Đề thi cuối kì 2 lịch sử 11 kết nối tri thức (Đề số 6)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn Lịch sử 11 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: …………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1. Biển Đông là vùng biển thuộc 

A. Ấn ĐộDương.         

B. TháiBình Dương.         

C. Đại Tây Dương.

D. Địa Trung Hải.

Câu 2. Về vị trí địa lý, biển Đông được coi là cầu nối giữa Thái Bình Dương và 

A. Bắc Băng Dương.       

B. Ấn Độ Dương.       

C. Đại Tây Dương.

D. Địa Trung Hải.

Câu 3. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc.           

B. Hàn Quốc.           

C. Việt Nam.             

D. Nhật Bản.

Câu 4. Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số nước thuộc khu vực nào sau đây?

A. Châu Phi.             

B. Châu Mĩ.           

C. Châu Âu.

D. Châu Á. 

Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông?

A. Biển Đông là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất châu Á.

B. Biển Đông có hàng trăm loài sinh vật, bao gồm cả động vật và thực vật.

C. Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn.

D. Biển Đông là nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội đa dạng.

Câu 6. Hiện nay, quần đảo Hoàng Sa trực thuộc quyền quản lý hành chính của 

A. thành phố Đà Nẵng.

B. tỉnh Bà Rịa – VũngTàu.

C. tỉnh Cà Mau.

D. tỉnh Khánh Hòa.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với Việt Nam về mặt kinh tế?

A. Tạo thế mạnh về dịch vụ hàng hải cho nước ta trên Biển Đông.

B. Tạo tuyến phòng thủ nhiều tầng từ xa đến gần để bảo vệ đất liền.

C. Tạo thế mạnh để phát triển kinh tế du lịch biển đảo cho nước ta.

D. Tạo thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Câu 8. Đối với Việt Nam, tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa được thể hiện ở điểm nào sau đây ?

A. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.

B. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam.

C. Có ý nghĩa về chiến lược quốc phòng, an ninh, kinh tế biển.

D. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng.

Câu 9. Đặc điểm chung về vị trí địa lý của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là

A. gần với khu vực đất liền Việt Nam nhất.

B. nằm ở vị trí trung tâm của Biển Đông.

C. đều thuộc khu vực miền Bắc Việt Nam.

D. đều thuộc khu vực miền Nam Việt Nam.         

Câu 10. Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng  trên biển Đông là điều kiện thuận lợi để các nước 

A. kiểm soát, đảm bảo an ninh giao thông trên biển.

B. xây dựng cơ sở hậu cần, kỹ thuật, phục vụ quân sự.

C. phát triển hoạt động kinh tế có tầm chiến lược.

D. xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân.

Câu 11. Đối với Việt Nam, tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa được thể hiện ở điểm nào sau đây ?

A. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.

B. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam.

C. Có ý nghĩa về chiến lược quốc phòng, an ninh, kinh tế biển.

D. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng.

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam?

A. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông chỉ thuận lợi để đầu tư và phát triển du lịch.

B. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế và tiềm năng to lớn về tài nguyên biển.

C. Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo là không gian trọng yếu để phát triển văn hóa.

D. Biển đảo là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho cuộc sống của nhân dân Việt Nam.

Câu 13. Bờ biển nước ta dài 3260k, trải dài từ 

A. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.

B. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh An Giang

C. tỉnh Thái Bình đến tỉnh Cà Mau.              

D. tỉnh Nam định đến tỉnh Bình Thuận.

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tầm quan trọng của Biển Đông về  quốc phòng, an ninh đối với Việt Nam?

A. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển đa dạng.

B. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.

C. Là con đường giao thương giữa các vùng trong cả nước.

D. Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải.

Câu 15. Một trong những bãi biển nổi tiếng của nước ta ở miền Trung, là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước là

A. Hạ Long.         

B. Đà Nẵng.       

C. Phú Quốc.         

D. Cát Bà.

Câu 16. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, quốc gia nào đại diện cho quyền lợi của Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

A. Trung Quốc.             

B. Anh.             

C. Mỹ.               

D. Pháp.

………………………………………

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:  

    “Biển Đông là nơi cư trú của 12 nghìn loài sinh vật, trong đó có khoảng 2040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú… Trong khu vực này, tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn. 

Khu vực thềm lục địa của biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru – nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa,…”.

       (Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông,

 NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.33, 71 – 72)

a. Đoạn trích cung cấp thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở Biển Đông.

b. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông rất phong phú đa dạng, nhưng chỉ có động vật mà không có thực vật.

c. Dầu khí là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản đặc biệt quan trọng ở Biển Đông.

d. Nguồn dầu khí ở Biển Đông chỉ có thể được khai thác ở 3 địa điểm: bồn trũng Bru – nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:  

        “Họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy. Lấy được hoá vật của tàu như là gươm ngựa, hoa bạc, hòn bạc, đổ đổng, khối chì, súng, ngà voi, đổ sứ, đổ chiêm, cùng là vỏ đồi mồi, hải sâm, hạt ốc vân rất nhiều... Đến kì tháng 8 thì về. Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải. Lệnh cho đi chiếc thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên”.

                                      (Theo Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục,

 NXB Văn hoá - Thông tin, 2007, tr. 155)

a. Đoạn trích trong cuốn “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn trình bày quá trình hình thành và phát triển của quần đảo Hoàng Sa.

b. Nhà Nguyễn đặt đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải nhằm thực hiện quyền quản lý của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

c. Đội Hoàng Sa do nhà Nguyễn thành lập gồm 70 người, thực hiện nhiệm vụ của mình tại quần đảo Hoàng Sa định kì hàng năm từ tháng 2 đến tháng 10.

d. Một trong những nhiệm vụ của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải là khai thác sản vật, thu lượm hàng hóa của những con tàu gặp nạn ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:  

     “Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam”.

(Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)

a. Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhiều bằng chứng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

b. Quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam hiện nay có sự gắn bó mật thiết với Biển Đông.

c. Trách nhiệm phát triển bền vững kinh tế biển không liên quan đến những người dân sống trong khu vực đất liền.

d. Nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh quốc phòng luôn có sự gắn bó mật thiết, không tách rời nhau.

……………………………………….

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

……………………………………….
 

TRƯỜNG THPT.........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử

8

2

3

2

Nhận thức và tư duy lịch sử 

4

4

3

4

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

2

4

4

TỔNG

12

8

4

3

4

8

24

16


 

TRƯỜNG THPT.........

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và 

tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng

đã học

TN nhiều đáp án

(số câu)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số câu)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH

 HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

24

16

24

16

Bài 12. Ví trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Nhận biết

 Xác định được vị trí địa lí của Biển Đông và vị trí của các đảo, quần đảo ở Biển Đông trên bản đồ. 

Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.

6

1

 C1, C2, C3, C4, C5, C6

C1a

Thông hiểu

 Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông. 

4

3

C7, C8, C9, C10

C1b, C1c, C1d

Vận dụng

Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, đề xuất các biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông. 

2

4

C11, C12

C3a, C3b, C3c, C3d

Bài 13. Việt Nam và Biển Đông

Nhận biết

Nêu được Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử. 

6

2

C13, C14, C15, C16, C17, C18

C2a, C4a

Thông hiểu

Nêu được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối Với Việt Nam về quốc phòng, an ninh, và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. 

Trình bày được những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. 

4

4

C19, C20, C21, C22

C2b, C2c, C4b, C4c

Vận dụng

Nêu được chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 

Trân trọng những thành quả đấu tranh, bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử.

Sẵn sàng tham gia đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam. 

2

2

C23, C24

C2d, C4d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay