |
2 |
1 |
1 |
0 |
1 |
|||
Tổng số điểm |
4 điểm 40% |
3 điểm 30% |
2 điểm 20% |
1 điểm 10% |
10 điểm 10 % |
10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (số ý) |
TN (số câu) |
|||
MỞ ĐẦU |
0 |
3 |
||||
Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8 |
Nhận biết |
- Nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất. - Nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn. |
0 |
2 |
C1, 2 |
|
Thông hiểu |
- Trình bày được lưu ý khi đun nóng hoá chất |
0 |
1 |
C3 |
||
CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT |
3 |
13 |
||||
1. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học |
Nhận biết |
- Nêu được khái niệm, biến đổi vật lý, biến đổi hóa học. |
0 |
0 |
0 |
|
Thông hiểu |
- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra. -- Phân biệt được sự biến đổi vật lý và hóa học trong thực tiễn |
0 |
1 |
C12,10 |
||
Vận dụng |
- Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lý và biến đổi hóa học. |
|||||
2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học |
Nhận biết |
- Nêu được khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu và sản phẩm, phản ứng thu nhiệt, toả nhiệt. - Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm. - Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra. |
1 |
2 |
C1 |
C3, 4 |
Thông hiểu |
- Chỉ ra được trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra |
|||||
Vận dụng |
- Vận dụng được các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt. |
|||||
3. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học |
Nhận biết |
- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng. - Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học để tìm khối lượng chất chưa biết. - Nêu được khái niệm phương trình hóa học và các bước lập phương trình hóa học. |
1 |
C2.1 |
||
Thông hiểu |
- Trình bày được ý nghĩa của phương trình hóa học. - Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học để tìm khối lượng chất chưa biết. |
1 |
1 |
C2.2 |
C11 |
|
Vận dụng |
- Lập được sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ và phương trình hóa học của một số phản ứng cụ thể. - Tính tổng hệ số của các chất sản phẩm trong phương trình có các chỉ số là ẩn x,y. |
1 |
C15 |
|||
4. Mol và tỉ khối chất khí |
Nhận biết |
- Nêu được khái niệm mol. - Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí. - Nêu được điều kiện chuẩn của chất khí. |
3 |
C5, 6, 8 |
||
Thông hiểu |
- Tính được khối lượng mol và chuyển đổi được giữa số mol và khối lượng, thể tích chất khí ở đkc - So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác. |
1 |
C13 |
|||
Vận dụng |
- Tính khối lượng mol của một chất dựa vào tỉ khối của chất khí này với chất khí kia. |
|||||
5. Tính theo phương trình hóa học |
Nhân biết |
- Nêu được khái niệm, công thức tính của hiệu suất phản ứng |
||||
Thông hiểu |
- Tính được chất lượng phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25oC. |
|||||
Vận dụng cao |
- Tính được hiệu suất một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế. |
1 |
||||
6. Nồng độ dung dịch |
Nhận biết |
- Nêu được khái niệm dung dịch - Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ %, nồng độ mol. |
1 |
C7 |
||
Thông hiểu |
- Tính được độ tan, nồng độ %, nồng độ mol theo công thức. |
|||||
Vận dụng |
- Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước. |
C3.2 |
||||
Vận dụng cao |
- Tính được khối lượng dung dịch đã biết nồng độ dùng để pha dung dịch mới với nồng độ khác. - Tính theo PTHH có áp dụng công thức về nồng độ |
1 |
1 |
C3.1 |
C16 |