Đề thi giữa kì 1 hóa học 8 cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều giữa kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Hóa học 8 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (HÓA HỌC) 8 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

   Câu 1: (NB) Nhãn ghi tên trên các lọ hóa chất cần có yêu cầu gì?

  1. Rõ chữ và đúng theo từng loại hóa chất
  2. Ghi tắt hoặc kí hiệu ngắn gọn
  3. Không cần nhãn ghi tên
  4. Không có yêu cầu gì, chỉ cần dán nhãn là được

Câu 2: (NB) Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

 Hydrogen + Oxygen  → Nước

Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O có thay đổi không?

  1. Thay đổi theo chiều tăng dần.
  2. Thay đổi theo chiều giảm dần.
  3. Không thay đổi.
  4. H tăng còn O giảm.

Câu 3: (NB) Đâu không phải dụng cụ dễ vỡ trong phòng thí nghiệm?

  1. Ống nghiệm.
  2. Ca đong thủy tinh.
  3. Ống hút nhựa.
  4. Đèn cồn.

Câu 4: (NB) Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng ...., lượng sản phẩm …

  1. Tăng dần, giảm dần.
  2. Giảm dần, tăng dần.
  3. Tăng dần, tăng dần.
  4. Giảm dần, giảm dần.

     Câu 5 (TH): Một trong những nhãn cảnh báo trên lọ đựng n-Hexane (một loại dung môi hữu cơ phổ biến) là hình bên dưới có ý nghĩa như thế nào?

 
  
  1. n-Hexane là chất oxi hóa.
  2. n-Hexane là chất dễ cháy.
  3. n-Hexane là chất ăn mòn.
  4. n-Hexane là chất độc.

    Câu 6 (TH): Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?

  1. Phản ứng nung đá vôi CaCO3.
  2. Phản ứng đốt cháy khí gas.
  3. Phản ứng hòa tan viên C sủi vào nước.
  4. Phản ứng phân hủy đường.

     Câu 7 (VD):  Dãy các chất khí đều nặng hơn  không khí là:

  1. SO2, Cl2, H2S
  2. N2, CO2, H2
  3. CH4, H2S, O2
  4. Cl2, SO2, N2

     Câu 8 (VD): Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X cần dùng 4,958 lít O2 (đkc) thu được 2,479 lít CO2 (đkc) và 3,6 gam H2O. Giá trị của m là

  1. 2,6 gam.
  2. 1,5 gam.
  3. 1,7 gam.
  4. 1,6 gam.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) (NB) Gọi tên các dụng cụ dưới đây:

Câu 2: (2,5 điểm)

1)  (NB) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.

2) (TH) Cho sơ đồ phản ứng sau: CaO  +  HCl  – – →  CaCl2 + H2O

Lập phương trình hoá học và xác định tỉ lệ số phân tử của các chất trong sơ đồ phản ứng hoá học

Câu 3. (2 điểm) Đốt cháy m g kim loại Magnesium (Mg) trong không khí thu được 16 gam hợp chất Magnesium oxide (MgO). Biết rằng khối lượng Magnesium (Mg) tham gia bằng 1,5 lần khối lượng của oxygen (không khí) tham gia phản ứng.

  1. (VD) Viết phản ứng hóa học.
  2. (VDC) Tính khối lượng của Magnesium và oxygen đã phản ứng.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC)– CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

MỞ ĐẦU

2

1 câu

1

0

0

0

0

0

3

1 câu

2,5

CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

2

1 ý

1

1 ý

2

1 ý

0

1 ý

5

4 ý

7,5

Tổng số câu TN/TL

4

3 ý

2

1 ý

2

1 ý

0

1 ý

8

3 câu

 

Điểm số

2

2

1

2

1

1

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

TN

MỞ ĐẦU

1

3

  

 Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8

Nhận biết

- Nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất.

- Nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn.

1

2

C1

C1, C3

Thông hiểu

- Trình bày được lưu ý khi đun nóng hoá chất

   

C5

CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

3

6

  

1. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Nhận biết

- Nêu được khái niệm, biến đổi vật lí, biến đổi hóa học.

    

Thông hiểu

- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

- Phân biệt được sự biến đổi vật lý và hóa học trong thực tiễn

 

1

 

C6

Vận dụng

- Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lý và biến đổi hóa học.

    

2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Nhận biết

- Nêu được khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu và sản phẩm, phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt..

- Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm.

- Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

 

2

 

C2, C4

Thông hiểu

- Chỉ ra được trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra

    

Vận dụng

- Vận dụng được các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.

    

3. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Nhận biết

- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.

- Nêu được khái niệm phương trình hóa học và các bước lập phương trình hóa học.

1

0

C2.1

 

Thông hiểu

- Trình bày được ý nghĩa của phương trình hóa học.

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học để tìm khối lượng chất chưa biết.

- Xác định tỉ lệ hệ số tương ứng của các chất của phương trình

1

0

C2.2

 
 

Vận dụng

- Lập được sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ và phương trình hóa học của một số phản ứng cụ thể.

- Tính tổng hệ số của các chất sản phẩm trong phương trình có các chỉ số là ẩn x,y.

1

 

C3.a

 

4. Mol và tỉ khối chất khí

Nhận biết

- Nêu được khái niệm mol.

- Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.

- Nêu được điều kiện chuẩn của chất khí.

    

Thông hiểu

- So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác.

    

Vận dụng

- Tính số nguyên tử/ phân tử, khối lượng, thể tích chất khí ở đkc khi biết số mol và ngược lại.

- So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.

0

1

0

C7

Vận dụng cao

- Tính được khối lượng mol và chuyển đổi được giữa số mol và khối lượng, thể tích chất khí ở đkc liên hệ định luật bảo toàn khối lượng

1

1

C3.b

C8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi hóa học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay