Đề thi cuối kì 2 công dân 6 kết nối tri thức (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 6 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 2 môn Công dân 6 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công dân 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Câu 1. “Quyền công dân không tách rời…..(1)…… Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Mọi người có nghĩa vụ …..(2)……quyền của người khác”. Từ còn thiếu trong chỗ (...) là:
A. (1). lợi ích cơ bản của công dân; (2). thực hiện.
B. (2). nghĩa vụ với Nhà nước; (2). thực thi.
C. (1). nghĩa vụ công dân; (2). tôn trọng.
D. (1). lợi ích quốc gia, dân tộc; (2). đảm bảo.
Câu 2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xây dựng và ban hành Luật Trẻ em vào năm nào?
A. 2014. | B. 2016. | C. 2012. | D. 2010. |
Câu 3. Đối tượng đầu tiên chịu trách nhiệm về quản lí và bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng, bị mua bán là:
A. Cơ quan tổ chức địa phương. | B. Cơ sở giáo dục. |
C. Bố mẹ hoặc người đỡ đầu. | D. Nhà trường. |
Câu 4. Khi phát hiện việc thực hiện quyền trẻ em của gia đình, nhà trường, cộng đồng chưa hợp lí, trẻ em cần:
A. Có thái độ phù hợp. | B. Có thái độ cứng rắn. |
C. Có thái độ bình tĩnh. | D. Có thái độ cứng rắn. |
Câu 5. Trong các hành vi sau, hành vi nào đã thực hiện đúng quyền trẻ em?
A. Ngược đãi trẻ em.
B. Thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ em.
C. Lôi kéo trẻ em tham gia vào các tệ nạn xã hội.
D. Bắt trẻ em bỏ học để đi lao động kiếm tiền.
Câu 6. Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo quy định trong Hiến pháp 2013?
A. Đọc thư của người khác khi chưa được cho phép.
B. Đọc thư giúp người khiếm thị.
C. Kiểm tra số lượng thư khi gửi.
D. Trả thư vì không đúng tên người nhận.
Câu 7. Quyền cơ bản của công dân là gì?
A. Những việc Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
B. Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật.
C. Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, gắn với lợi ích của quốc gia, dân tộc, được đảm bảo theo Hiến pháp.
D. Những việc Nhà nước đảm bảo cho công dân, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Câu 8. Ngăn cấm trẻ em học tập, vui chơi là hành động vi phạm đến nhóm quyền nào của trẻ em?
A. Nhóm quyền tham gia. | B. Nhóm quyền bảo vệ. |
C. Nhóm quyền sống còn. | D. Nhóm quyền phát triển. |
Câu 9. Em T (9 tuổi) được cô giáo và các bạn đưa vào bệnh viện cấp cứu vì có biểu hiện đau bụng dữ dội. Nhưng bác sĩ nói rằng, không thể khám và cấp cứu cho em T ngay được vì còn rất nhiều bệnh nhân đến trước, đang xếp hàng chờ khám và không có ưu tiên.
Theo em, hành vi của bác sĩ có vi phạm quy định của Luật trẻ em không? Vì sao?
A. Có. Vì trẻ em có quyền được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
B. Có. Vì trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe.
C. Có. Vì trẻ em có quyền được sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
D. Có. Vì trẻ em có quyền được được ưu tiên tiếp cận, khám bệnh, chữa bệnh.
Câu 10. Thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, một số trường trung học cơ sở tổ chức lấy ý kiến đóng góp của giáo viên và học sinh vào việc xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực. Nhiều bạn học sinh băn khoăn, không biết học sinh có quyền tự do ngôn luận hay không và cho rằng đây là quyền của các thầy cô giáo, không phải của mình, nên không tham gia.
Theo em nhóm học sinh trên có suy nghĩ đúng hay sai? Vì sao?
A. Đúng, vì học sinh không có quyền tự do ngôn luận
B. Đúng, vì trong Hiến pháp không có quyền tự do ngôn luận.
C. Sai, vì chỉ riêng học sinh mới có quyền tự do ngôn luận.
D. Sai, vì bất kì công dân nào cũng có quyền tự do ngôn luận.
Câu 11. Quyền được tham gia vào những việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em (bày tỏ nguyện vọng, ý kiến của mình) thuộc nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền sống còn. | B. Nhóm quyền bảo vệ. |
C. Nhóm quyền phát triển. | D. Nhóm quyền tham gia. |
Câu 12. L là một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ. Em sống với mẹ và 3 đứa em. Năm L 14 tuổi, có người đàn ông đến xin nhận em làm con nuôi, hứa với mẹ L sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo và cho em đi học tiếp. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mẹ L đồng ý cho em làm con nuôi người ta mà không hỏi ý kiến L. Khi ở nhà người đàn ông này, L không được đối xử tử tế, không được đi học, phải làm tất cả việc nhà. Theo em, mẹ L có lỗi không? Vì sao?
A. Có. Vì đã tự ý cho L làm con nuôi người khác mà không hỏi ý kiến của L.
B. Có. Vì đã tin tưởng người khác mà làm tổn hại đến L.
C. Không. Vì mẹ L có quyền cho cho con để người khác làm con nuôi.
D. Không. Vì mẹ L chỉ muốn L có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu 13. Công dân Việt Nam được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào?
A. Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
C. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
D. Quyền bí mật cá nhân và bí mật gia đình.
Câu 14. Đâu không phải là điều sẽ xảy ra nếu quyền trẻ em không được thực hiện?
A. Trẻ em được tham gia trại hè quốc tế.
B. Trẻ em bị lợi dụng để buôn bán ma túy.
C. Trẻ em không được chăm sóc khi cha mẹ li hôn.
D. Trẻ em bị ép buộc, bóc lột làm việc quá sức.
Câu 15. Em M mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được vợ chồng bà L – chủ một quán ăn nhận nuôi. Mới học hết tiểu học nhưng M đã phải nghỉ học để phụ giúp việc trong quán. Sau hơn 3 năm, M đã phải làm việc quần quật, thường xuyên bị hành hạ. Một bác hàng xóm đã trình báo sự việc với công an, vợ chồng bà L bị bắt giữ và xét xử theo pháp luật. Em M được nhận vào học tiếp tại trung tâm giáo dục thường xuyên.
Theo em, vợ chồng bà L đã vi phạm quyền trẻ em nào?
A. Các nhóm quyền: bảo vệ, phát triển, tham gia.
B. Các nhóm quyền: bảo vệ, sống còn, phát triển.
C. Các nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, tham gia.
D. Các nhóm quyền: sống còn, phát triển, tham gia.
Câu 16. Trong các hành vi sau, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?
A. Tặng sách vở cho các trẻ em ở vùng sâu vùng xa.
B. Vận động trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt học tập tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.
C. Dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
D. Nhận nuôi và ép buộc trẻ em đi ăn xin.
……………………………………………
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
a. Nghĩa vụ cơ bản của công dân làm gì?
b. Theo em, quyền và nghĩa vụ nào là quan trọng nhất đối với học sinh? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm)
a. Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi.
Bố mẹ mua cho D rất nhiều truyện tranh. Nhưng D không thích nên mang cho bạn. Khi biết chuyện, bố mẹ rất tức giận và đã mắng D. D cảm thấy rất ấm ức vì cho rằng mình là trẻ em nên có quyền cho bạn sách, bố mẹ được phản đối.
Theo em, D hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này là đúng hay sai? Vì sao?
b. Từ câu nói “Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai”, em có liên hệ gì đến ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | 4 | 1 ý | 2 | 2 | 1 ý | |||
Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em | 4 | 2 | 1 ý | |||||
Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em | 4 | 4 | 2 | 1 ý | ||||
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 ý | 8 | 1 ý | 4 | 1 ý | 1 ý | |
Điểm số | 3,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Nhận biết | - Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. | 4 | 1 | C1, C7, C13, C20 | C1a |
Thông hiểu | - Trình bày được các nghĩa vụ cơ bản mà công dân phải thực hiện. | 2 | C6, C23 | |||
Vận dụng | Thực hiện được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phù hợp với lứa tuổi. | 2 | 1 ý | C10, C18 | C1b | |
Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em | Nhận biết | - Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em. | 4 | C2, C11, C17, C19 | ||
Thông hiểu | - Nêu được ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em. | 2 | 1 ý | C14, C22 | C2a | |
Vận dụng | ||||||
Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em | Nhận biết | - Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em. | 4 | C3, C4, C21, C24 | ||
Thông hiểu | - Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng. - Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em. | 4 | 1 ý | C5, C8, C15, C16 | ||
Vận dụng | - Bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt quyền trẻ em. | 2 | C9, C12 | |||
Vận dụng cao | - Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em. | 1 ý | C2b |