Đề thi cuối kì 1 KHTN 6 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 chân trời sáng tạo cuối kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 1 môn khoa học tự nhiên 6 CTST này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                        ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đặc điểm của virus:

  1. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc.
  2. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc
  3. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào
  4. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào.

Câu 2. Tại sao nói vi khuẩn là sinh vật dị dưỡng?

  1. Hầu hết vi khuẩn không có chất diệp lực, nên không tạo được chất hữu cơ nuôi cơ thể
  2. Có loại vi khuẩn sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác động thực vật gọi là hoại sinh
  3. Có loại vi khuẩn sống nhờ trên cơ thể sống khác gọi là kí sinh
  4. Cả A, B, C đều đúng
  5. Lưỡng cư

Câu 3: Việc phân loại thế giới sống không có ý nghĩa nào sau đây?

  1. Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
  2. Giúp chúng ta gọi đúng tên sinh vật.
  3. Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
  4. Biết được số tế bào trong mỗi cơ thể sinh vật.

Câu 4. Hành động nào dưới đây không cần dùng đến lực?

  1. Đọc một trang sách B. Kéo một gàu nước
  2. Nâng một tấm gỗ D. Đẩy một chiếc xe

Câu 5. Ở thực vật có hoa, gồm có: Rễ, thân, lá, hoa, quả. Có bao nhiêu cơ quan thuộc hệ chồi?

  1. 2 B. 3 C. 4               D. 5

Câu 6. Nguồn năng lượng nào là nguồn năng lượng tái tạo?

  1. Than đá B. Cồn (alcolhol ethytic)
  2. Dầu mỏ D. Khí thiên nhiên

Câu 7. Trường hợp nào sau đay vật không biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

  1. Cửa kính bị vỡ khi va đập mạnh
  2. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận
  3. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước
  4. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại

Câu 8. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của kim loại?

  1. Tính nhiễm từ B. Tính dẫn điện
  2. Tính dẫn nhiệt D. Tính dẻo

Câu 9. Ếch thuộc ngành:

  1. Ruột khoang
  2. Động vật có xương sống
  3. Động vật không có xương sống

Câu 10: Khi sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trật tự nào dưới đây là đúng?

  1. Tế bào -> cơ quan -> mô -> hệ cơ quan -> cơ thể
  2. Tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể
  3. Cơ thể -> hệ cơ quan -> mô -> tế bào -> cơ quan
  4. Hệ cơ quan -> cơ quan -> cơ thể -> mô -> tế bào

Câu 11. Chọn câu đúng:

  1. Trọng lực là lực hút của Trái Đất lên vật
  2. Trọng lực là lực hút của vật so với mặt đất
  3. Trọng lực là lực hút của hai vật khác nhau bất kì
  4. Trọng lực là lực đẩy của Trái Đất lên vật

Câu 12. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả, người ta cần điều chỉnh lượng gas như thế nào khi đun nấu?

  1. Không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng
  2. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ
  3. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas
  4. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn

Câu 13. Nam nói rằng, khi sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân phải chú ý bốn điểm sau. Theo em, Nam đã nói sai ở điểm nào?

  1. giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế
  2. không cầm vào bầu nhiệt kế khi đo nhiệt độ
  3. Hiệu chỉnh về vạch số 0
  4. cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cần đo nhiệt độ

Câu 14. Ý nào sau đây không đúng khi nói về khai thác nguyên liệu khoáng sản?

  1. Tận thu nguyên liệu sẽ làm cạn kiệt tài nguyên
  2. Khai thác nguyên liệu trái phép có thể gây ra những nguy hiểm do mất an toàn lao động
  3. Sử dụng nguyên liệu phải an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững
  4. Khai thác khoáng sản triệt để nhằm đạt được lợi ích kinh tế

Câu 15. Sản phẩm nào dưới đây không phải là sản phẩm của vi khuẩn?

  1. Rượu nho B. Dưa muối
  2. Sữa chua D. Kim chi

Câu 16. Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế?

  1. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
  2. Dãn nở vì nhiệt độ của chất khí
  3. Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ
  4. Hiện tượng nóng chảy của các chất

Câu 17. Vitamin nào thiếu gây khô mắt có thể dẫn đến mù lòa?

  1. Vitamin A B. Vitamin B
  2. Vitamin C D. Vitamin D

Câu 18. Virus được phát hiện đầu tiên từ cây gì?

  1. Cây đậu B. Cây thuốc lá C. Cây thuốc lá         D. Cây xương rồng

Câu 19. Hãy cho biết trọng lượng của túi kẹo có khối lượng 150g là:

  1. 15N B. 1,5N C. 150N                  D. 0,15N

Câu 20. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm khuẩn:

(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn

(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh

(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách

(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian

(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm vi khuẩn

Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất:

  1. (1) (2) (3) (4) (5) B. (1) (2) (5)
  2. (2) (3) (4) (5) D. (1) (2) (3) (4)
  3. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

  1. a) Hoàn thành các đơn vị phân loại sinh vật theo trình tự từ nhỏ đến lớn theo sơ đồ sau:
  2. b) Từ sư đồ ở câu a, em hãy viết lại vị trí phân loại của loài người trong hệ thống phân loại sinh giới dưới dạng sơ đồ theo trình tự từ lớn đến nhỏ.

Câu 2. (1,0 điểm)

Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của virus, theo em, virus có phải là một cơ thể sống không? Vì sao?

Câu 3. (1,5 điểm)

Hãy vẽ các mũi tên biểu diễn lực trong các trường hợp sau đây theo tỉ xích 0,5 cm ứng với 5N:

  1. a) Xách túi gạo với lực 30N.
  2. b) Đẩy cánh cửa với lực 20N theo phương ngang.
  3. c) Kéo chiếc ghế với lực 25N theo phương xiên một góc .

Câu 4. (1,5 điểm)

  1. Nhiên liệu sinh học là gì? Lấy ví dụ minh họa.
  2. Dựa vào kiến thức thực tiễn, em hãy lấy ví dụ về một vật vừa là nhiên liệu, vừa là nguyên liệu và vừa là vật liệu. Giải thích lựa chọn của em.

BÀI LÀM

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – MÔN KHTN

NĂM HỌC: 2021-2022

     

       CẤP  ĐỘ

 

Chủ đề

 

 

TÊN BÀI HỌC

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

TỔNG CỘNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Phần sinh học

 

Chủ đề 7. Từ tế bào đến cơ thể

Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống

 

Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

1 câu

1 câu

2

0,4 điểm

4%

Phân loại thế giới sống

1 câu

0,5 câu

(1đ)

0,5 câu

(1đ)

1 câu

4 câu

2,4 điểm

24%

Virus và Vi khuẩn

1 câu

2 câu

2 câu

1 câu

(1đ)

6 câu

2,0 điểm

20%

Phần hóa học

Chủ đề 4. Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm…

Nhiên liệu và an ninh năng lượng

1 câu

0,5câu

(0,75đ)

1 câu

0,5 câu

(0,75đ)

3 câu

1,9 điểm

19%

Một số nguyên liệu

2 câu

2 câu

0,4 điểm

4%

Một số lương thực – thực phẩm

1 câu

1 câu

0,2 điểm

2%

Phần vật lý

 

 

Chủ đề 9. Lực

Thang nhiệt độ Celsius, đo nhiệt độ

1 câu

1 câu

2 câu

0,4 điểm

4%

Lực và biểu diễn lực - Tác dụng của lực

2 câu

1 câu

1 câu

(1,5đ)

4 câu

2,1 điểm

21%

Lực hấp dẫn và trọng lượng

1 câu

1 câu

0,2 điểm

2%

Tổng số câu: 24

Tổng s điểm: 10

Tỉ lệ:  100%

7,0 câu

2,95 điểm

29,5%

8,5 câu

2,6 điểm

26%

7,5 câu

3,45 điểm

34,5%

1,0 câu

1,0 điểm

10%

            

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi KHTN 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay