Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 chân trời sáng tạo (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 chân trời sáng tạo giữa kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 CTST này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Người ta quan sát hầu hết nguyên sinh vật bằng gì?
- Kính hiển vi. B. Kính lúp. C. Kính viễn vọng. D. Mắt thường.
Câu 2. Chất tinh khiết:
- Có tính chất thay đổi tùy thuộc vào thành phần. B. Có tính chất khó xác định.
- Chỉ có một chất duy nhất. D. Chứa từ hai chất trở lên.
Câu 3. Treo một quả nặng vào một lò xo. Lò xo sẽ bị …
A.Dãn ra.
B.Lực đàn hồi
C.Trong lực
D.Cân bằng lẫn nhau
Câu 4. Đâu là vai trò của thực vật đối với con người:
- Làm cảnh
- Làm thuốc
- Cung cấp lương thực, thực phẩm
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 5. Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?
- Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh
- Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh
- Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp
- Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây không phải của các thực vật thuộc ngành Hạt kín?
- Sinh sản bằng bào tử
- Hạt nằm trong quả
- Có hoa và quả
- Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện
Câu 7. Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?
- Mọc thêm roi. B. Hình thành bào xác.
- Xâm nhập qua da. D. Hình thành lông bơi.
Câu 8. Đâu là quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống?
- Làm bay hơi muối biển, thu được muối ăn.
- Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước
- Đãi vàng từ đất cát trong quặng vàng.
- Cả 3 đáp án trên.
Câu 9. Khi cho dầu ăn vào nước khuấy đều ta được
- nhũ tương.
- huyền phù.
- dung dịch.
- dung môi.
Câu 10. Lò xo không bị biến dạng khi:
- Dùng tay nâng lò xo lên.
- Dùng tay kéo dãn lò xo.
- Dùng tay ép chặt lò xo.
- Cả B và C đều đúng.
Câu 11. Đâu là đặc điểm của nấm?
- Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, tự dưỡng.
- Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng
- Sinh vật nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào, tự dưỡng.
- Sinh vật nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng.
Câu 12. Theo nhận định tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?
A.Trái Đất tự quay quanh trục.
B.Trục Trái Đất nghiêng.
C.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D.Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 13. Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và có tác dụng gì?
- Lực ma sát nghỉ; thúc đẩy chuyển động
- Lực ma sát nghỉ; cản trở chuyển động
- Lực ma sát trượt; thúc đẩy chuyển động
- Lực ma sát trượt; cản trở chuyển động
Câu 14. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
- Mắc màn khi đi ngủ. B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
- Phát quang bụi rậm. D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt.
Câu 15. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát trượt?
- Một vận động viên đang trượt tuyết
- Cầu thủ đang đá quả bóng trên sân
- Em bé đang chạy trên sân
- Một vật đang rơi từ một độ cao
Câu 16. Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?
- Nấm hương
- B. Nấm men
- Nấm cốc
- Nấm mốc
Câu 17. . Một lò xo dài thêm 20 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 15 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm.
- 45 cm
- 40 cm
- 50 cm
- 55 cm
Câu 18. Tại sao nấm không phải là 1 loại thực vật:
- không có dạng thân, lá
- Có dạng sợi
- Sinh sản chủ yếu bằng bào tử
- Không có diệp lục nên không quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ
Câu 19. Trong các thực vật sau, loại nào cơ thể có cả hoa, quả và hạt?
A.Cây bưởi
B.Cây vạn tuế
C.Nêu tản
D.Cây thông
Câu 20. Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sôi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?
- Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.
- Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.
- Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.
- Sau một thời gian sử dụng, ta phải thau rửa các lớp đáy bể lọc.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
- Thế nào là nguyên sinh vật?
- Nguyên sinh vật có vai trò gì đối với con người?
Câu 2. (2,0 điểm)
- Theo em, thực vật có vai trò gì đối với môi trường?
- Nêu những hậu quả của việc khai thác rừng quá mức?
Câu 3. (1,5 điểm)
Chọn cụm từ thích hợp vào chỗ chấm
- Dung môi là chất có khả năng (1)........... chất khác để tạo thành dung dịch
- Chất tan là chất bị...........( 2).......... trong dung môi
- Huyền phù là (3)............. gồm chất tan và dung môi
- Nhũ tương là .....(6)........... lỏng – lỏng không đồng nhất
Câu 4. (1,5 điểm)
Trong quá trình sản xuất, người ta khía đế giày dùng cho người đi bộ bằng những đoạn thẳng nằm ngang. Còn đế giày cho vận động viên quần vợt dùng những đoạn thẳng theo nhiều chiều khác nhau và các khía hình tròn. Giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó?
BÀI LÀM
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – MÔN KHTN
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Chủ đề |
TÊN BÀI HỌC | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | TỔNG CỘNG | |||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | ||||
Phần sinh học ( 50%) | |||||||||||
Đa dạng thế giới sống
| Nguyên sinh vật | 1 câu | 1 câu ( 1 đ) | 1 câu | 1 câu | 4 câu 1.6 điểm 16 % | |||||
Nấm | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 4 câu 0.8 điểm 8% | ||||||
Thực vật | 2 câu | 1 câu ( 2 đ) | 1 câu | 4 câu 2.6 điểm 26% | |||||||
Phần hóa học ( 25%) | |||||||||||
Chủ đề 3. Chất tinh khiết- Hỗn hợp- Phương pháp tách các chất | Chất tinh khiết- Hỗn hợp | 1 câu | 1 câu (1,5đ) | 1 câu | 3 câu 1.9 điểm 19% | ||||||
Phương pháp tách các chất | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0.4 điểm 4% | ||||||||
Chủ đề 5: Trái đất và bầu trời | Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng | 1 câu | 1 câu 0.2 điểm 2 % | ||||||||
Phần vật lý | |||||||||||
Chủ đề 9: Lực | Biến dạng của lò xo- Phép đo lực | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 3 câu 1,9 điểm 19% | ||||||
Lực ma sát | 1 câu | 1 câu | 1 câu (1,5đ) | 3 câu 0,6 điểm 6% | |||||||
Tổng số câu: 24 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 9 câu 3,9 điểm 39% | 6 câu 3.0 điểm 30% | 6 câu 2,5 điểm 25% | 3 câu 0.6 điểm 6% | |||||||