Đề thi cuối kì 1 KHTN 6 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 chân trời sáng tạo cuối kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 1 môn khoa học tự nhiên 6 CTST này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khóa lưỡng phân còn có tên gọi khác:
- Khóa hệ thống B. Khóa định loại
- Khóa phân giới D. Cả ba đáp án trên
Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng về nhiên liệu?
- Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng
- Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống
- Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
- Nhiên liệu là những chất cháy được sử dụng để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây đều có ở cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào?
(1) cấu tạo từ tế bào (2) có khả năng di chuyển (3) có sự lớn lên
(4) có nhiều loại mô đảm nhiệm các chức năng khác nhau trong cơ thể
- (1) và (2) B. (2) và (3) C. (1) và (3) D. (3) và (4)
Câu 4: Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là?
- Mô B. Tế bào C. Cơ quan D. Hệ cơ quan
Câu 5. Tên khoa học của loài được viết như thế nào là đúng?
- Từ đầu tiên là tên chi/ giống (viết thường), từ thứ hai là tên loài (viết hoa).
- Từ đầu tiên là loài (viết hoa), từ thứ hai là tên chi/ giống (viết thường).
- Từ đầu tiên là loài (viết thường), từ thứ hai là tên chi/ giống (viết hoa).
- Từ đầu tiên là tên chi/ giống (viết hoa), từ thứ hai là tên loài (viết thường).
Câu 6. Loại mô nào dưới đây không cấu tạo nên dạ dày người?
- Mô biểu bì B. Mô giậu
- Mô liên kết D. Mô cơ
Câu 7. Đơn vị của trọng lực là:
- Niuton (N) B. Gam (g)
- Niuton trên mét (N/m) D. Không có đơn vị
Câu 8. Việc dùng nào sau đây góp phần sử dụng hiệu quả nhiên liệu?
- Tạo các lỗ nhỏ trong viên than tổ ong
- Xếp củi khít vào nhau khi nhóm bếp
- Vặn ga thật to khi đun nấu
- Không vệ sinh kiềng bếp và mặt bếp gas sau khi đun nấu.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động
- Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động
- Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động
- Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng
Câu 10. Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện được khoảng:
- 3000 loại virus B. 4000 loại virus
- 5000 loại virus D. 600 loại virus
Câu 11. Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là
- phân loại sinh vật thành các nhóm nhỏ.
- gọi đúng tên sinh vật.
- sắp xếp sinh vật vào một hệ thống theo trật tự nhất định.
- phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp sinh vật vào hệ thống phân loại.
Câu 12. Môi trường sống của vi khuẩn:
- Chỉ ở dưới nước B. Chỉ ở trên cạn
- Ở khắp mọi nơi D. Chỉ sống trong cơ thể sinh vật khác
Câu 13. Loại nhiên liệu nào có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?
- Nhiên liệu hóa thạch
- Nhiên liệu khí
- Nhiên liệu rắn
- Nhiên liệu lỏng
Câu 14. Từ chỉ nguyên liệu có trong câu sau là: “Vì có độ cứng rất cao nên kim cương được dùng để làm mũi khoan, dao cắt thủy tinh”.
- Kim cương
- Mũi khoan
- Dao cắt thủy tinh
- Đáp án B và C
Câu 15. Một quyển sách 100g và một quả cân bằng sắt 100g đặt gần nhau trên mặt bàn
Nhận xét nào sau đây là không đúng?
- Hai vật có cùng trọng lượng B. Hai vật có cùng thể tích
- Hai vật có cùng khối lượng D. Có lực hấp dẫn giữa hai vật
Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Chất lỏng co lại khi lạnh đi
- Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau
- Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên
Câu 17. Vi khuẩn chủ yếu trong sữa chua uống probi là:
- Vi khuẩn E.coli B. Vi khuẩn Lactic
- Vi khuẩn Probiotic D. Vi khuẩn acetic
Câu 18. Vật thể được xem là nguyên liệu là
- Gạch nung
- Nồi niêu
- Đá vôi
- Niêu sành
Câu 19. Đâu là đặc trưng của lực?
- Độ lớn của lực B. Phương và chiều của lực
- Điểm đặt của lực D. Cả ba đặc trưng trên
Câu 20. Trẻ em thiếu vitamin nào sẽ dễ mắc bệnh còi xương?
- Vitamin A B. Vitamin B
- Vitamin C D. Vitamin D
- PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
- a) Em hãy điền các cụm từ thích hợp từ (1) -> (4) để nêu tên các thành phần cấu tạo của vi khuẩn
Câu 2. (2,0 điểm)
- a) Theo em, việc xây dựng khóa lưỡng phân có ý nghĩa gì?
- b) Xây dựng khóa lưỡng phân đối với các loài: cá, thằn lằn, khỉ đột và hổ
Câu 3. (1,5 điểm)
- Chất đạm (protein) rất cần thiết cho cơ thể với vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản cho hoạt động sống. Em hãy kể tên một số nguồn chất đạm (protein) từ tự nhiên.
- Khi nấu cháo cho em bé, người ta thường cho một ít dầu ăn vào lúc vừa tắt bếp và trộn đều. Theo em, việc làm này có tác dụng gì?
Câu 4. (1,5 điểm)
- a) Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (lực cản, lực hút, giảm, tăng)
Khi thả vật rơi, do …. của Trái Đất, vận tốc của vật ……
Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do ……. của cát nên vận tốc của bóng bị……
- b) Biểu diễn các vectơ lực sau đây:
b1. Trọng lực của một vật là 1500N ( tỉ lệ xích tùy chọn).
b2. Lực kéo một sà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N.
BÀI LÀM
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – MÔN KHTN
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Chủ đề |
TÊN BÀI HỌC | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | TỔNG CỘNG | |||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | ||||
Phần sinh học | |||||||||||
Chủ đề 7. Từ tế bào đến cơ thể Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống
| Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào | 1 câu | 1 câu | 2 0,4 điểm 4% | |||||||
Phân loại thế giới sống | 3 câu | 0,5 câu (0,5đ) | 1 câu | 0,5 câu (1,5đ) | 5 câu 2,8 điểm 28% | ||||||
Virus và Vi khuẩn | 1 câu | 1 câu (1,0đ) | 1 câu | 1 câu | 4 câu 1,6 điểm 16% | ||||||
Phần hóa học | |||||||||||
Chủ đề 4. Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm… | Nhiên liệu và an ninh năng lượng | 1 câu | 2 câu | 3 câu 0,6 điểm 6% | |||||||
Một số nguyên liệu | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0,4 điểm 4% | ||||||||
Một số lương thực – thực phẩm | 1 câu | 0,5 câu (0,75đ) | 0,5 câu (0,75đ) | 2 câu 1,7 điểm 17% | |||||||
Phần vật lý | |||||||||||
Chủ đề 9. Lực | Thang nhiệt độ Celsius, đo nhiệt độ | 1 câu | 1 câu 0,2 điểm 2% | ||||||||
Lực và biểu diễn lực - Tác dụng của lực | 1 câu | 0,5 câu (0,5đ) | 1 câu | 0,5 câu (1,0đ) | 3 câu 1,9 điểm 19% | ||||||
Lực hấp dẫn và trọng lượng | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0,4 điểm 4% | ||||||||
Tổng số câu: 24 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 11,0 câu 3,8 điểm 38% | 7 câu 1,4 điểm 14% | 5,5 câu 4,05 điểm 40,5% | 0,5 câu 0,75 điểm 7,5% | |||||||