Đề thi cuối kì 2 HĐTN 6 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 2 môn HĐTN 6 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hướng nghiệp 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 6
– KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Nghề truyền thống thường gắn liền với điều gì?
A. Văn hóa và tập quán địa phương.
B. Công nghệ hiện đại.
C. Sản xuất hàng loạt.
D. Xu hướng thời trang quốc tế.
Câu 2. Ví dụ nào dưới đây là nghề truyền thống của Việt Nam?
A. Vẽ tranh 3D kỹ thuật số.
B. Làm gốm Bát Tràng.
C. Sản xuất ô tô.
D. Lập trình game.
Câu 3. Người làm nghề truyền thống có liên quan tới yêu cầu công việc như thế nào_?
A. Chỉ thích thực hành.
B. Thích làm những công việc thủ công..
C. Chỉ thích sử dụng công cụ hiện đại.
D. Không thích các sản phẩm làm thủ công.
Câu 4. Nghề nào sau đây phù hợp với yêu cầu tỉ mỉ, khéo léo, sáng tạo?
A. Ca sĩ.
B. Làm gốm.
C. Nội chợ.
D. Lao công.
Câu 5. Vì sao chúng ta cần bảo tồn nghề truyền thống?
A. Vì nghề truyền thống thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Vì nghề truyền thống luôn có lợi nhuận cao nhất.
C. Vì nghề truyền thống không cần thay đổi để thích nghi.
D. Vì nghề truyền thống phù hợp với mọi quốc gia.
Câu 6. Các sản phẩm của nghề truyền thống có ý nghĩa gì trong đời sống?
A. Làm đẹp cho cuộc sống và lưu giữ giá trị văn hóa.
B. Phục vụ hoàn toàn nhu cầu công nghệ hiện đại.
C. Thay thế các sản phẩm công nghiệp.
D. Chỉ dùng để trưng bày mà không ứng dụng được.
Câu 7. Vì sao xã hội và nhu cầu việc làm ảnh hưởng đến việc chọn nghề của em?
Vì mọi nghề đều có cơ hội làm việc như nhau.
Vì chọn nghề có nhu cầu cao sẽ tìm được việc làm.
Vì xã hội luôn cần những nghề không phổ biến.
Vì chọn nghề không liên quan đến nhu cầu xã hội cũng không quan trọng.
Câu 8. Khi đánh giá khả năng bản thân để chọn nghề, em cần xem xét điều gì?
Năng lực bạn bè, mong muốn của người khác.
Khả năng tài chính của gia đình.
Sở thích cá nhân, năng lực học tập, kĩ năng thực hành.
Những nghề đang hot trên mạng xã hội.
Câu 9. Nếu em tham gia làm một sản phẩm từ nghề truyền thống và gặp khó khăn, em sẽ làm gì?
A. Hỏi người hướng dẫn và thực hành lại nhiều lần.
B. Bỏ qua và chọn công việc dễ hơn.
C. Yêu cầu người khác làm giúp mình.
D. Không tham gia nữa vì quá khó.
Câu 10. Em có ý tưởng nào để giới thiệu nghề làm tranh Đông Hồ đến các bạn trong lớp?
A. Chuẩn bị tranh mẫu và kể câu chuyện về nghề làm tranh Đông Hồ.
B. Tổ chức thi vẽ tranh Đông Hồ trong giờ mỹ thuật.
C. Mời nghệ nhân về chia sẻ cách làm tranh.
D. Chuẩn bị bài thuyết trình và phát tài liệu về nghề.
Câu 11. Điều gì sẽ xảy ra nếu em chọn một nghề không phù hợp với năng lực và tính cách của mình?
Vẫn thành công nếu cố gắng hết sức.
Vẫn sẽ dễ dàng thích nghi với nghề đó.
Không có vấn đề gì xảy ra, vì nghề nào cũng có thể học được.
Có thể cảm thấy áp lực, chán nản và không muốn gắn bso lâu dài với nghề.
Câu 12. Bạn Nam luôn chểnh mảng, khá hậu đậu và thiếu tính kiên nhẫn trong những việc làm đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Theo em, với những phẩm chất vậy, Nam có phù hợp với công việc làm nghề gốm, sứ không?
A. Có, vì ai cũng có thể làm nghề đó được.
B. Không, vì những phẩm chất của Nam chưa phù hợp với đặc thù của công việc.
C. Vẫn có thể làm được nếu sửa đổi tính cách.
D. Không bao giờ làm được nghề gốm.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Theo em, nghề truyền thống có vai trò như thế nào trong việc phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam hiện nay?
b. Một số người cho rằng “Các nghề thủ công truyền thống ngày càng không có chỗ đứng trong xã hội hiện đại, vì không thể cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Câu 2 (1,0 điểm). Hãy chọn một nghề thủ công truyền thống em yêu thích và nêu lên những yêu cầu về kỹ năng và tính cách cần thiết để làm tốt công việc đó. Đồng thời, em sẽ làm gì để phát triển các kỹ năng và phẩm chất này?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 6
– KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề 8. Khám phá thế giới nghề nghiệp | 2 | 0 | 2 | 1 ý | 2 | 1 ý | 0 | 0 | 6 | 2 ý | 6.0 |
Chủ đề 9. Hiểu bản thân – Chọn đúng nghề | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 ý | 6 | 1 ý | 4.0 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 4 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 12 | 3 ý | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 2,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 9 NÔNG NGHIỆP 4.0
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 8 | 6 | 1 | ||||
Khám phá thế giới nghề nghiệp | Nhận biết | - Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của nghề truyền thống. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Hiều được ý nghĩa, tầm quan trọng của nghề truyền thống. - Nhận thức được vai trò quan trọng của nghề truyền thống đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa | 2 | 1 ý | C5, 6 | C1a (TL) | |
Vận dụng | - HS biết áp dụng kiến thức để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. - Hiểu được những thách thức mà các nghề này phải đối mặt trong bối cảnh xã hội hiện đại. | 2 | 1 ý | C9, 10 | C1b (TL) | |
Vận dụng cao | ||||||
Chủ đề 9 | 6 | 1 | ||||
Hiểu bản thân – Chọn đúng nghề | Nhận biết | - Hiểu được mối liên hệ giữa nghề truyền thống và yêu cầu công việc, đặc biệt là sự yêu thích thực hành, làm thủ công, và sử dụng công cụ phù hợp với nghề. - Nhận thức được sự phù hợp của nghề làm gốm với yêu cầu công việc tỉ mỉ, khéo léo và sáng tạo. | 2 | C3, 4 | ||
Thông hiểu | - Hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội và khả năng bản thân, bao gồm sở thích, năng lực và kỹ năng thực hành. | 2 | C7, 8 | |||
Vận dụng | - Biết được hậu quả việc chọn nghề không phù hợp. - Đánh giá được mức độ phù hợp với công việc trong tình huống. | 2 | C11, 12 | |||
Vận dụng cao | - Xác định được yêu cầu về kỹ năng và tính cách khi chọn nghề thủ công truyền thống, đồng thời đưa ra các biện pháp phát triển các phẩm chất cần thiết để phù hợp với nghề. | 1 | C2 (TL) |