Đề thi cuối kì 2 lịch sử 11 cánh diều (Đề số 9)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 9. Cấu trúc đề thi số 9 học kì 2 môn Lịch sử 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 11 cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: …………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Với vị trí địa lý và tài nguyên phong phú của Biển Đông, Việt Nam có thể khai thác phát triển nhiều ngành mũi nhọn, ngoại trừ

A. giao thông hàng hải.                                   

B. du lịch biển.         

C. công nghiệp khai khoáng.                         

D. chăn nuôi gia cầm.

Câu 2. Ngành kinh tế nào sau đây của Biển Đông được đẩy mạnh nhờ hệ sinh vật  đa dạng dưới đáy biển và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp?

A. Du lịch biển.

B. Nuôitrồng thủy, hải sản.

C. Khaithác khoáng sản.

D. Đánh bắt cá.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò quan trọng của Biển Đông về mặt kinh tế?

A. Biển Đông là nơi diễn ra quá trình giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

B. Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hải nhộn nhịp thứ hai thế giới.

C. Các nước Đông Nam Á ven biển hưởng lợi trực tiếp về kinh tế từ biển Đông.

D. Các nước ven biển Đông có hoạt động khai thác hải sản và dầu khí sôi động.

Câu 4. Ở Việt Nam, những cảng lớn nào sau đây được xây dựng dọc bờ biển, giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế? 

A. Cảng Đồng Nai, cảng Đà Nẵng, cảng Long An. 

B. Cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn. 

B. Cảng Vũng Áng, cảng Hà Nội, cảng Hội An. 

D. Cảng Long Bình, cảng Hưng Yên, cảng Cam Ranh. 

Câu 5. Biển Đông là cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây? 

A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. 

B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. 

C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. 

D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 

Câu 6. Về quốc phòng, an ninh, tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam được thể hiện ở điểm nào sau đây?

A. Là tuyến phòng thủ từ phía đông của đất nước.

B. Là nơi có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng.

C. Là khu vực tập trung các tuyến đường chiến lược.

D. Là nơi có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới.

Câu 7. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, quốc gia nào đại diện cho quyền lợi của Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

A. Trung Quốc.             

B. Anh.             

C. Pháp.

D. Mỹ. 

Câu 8. Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số nước thuộc khu vực nào sau đây?

A. Châu Phi.             

B. Châu Mĩ.           

C. ChâuÂu.

D. ChâuÁ.

Câu 9. Ở khu vực Biển Đông, các nước có những hoạt động kinh tế nào? 

A. Thương mại, nông nghiệp, luyện kim. 

B. Ngân hàng, nông nghiệp, chế tạo ô tô. 

C. Thương mại, khai thác hải sản và dầu khí, du lịch. 

D. Khai thác hải sản và dầu khí, nông nghiệp, luyện kim. 

Câu 10. Việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông? 

A. Khẳng định xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

B. Tổ chức khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

C. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

D. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

Câu 11. Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất, đem lại lợi ích to lớn ở thềm lục địa Việt Nam là 

A. dầu khí.

B. gỗ lim.

C. cánh kiến. 

D. đồi mồi.

Câu 12. Quốc gia nào sau đây tiếp giáp với Biển Đông? 

A. Xin-ga-po.

B. Pháp. 

C. Lào. 

D. Ấn Độ. 

Câu 13. Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven Biển Đông có đặc điểm như thế nào? 

A. xuất hiện quá trình giao thoa giữa các nền văn minh lớn trong lịch sử thế giới. 

B. tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của thế giới. 

C. điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất của thế giới. 

D. có vị trí trung tâm trên con đường Tơ lụa trên biển. 

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông?

A. Biển Đông là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất châu Á.

B. Biển Đông có hàng trăm loài sinh vật, bao gồm cả động vật và thực vật.

C. Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn.

D. Biển Đông là nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội đa dạng.

Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông?

A. Biển Đông là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất châu Á.

B. Biển Đông có hàng trăm loài sinh vật, bao gồm cả động vật và thực vật.

C. Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn.

D. Biển Đông là nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội đa dạng.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của Biển Đông về  kinh tế đối với Việt Nam?

A. Là con đường để Việt Nam giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác.

B. Là cửa ngõ để Việt Nam giao lưu kinh tế với các nước khác trên thế giới.

C. Cung cấp tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học biển và nguồn giống hải sản.

D. Tạo điều kiện thuận lợi đề phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch biển.

…………………………………….

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:  

“Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng” (năm 1979, 1981, 1988) về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Ngày 14 – 3 – 1988, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố lên án Trung Quốc gây xung đột vũ trang tại Trường Sa và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4 – 2007, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa”.

(Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

NXB Chính trị quốc gia, 2013, tr.46)

a. Trong các thập niên 80 - 90 của thế kỉ XX, Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng”, đấu tranh về pháp lý để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

b. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã từng bị Trung Quốc gây xung đột vũ trang nhằm xâm chiếm.

c. Trong Tuyên bố của mình năm 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định sẽ đáp trả về quân sự đối với hành động gây xung đột vũ trang của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa.

d. Một trong những biện pháp để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam là thành lập các đơn vị hành chính tại quần đảo này.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:  

        “Quần đảo Hoàng Sa (trực thuộc huyện đảo Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng) bao gồm hai nhóm đảo chính: nhóm phía tây (nhóm Lưỡi Liềm hay Trăng Khuyết) gồm một số đảo như Hoàng Sa, Tri Tôn, Hữu Nhật, Duy Mộng,…; nhóm phía đông (nhóm An Vĩnh) gồm các đảo tương đối lớn như Phú Lâm, Đa Cây, Linh Côn và các bãi ngầm, trong đó lớn nhất là đảo Phú Lâm.

        Quần đảo Trường Sa (trực thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) được chia thành 8 cụm là Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm (An Bang) và Bình Nguyên”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ cánh diều, tr.81)

a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về tiềm năng phát triển du lịch của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

b. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần lượt trực thuộc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

c. Đảo Phú Lâm là một trong những đảo lớn nhất thuộc nhóm phía đông của quần đảo Hoàng Sa.

d. Nhóm đảo Loại Ta là 1 trong 8 cụm thuộc quần đảo Trường Sa.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

     “Với chủ trương nhất quán giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng. Việt Nam đã chủ động cùng các quốc gia có liên quan đàm phán, phân định các vùng biển chồng lấn theo quy định của Công ước, góp phần tạo môi trường ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển, như kí thỏa thuận hợp tác cùng phát triển dầu khí với Ma – lai – xi – a (1992), phân định biển với Thái Lan (1997), phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (2000), phân định thềm lục địa với In – đô – nê – xi – a (2003)”.

 (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.89)

a. Việt Nam chủ trương nhất quán giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình, thương lượng.

b. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển là một văn bản pháp lý quan trọng giúp Việt Nam có thể giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua luật pháp quốc tế.

c. Việt Nam đã chủ động đàm phán và kí kết thỏa thuận với nhiều quốc gia có chung Biển Đông nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh trên biển.

d. In – đô – nê – xi – a và Việt Nam đã đàm phán và cùng đi đến thỏa thuận hợp tác phát triển dầu khí trên biển năm 2003.

………………………………..

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

…………………………………….
 

TRƯỜNG THPT.........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử

8

2

1

1

1

Nhận thức và tư duy lịch sử 

4

4

3

6

2

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

2

4

2

TỔNG

12

8

4

4

7

5

24

16


 

TRƯỜNG THPT.........

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và 

tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng

đã học

TN nhiều đáp án

(số câu)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số câu)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH

 HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

24

16

24

16

Bài 12. Ví trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Nhận biết

 Xác định được vị trí địa lí của Biển Đông và vị trí của các đảo, quần đảo ở Biển Đông trên bản đồ. 

Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.

6

3

C5, C8, C12, C15, C17, C23

C2a, C4a, C4d

Thông hiểu

 Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông. 

4

4

C2, C3, C9, C13

C2c, C2d, C4b, C4c

Vận dụng

Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, đề xuất các biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông. 

2

1

C18, C22

C2b

Bài 13. Việt Nam và Biển Đông

Nhận biết

Nêu được Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử. 

6

1

C6, C7, C11, C14, C20, C21

C1a

Thông hiểu

Nêu được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối Với Việt Nam về quốc phòng, an ninh, và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. 

Trình bày được những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. 

4

3

C1, C4, C10, C16

C1b, C1c, C3b

Vận dụng

Nêu được chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 

Trân trọng những thành quả đấu tranh, bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử.

Sẵn sàng tham gia đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam. 

2

4

C19, C24

C1d, C3a, C3c, C3d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay