Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Câu 1: Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật
B. Lục bát
C. Song thất lục bát
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 2: Những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong văn học bao gồm?
A. Kết hợp từ ngữ theo cách trái với logic nhằm tạo hiệu ứng mới lạ cho đối tượng được đề cập.
B. Đảo trật tự từ để nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng được miêu tả.
C. Gán thêm nét nghĩa mới cho từ ngữ, đồng thời mở rộng chức năng của dấu câu trong văn bản.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 3: Theo bài Chiều sương, điều gì đã khiến thuyền của Xin Kính gặp nạn?
A. Sóng lớn đánh dạt vào vách núi
B. Bị cuốn trôi ra vùng biển xa
C. Cơn bão dữ dội ập đến bất ngờ
D. Va chạm mạnh với một con thuyền khác
Câu 4: Tác dụng chính của biện pháp tu từ đối trong thơ ca là gì?
A. Tạo nhịp điệu hài hòa, dễ nhớ, dễ thuộc.
B. Nhấn mạnh nội dung và làm nổi bật hình ảnh nghệ thuật.
C. Thể hiện tư duy logic và tính nhạc trong ngôn ngữ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Độc Tiểu Thanh kí là gì?
A. Âm điệu ai oán, từ ngữ cô đọng, giàu sức gợi.
B. Ngôn ngữ tinh tế, trau chuốt, sử dụng nhiều câu cảm thán.
C. Tận dụng điển tích, điển cố để tăng giá trị biểu đạt.
D. Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh và đảo ngữ.
Câu 6: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều"
A. Sử dụng hình thức đảo ngữ
B. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng
C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ
D. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu
Câu 7: Theo em, lí do vì sao cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang lại gây ấn tượng mạnh cho người đọc?
A. Là một sự kết hợp trái logic khi không lấy từ đo độ cao mà lấy từ đo độ sâu để diễn tả sự rợn ngợp của con người trước không gian
B. Vì sử dụng từ láy "chót vót" để diễn tả độ sâu thăm thẳm
C. Sử dụng đảo ngữ
D. Không đáp án nào đúng
Câu 8: Truyện ngắn Chiều sương được in trong tập nào?
A. Sương mờ
B. Tuyển tập Bùi Hiển
C. Chiều sương biên giới
D. Nằm vạ
Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất về năm sinh, năm mất của nhà văn Bùi Hiển?
A. Sinh năm 1919 mất năm 2008
B. Sinh năm 1919 mất năm 2019
C. Sinh năm 1919 mất năm 2009
D. Sinh năm 1918 mất năm 2007
Câu 10: Truyện ngắn Chiều sương được sáng tác năm nào?
1939
1940
C. 1941
D. 1942
Câu 11: Theo văn bản Muối của rừng, con khỉ con sau khi lấy được súng của ông Diểu đã làm gì?
A. Nó thử bóp cò
B. Nó cầm súng và lăn xuống vực
C. Nó vứt súng xuống vực
D. Nó đưa súng cho khỉ mẹ
Câu 12: Theo văn bản Muối của rừng, vì sao ông Diểu sợ hãi khi đuổi theo con khỉ con để giành lại súng?
A. Vì ông cảm nhận được sự kinh dị và tử khí từ dưới miệng vực bốc lên
B. Vì ông bị con khỉ con giành súng và nó chĩa súng về phía ông
C. Vì ông gặp ma
D. Vì ông sợ hãi tột cùng vì suýt bị rơi xuống vực
Câu 13: Theo văn bản Muối của rừng, khu vực đáng sợ nhất trong thung lũng có tên là gì?
A. Hang Cọp
B. Hang Thung Lũng
C. Hõm Chết
D. Tử Thần
Câu 14: Câu nào là vế đối của câu: "Tết đến, cả nhà vui như Tết"?
A. Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân
B. Xuân đến, khắp nước vui như Tết
C. Xuân sang, khắp nước vui cùng Tết
D. Xuân qua, khắp nước trẻ hơn xuân
Câu 15: Câu nào dưới đây sử dụng phép đối?
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Có bầu, có bạn, can chi tủi
Cùng giò, cùng mây, thế mới vui
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
D. Cả A và C đều đúng
Câu 16: ............................................
............................................
............................................