Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 CTST này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Cánh diều
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT: ………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Thành phần cấu tạo chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là:
A.màng nhân.
B.tế bào chất.
C.thành tế bào.
D.nhân tế bào.
Câu 2. Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng nào?
A. cơ năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng, …
B. năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng có ích
C. năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng tái tạo
D. năng lượng sạch và năng lượng gây ô nhiễm
Câu 3. Chọn câu không đúng khi nói về đặc điểm của ngành ruột khoang:
A. Là động vật bậc thấp, cơ thể hình trụ.
B. Đối xứng tỏa tròn, có nhiều tua miệng bắt mồi.
C. Sống môi trường trên cạn điển hình là ốc, thủy tức,…
D. Có thể làm thức ăn, làm nơi ẩn nấp cho động vật khác
Câu 4.Cơ thể đối xứng tỏa tròn, khoang cơ thể thông với bên ngoài lỗ mở ở phần trên gọi là miệng là đặc điểm của ngành
A. Giun tròn.
B.Ruột khoang.
C.Chân khớp.
D.Giun đốt.
Câu 5. Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
A.Cơ năng đã chuyển hóa thành công cơ học
B.Cơ năng đã chuyển hóa thành động năng
C.Cơ năng đã chuyển hóa thành thế năng
D.Cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng
Câu 6. Loài động vật nào dưới đây thuộc lớp Thú?
A. Cá mập
B. Cá heo
C. Cá chim
D. Cá chuồn
Câu 7. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Nhật thực: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng, _____ ở giữa thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.”
A. Mặt Trời
B. Mặt Trăng
C. Trái Đất
D. Ánh sáng
Câu 8. Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?
A. Trên đỉnh ngọn
B. Trong kẽ lá
C. Mặt trên của lá
D. Mặt dưới của lá
Câu 9. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng:
A. Nồi cơm điện
B. Bàn là điện.
C. Tivi.
D. Máy bơm nước.
Câu 10. Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?
A. Du canh du cư
B. Phá rừng làm nương rẫy
C. Trồng cây gây rừng
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện
Câu 11. Chọn đáp án đúng?
A. Mặt Trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác
B. Mặt Trăng phát ra ánh sáng
C. Mặt Trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất
D. Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.
Câu 12.Hình dưới đây, em liên tưởng đến vai trò gì của thực vật đối với con người và động vật
A. Làm cảnh
B. Làm thuốc
C. Cung cấp oxygen
D. Làm thức ăn
Câu 13. Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của hành tinh nào có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất.
A. Kim tinh
B. Thổ tinh
C. Hỏa tinh
D. Thủy tinh
Câu 14. Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học là:
A. Do sự khai thác không hợp lý và quá mức của con người
B. Do cháy rừng
C. Do lũ quét
D. Do biến đổi khí hậu
Câu 15. Bóng đèn sợi đốt treo trên trần nhà đang sáng thì năng lượng có ích là năng lượng nào?
A. nhiệt năng
B. quang năng
C. động năng
D. thế năng
Câu 16. Rùa núi vàng có giá trị
A. Thẩm mĩ, dược liệu.
B. Giá trị thực phẩm.
C. Vật liệu trong thủ công nghiệp.
D. Là động vật thí nghiệm.
Câu 17. Ta nhìn thấy các hành tinh trong hệ Mặt Trời là do:
A. các hành tinh phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trăng
B. các hành tinh tự phát ra ánh sáng
C. các hành tinh được Mặt Trời chiếu sáng rồi phản xạ đến Trái Đất
D. cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 18. Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thủy tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là:
A. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
B. Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh.
C. Hỏa tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh.
D. Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh
Câu 19. Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học:
1. Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
2. Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
3. Không chặt phá bừa bãi cây xanh
4. Không vứt rác bừa bãi, thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống
A. 1,2
B. 2,3
C. 1,2,3
D. 1,2,3,4
Câu 20. Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào? Chọn đáp án chính xác nhất.
A. Thế năng
B. Động năng
C. Cơ năng
D. Nhiệt năng
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Động vật được chia ra làm mấy nhóm? Những nhóm đó bao gồm các loài nào?
b. Em hãy nêu một số tác hại của động vật trong đời sống con người
Câu 2: (1,5 điểm)
a. Thế nào là năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo? Lấy ví dụ về nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo.
b. Nguồn năng lượng tái tạo khác nguồn năng lượng không tái tạo ở điểm nào?
Câu 3: (1,5 điểm)
a. Em hãy nêu khái niệm Hệ Mặt Trời. Trong hệ Mặt Trời bao gồm những gì?
b. Chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của của một hành tinh là gì? Biết rằng, càng xa Mặt Trời, chu kì quay xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Em hãy cho biết những hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Câu 4: (1,0 điểm)
Em hãy giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN KHTN 6 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2021 - 2022
CẤP ĐỘ
Chủ đề
|
TÊN BÀI HỌC | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
| VẬN DỤNG CAO | TỔNG CỘNG | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | |||
Phần sinh học | ||||||||||
Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống
| Thực hành phân loại thực vật | 1 câu |
| 1 câu |
| 1 câu |
|
|
| 3 câu 0,6 điểm 6% |
Động vật | 1 câu | 1 câu (2,0đ) | 2 câu |
| 1 câu |
|
|
|
5 câu 2,8 điểm 28% | |
Đa dạng sinh học |
|
| 2 câu |
| 1 câu |
|
| 1 câu (1,0đ) |
4 câu 1,6 điểm 16%
| |
Phần hóa học | ||||||||||
Chủ đề 11. Trái Đất và bầu trời | Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng |
|
| 1 câu |
| 1 câu |
|
|
| 2 câu 0,4 điểm 4% |
Hệ Mặt Trời và Ngân Hà |
| 0,5 câu (1,0đ) | 1 câu |
| 2 câu | 0,5 câu (0,5đ) |
|
| 4 câu 2,1 điểm 21% | |
Phần vật lý | ||||||||||
Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống | Năng lượng | 1 |
| 1 câu | 0,5 câu (1,0đ) | 1 câu | 0,5 câu (0,5đ) |
|
| 4 câu 2,1 điểm 21% |
Bảo toàn và sử dụng năng lượng |
|
| 2 câu |
|
|
|
|
| 2 câu 0,4 điểm 4% | |
Tổng số câu: 24 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 4,5 câu 3,6 điểm 36% | 10,5 câu 3,0 điểm 30% | 8,0 câu 2,4 điểm 24% | 1 câu 1,0 điểm 10% |
|