Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 chân trời sáng tạo (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 CTST này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……..                                               Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                 Chữ kí GT2: ...........................                                              

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Cánh diều              

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………  Lớp: ………………..

Số báo danh: …………………………….Phòng KT: …………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Giới Động vật được chia thành hai nhóm lớn là

A.động vật bậc thấp và động vật bậc cao.

B.động vật đơn bào và động vật đa bào.

C.động vật tự dưỡng và động vật dị dưỡng.

D.động vật không xương sống và động vật có xương sống.

Câu 2. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng:

A. các thiên thể

B. các sao

C. các hành tinh

D. Mặt Trời

Câu 3. Để phân biệt các nhóm ngành động vật có xương sống, ta dựa chủ yếu vào đặc điểm nào?

A. Môi trường sống

B. Cấu tạo cơ thể

C. Đặc điểm dinh dưỡng

D. Đặc điểm sinh sản

Câu 4.Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là:

A. nhiệt năng

B. thế năng đàn hồi

C. thế năng hấp dẫn

D. động năng 

Câu 5. Quả bóng rơi xuống, sau khi va chạm vào mặt đất không nảy lên độ cao như cũ. Sở dĩ như vậy là vì một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành

A.năng lượng nhiệt.

B.năng lượng ánh sáng.

C.năng lượng hóa học.

D.năng lượng điện.

Câu 6. Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể?

A. Vì chúng có ruột dạng túi.

B. Vì chúng không có cơ quan hô hấp.

C. Vì chúng không có hậu môn.

D. Vì chưa có hệ thống tuần hoà

Câu 7. Chọn đáp án đúng?

A. Khi viên bi chuyển động từ A đến B thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần

B. Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần

C. Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì động năng tăng dần, thế năng giảm dần

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 8. Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành hạt kín?

A. Bèo tấm   

B. Nong tằm         

C. Rau bợ         

D. Rau sam 

Câu 9. Tại sao san hô giống thực vật nhưng lại được xếp vào nhóm Ruột khoang?

A. Sinh sản bằng cách nảy mầm.

B. Có khả năng quang hợp.

C. San hô dùng xúc tu quanh miệng để bắt mồi và tiêu hoá chúng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu xuống Trái Đất.

B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày.

C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 11. Loài cây nào thường không trồng trong nhà

A. Tre cảnh

B. Cây lưỡi hổ

C. Cây nhãn

D. Cây thường xuân

Graphical user interface, application

Description automatically generated with medium confidence
Câu 12.Quan sát hình vẽ và cho biết tên của các hình dạng Mặt Trăng có trong hình lần lượt là?

A. Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng

B. Trăng tròn, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng

C. Không Trăng, Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng

D. Không Trăng, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng

Câu 13.Tại sao thực vật ở vùng Nhiệt đới lại đa dạng và phong phú nhất?

A. Khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật.

B. Có nhiều loại môi trường sống.

C. Biên độ nhiệt ngày đêm không lớn.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14. Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.

C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.

D. Cả 3 phát biểu trên  

Câu 15. Đâu là vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường tự nhiên

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, động vật

B. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch

C. Bảo vệ đất, nguồn nước, chắn gió, chắn sóng

D. Giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu

Câu 16. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng

A. luôn được bảo toàn

B. luôn tăng thêm

C. luôn bị hao hụt

D. tăng giảm liên tục

Câu 17.Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn ở các môi trường khác là do:

A. Nhiệt độ quá nóng

B. Độ ẩm thấp

C. Nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng ít

D. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 18. Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ treo tường chạy bằng pin?

A. Cơ năng.

B. Nhiệt năng.

C. Hoá năng.

D. Quang năng.

Câu 19.Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là:

A. sao băng

B. sao chổi

C. sao đôi

D. sao siêu mới

Câu 20. Điều gì khiến chim cánh cụt có thể sống được ở đới lạnh:

A. Có bộ lông dày

B. Có lớp mỡ dày

C. Chim cánh cụt ngủ đông

D. Cả 3 đáp án đều đúng

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Em hãy kể tên những loài động vật đang bị suy giảm về số lượng mà em biết. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm và biện pháp bảo vệ các loài đó.

Câu 2: (1,5 điểm)

a. Ngân Hà là gì? Hệ Mặt trời và các hành tinh có năm trong dải Ngân Hà hay không?

b. Dải Ngân Hà có chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy không? 

Câu 3: (1,5 điểm)

a. Em hãy nêu khái niệm năng lượng có ích và năng lượng hao phí.

b. Nêu tên năng lượng có ích và năng lượng hao phí khi sử dụng bếp than để đun sôi nước.

Câu 4: (1,0 điểm)

Giải thích tại sao khủng long bị tiêu diệt còn những bò sát cỡ nhỏ trong những điều kiện ấy lại vẫn tồn tại và sống sót cho đến ngày nay.

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN KHTN 6 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2021 - 2022

 

     

   CẤP  ĐỘ

 

 

Chủ đề

 

 

 

TÊN BÀI HỌC

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

VẬN DỤNG CAO

TỔNG CỘNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Phần sinh học

 

 

Chủ đề 8:

Đa dạng thế giới sống

 

Thực hành phân loại thực vật

1 câu

 

 

 

2 câu

 

 

 

3 câu

0,6 điểm

6%

Động vật

1 câu

 

1 câu

 

2 câu

 

 

1 câu

(1,0đ)

 

5 câu

1,8 điểm

18%

Đa dạng sinh học

 

 

1 câu

1 câu

(2,0đ)

2 câu

 

 

 

 

4 câu

2,6 điểm

26%

 

Phần hóa học

Chủ đề 11. Trái Đất và bầu trời

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

1 câu

 

1 câu

 

1 câu

 

 

 

3 câu

0,6 điểm

6%

Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

 

0,5 câu

(1,0đ)

1 câu

 

1 câu

0,5 câu

(0,5đ)

 

 

3 câu

1,9 điểm

19%

Phần vật lý

Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống

Năng lượng

1 câu

 

1 câu

 

1 câu

 

 

 

3 câu

0,6 điểm

6%

Bảo toàn và sử dụng năng lượng

1 câu

0,5 câu

(1,0đ)

1 câu

 

 

0,5 câu

(0,5đ)

 

 

3 câu

1,9 điểm

19%

Tổng số câu: 24

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ:  100%

6 câu

3,0 điểm

30%

7 câu

3,2 điểm

32%

10 câu

2,8 điểm

28%

1 câu

1,0 điểm

10%

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi KHTN 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay