Đề thi giữa kì 1 lịch sử 11 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Lịch sử 11 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Trước năm 1945, quốc gia duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là

  1. Liên Xô. B. Trung Quốc.               C. Việt Nam.                            D. Cu-ba.

Câu 2. Chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô vào thời gian nào?

  1. 1990. B. 1991. C. 1992.                          D. 1993.

Câu 3. Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nga gắn liền với sự kiện nào sau đây?

  1. Cách mạng tháng Hai ở Nga thành công (1917).
  2. Cách mạng tháng Mười ở Nga thành công (1917).
  3. Chính sách Cộng sản thời chiến được ban hành (1919).
  4. Chính sách Kinh tế mới (NEP) được ban hành (1921).

Câu 4. Vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, đời sống kinh tế - xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ có sự chuyển biến to lớn, do tác động của

  1. cách mạng 4.0. B. cách mạng nhung.
  2. cách mạng công nghiệp. D. cách mạng công nghệ.

Câu 5. Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm

  1. tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài.
  2. giúp đỡ kinh tế và khai hóa văn minh cho các nước chậm phát triển.
  3. di dân sang các nước chậm phát triển, giải quyết khủng hoảng dân số.
  4. thúc đẩy sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc.

Câu 6. Ý nào phản ánh đúng thời gian chủ nghĩa tư bản mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới?

  1. Nửa sau thế kỉ XVIII. B. Nửa sau thế kỉ XX.
  2. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. D. Nửa sau thế kỉ XXI.

Câu 7. Nguồn cung cấp nguyên liệu (bông, thuốc lá…) và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của Anh trước Cách mạng tư sản là

  1. 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. B. Nam Mỹ.
  2. Châu Phi. D. Đông Nam Á.

Câu 8.Người nắm mọi quyền lực ở Anh trước trước Cách mạng tư sản là

  1. Giáo hội Anh giáo. B. Quý tộc phong kiến.
  2. Vua. D. Nông dân.

Câu 9. Nhiệm vụ dân chủ của Cách mạng tư sản là

  1. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất.
  2. xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.
  3. xóa bỏ tình trạng phân tán về chính trị, chia cắt về lãnh thổ.
  4. giải phóng dân tộc, lập nên quốc gia mới.

 Câu 10. Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là

  1. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít-va.
  2. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
  3. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a.
  4. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ni-a.

Câu 11. Trong những năm 1918 - 1921, nhân dân Nga Xô viết đã tiến hành

  1. chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.
  2. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
  3. cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.
  4. tiến hành Chiến tranh Vệ quốc chống lại phát xít Đức.

Câu 12. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (bắt đầu từ năm 1868) mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức

  1. nội chiến cách mạng. B. cải cách, canh tân đất nước.
  2. chiến tranh giành độc lập. D. đấu tranh thống nhất đất nước.

Câu 13. Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á?

  1. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công.
  2. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
  3. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.
  4. Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô?

  1. Phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện cải cách, cải tổ.
  2. Chế độ xã hội chủ nghĩa không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
  3. Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học -công nghệ.
  4. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Câu 15. Tình hình thế giới và trong nước từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp bách nào đối với Trung Quốc?

  1. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
  2. Tập trung phát triển công nghiệp nặng.
  3. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  4. Tiến hành công cuộc cải cách đất nước.

Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?

  1. Chế độ phong kiến chuyên chế hoặc chế độ thuộc địa kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.
  2. Chế độ phong kiến chuyên chế đã thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
  3. Sự cai trị của chính quốc đối với thuộc địa đã thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
  4. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời đồng thời với sự xác lập của chế độ phong kiến chuyên chế.

Câu 17. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII)?

  1. Củng cố hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
  2. Dọn đường cho cách mạng tư sản Pháp bùng nổ.
  3. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
  4. Thúc đẩy cách mạng tư sản Pháp phát triển đi lên.

Câu 18. Trọng tâm trong đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) là

  1. cải tổ chính trị. B. phát triển kinh tế.
  2. đổi mới văn hóa. D. đổi mới hệ tư tưởng.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa (từ năm 1978 đến nay)?

  1. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng cao.
  2. Xây dựng được nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
  3. Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới.
  4. Nền giáo dục quốc dân phát triển mạnh trên quy mô lớn và có nhiều tiến bộ.

Câu 20. Tác phẩm nào được đưa vào danh sách “100 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất mọi thời đại”, đã có đánh giá: Cách mạng tháng Mười Nga là “một trong những sự kiện vĩ đại nhất lịch sử”.

  1. Mười ngày rung chuyển thế giới. B. Như mặt trời chói lọi.
  2. Những đứa con của nửa đêm. D. Mãi đừng xa tôi.

Câu 21. Tài liệu được V.I. Lê-nin soạn thảo hoàn chỉnh đã trở thành cơ sở của bản Hiến pháp đầu tiên của nước Nga Xô viết là

  1. Bản Sắc lệnh về hòa bình (8/11/1917).
  2. Bản Tuyên ngôn về quyền lợi nhân dân lao động và bị bóc lột (1/1918).
  3. Bản Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc Nga (15/11/1917).
  4. Bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (30/12/1922).

Câu 22. G7 là diễn đàn kinh tế của 7 quốc gia tư bản phát triển là Mỹ, Ca-na-da, Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tuy nhiên điều đó cũng đem lại hậu quả đó là

  1. giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường.
  2. trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới.
  3. gia tăng tình trạng bất bình đẳng về thu nhập và tài sản.
  4. chi phối nhiều mặt của quá trình toàn cầu hóa.

Câu 23. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của G. Rút-xô là

  1. “Bàn về khế ước xã hội”. B. “Tinh thần pháp luật”.
  2. “Nhà nước và cách mạng”. D. “Những lá thư triết học”.

Câu 24. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu mốc hoàn thành của quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  1. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3/1921).
  2. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (tháng 12/1922).
  3. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (tháng 12/1922).
  4. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1/1924).
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Câu 2 (1,0 điểm). Có quan điểm cho rằng: Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây. Nêu ý kiến của em về quan điểm này.

 

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

 

TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

3

 

2

 

1

   

6

 

1,5

Sự xác lập và phát và phát triển của chủ nghĩa tư bản

3

 

2

 

1

1

  

6

1

2,5

Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết

2

1

2

 

1

 

1

 

6

1

4,5

Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

2

 

2

 

1

 

1

 

6

0

1,5

Tổng số câu TN/TL

10

1

8

0

4

1

2

0

24

2

10,0

Điểm số

2,5

3,0

2,0

0

1,0

1,0

0,5

0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

5,5 điểm

55 %

2,0 điểm

20 %

2,0 điểm

20 %

0,5 điểm

5 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

I. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1

12

1

12

1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

 

 

Nhận biết

 

- Xác định nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa của Anh là 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ trước cuộc CMTS.

- Người nắm mọi quyền lực ở Anh trước cuộc cách mạng tư sản.

- Chỉ ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng tư sản.

 

3

 

C7

C8

C9

Thông hiểu

 

- Chỉ ra nội dung phản ánh đúng tiền đề về kinh tế của các cuộc CMTS thời cận đại.

- Chỉ ra nội dung không phản ánh đúng ý nghĩa của trào lưu Triết học ánh sáng.

 

2

 

C16

C17

Vận dụng

- Chỉ ra tác phẩm tiêu biểu của G.Rút-xô.

1

1

C2

C23

2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Nhận biết

- Vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, đời sống kinh tế - xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ có sự chuyển biến to lớn, do tác động của cách mạng công nghiệp.

- Xác định hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa.

- Xác định được thời gian chủ nghĩa tư bản mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.

 

3

 

C4

C5

C6

Thông hiểu

- Chỉ ra hình thức của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.

- Chỉ ra sự kiện góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á.

 

2

 

C12

C13

Vận dụng

- Chỉ ra hậu quả một trong 7 nước công nghiệp phát triển (G7).

- Nêu ý kiến về quan điểm: Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây

1

1

C2

C22

II. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

1

12

1

 

3. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

 

 

 

 

Nhận biết

- Xác định 4 nước Liên Xô khi mới thành lập.

- Xác định trong những năm 1918 - 1921 nhân dân Xô viết đã tiến hành cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.

 

2

 

C10

C11

Thông hiêu

- Chỉ ra sự kiện đánh dấu mốc hoàn thành của quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

- Chỉ ra sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nga gắn liền với sự kiện CM tháng Mười.

 

2

 

C3

C24

Vận dụng

- Liên hệ tác phẩm được đưa vào danh sách “100 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất mọi thời đại” đã đánh giá: Cách mạng tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất lịch sử.

- Liên hệ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Nga Xô viết.

 

2

 

C20

C21

4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

- Xác định quốc gia duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa trước năm 1945.

- Xác định thời gian chế độ chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ.

1

2

C1

C1

C2

 

Thông hiểu

- Chỉ ra nội dung không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô.

- Chỉ ra tình hình thế giới và trong nước từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX đã đặt ra yêu cầu cấp bách nào đối với Trung Quốc.

 

2

 

C14

C15

 

Vận dụng

- Liên hệ trọng tâm đường lối đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986.

- Chỉ ra nội dung không phản ánh đúng thành tự mà nhân dân Trung Quốc đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa (từ 1978 đến nay).

 

2

 

C18

C19

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay