Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 4 kết nối tri thức (Đề số 6)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn Tiếng Việt 4 kết nối này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. 

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)

Sự sẻ chia bình dị

“Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi

Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác.”

      Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.

      Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

      Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

      Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khácc biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

(Ngọc Khánh)

Câu 1 (0,5 điểm). Điều gì đã khiến tác giả nhường chỗ cho người phụ nữ?

A. Người phụ nữ xin tác giả nhường chỗ.

B. Hai đứa trẻ của người phụ nữ khóc lóc và không chịu đứng yên.

C. Tác giả cảm thấy thương hại cho hoàn cảnh của người phụ nữ.

D. Tác giả muốn giúp đỡ người phụ nữ đang gặp khó khăn.

Câu 2 (0,5 điểm). Cảm xúc của tác giả thay đổi như thế nào sau khi nhường chỗ cho người phụ nữ?

A. Từ vui vẻ sang buồn bã.

B. Từ bực mình sang hối hận.

C. Từ thất vọng sang tức giận.

D. Từ khó chịu sang thanh thản.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao người phụ nữ lại cảm thấy ái ngại với tác giả?

A. Vì người phụ nữ đã làm phiền tác giả.

B. Vì người phụ nữ đã khiến tác giả gặp khó khăn.

C. Vì người phụ nữ đã lấy mất thời gian của tác giả.

D. Vì người phụ nữ đã khiến tác giả phải chờ đợi lâu.

Câu 4 (0,5 điểm). Điều gì đã giúp tác giả thay đổi suy nghĩ về việc nhường chỗ cho người khác?

A. Lời cảm ơn của người phụ nữ.

B. Sự hối hận của tác giả.

C. Hoàn cảnh khó khăn của người phụ nữ.

D. Niềm vui của người phụ nữ khi nhận được sự giúp đỡ.

Câu 5 (0,5 điểm). Thông điệp chính mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện là gì?

A. Sự tử tế và lòng tốt luôn được đền đáp.

B. Đôi khi, những hành động nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

C. Chúng ta nên giúp đỡ những người gặp khó khăn.

D. Hãy luôn sẵn sàng chia sẻ và quan tâm đến người khác.

Câu 6 (0,5 điểm). Câu nào sau đây thể hiện rõ nhất ý nghĩa của câu chuyện?

A. “Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác.”

B. “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy.”

C. “Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng.”

D. “Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác.”

Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm).Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau:

a. Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt.

b. Hôm nay, em và các bạn đi chơi công viên nước.

Câu 8 (2,0 điểm). Các cụm từ có trong ngoặc đơn có thể điền vào chỗ trống nào trong đoạn văn sau:

(sự quan tâm của mình; biết chia sẻ với người khác; cử chỉ nhỏ; bình dị; ấm lòng)

      Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được ………… đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và …………….. vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một ………………… của mình cũng có thể làm …………, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

.......................................................................................................................... 

.......................................................................................................................... 

.......................................................................................................................... 

.......................................................................................................................... 

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Qủa ngọt cuối mùa” (SGK TV4, Kết nối tri thức và cuộc sống – Trang 20) Từ đầu cho đến… Mải mê góp mặt, chuyên cần tỏa hương.

Câu 10 (8,0 điểm).Em hãy viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một người thân trong gia đình.

Bài làm

............................................................................................................................           ............................................................................................................................ 

.......................................................................................................................... 

.......................................................................................................................... 

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK2 (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

STT

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Nhận biết

Mức 2

Thông hiểu

Mức 3

Vận dụng

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

TN

TL

HT khác

1

Đọc thành tiếng

1 câu: 3 điểm

2

Đọc hiểu + Luyện từ và câu

Số câu

2

0

0

3

1

0

1

1

6

2

0

Câu số

1,2

0

0

3,5,6

7

0

4

8

C1,2,3,4,5,6

C7,8

0

Số điểm

1

0

0

1

2

0

0.5

2

3

4

0

Tổng

Số câu: 8

Số điểm: 7

3

Viết

Số câu

0

1

0

0

0

0

0

1

0

2

0

Câu số

0

9

0

0

0

0

0

10

0

C9,10

0

Số điểm

0

2

0

0

0

0

0

8

0

0

Tổng

Số câu: 2

Số điểm: 10

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HK2 (2024 – 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 6

6

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được điều khiến tác giả nhường chỗ cho người phụ nữ.

- Nhận biết được sự thay đổi cảm xúc của tác giả khi nhường chỗ cho người phụ nữ.

 

2

 

C1, 2

Thông hiểu

- Nhận biết được lí do người phụ nữ thấy ái ngại với tác giả.

- Nhận biết được thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến người đọc.

- Nhận biết được câu văn thể hiện rõ nhất ý nghĩa câu chuyện.

 

3

 

C3, 5, 6

Vận dụng

- Xác định được điều giúp tác giả thay dổi suy nghĩ về việc nhường chỗ cho người khác.

 

1

 

C4

CÂU 7 – CÂU 8

2

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Xác định được vị ngữ trong câu.

1

C7

 

Kết nối

- Điền được từ ngữ phù hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn.

1

C8

 

B. TẬP LÀM VĂN

CÂU 9 – CÂU 10

2

   

3. Luyện viết bài văn

Vận dụng

Chính tả nghe và viết.

1

C9

 

- Nắm được bố cục của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc (Mở đoạn – Thân đoạn – Kết đoạn).

- Nêu được lí do vì sao em yêu mến người đó. Nêu được những kỉ niệm, tình cảm giữa em và người đó.

- Vận dụng được các kiến thức đã học để viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết.

- Bài viết diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, có sáng tạo trong cách viết bài. 

1

C10

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay