Đề thi giữa kì 2 tiếng việt 4 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 kết nối tri thức kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 tiếng việt 4 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Chữ kí GT1: ........................... | |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác
Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.
Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.
Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”
Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho?
A. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.
B. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.
C. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.
Câu 2 (0,5 điểm).Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố?
A. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.
B. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.
C. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.
Câu 3 (0,5 điểm). Ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình?
A. An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác.
B. An cảm thấy mình có lỗi với mẹ.
C. A, B đều đúng.
Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện trên gửi gắm thông điệp gì cho người đọc?
A. Hãy biết trân trọng những gì mình đang có.
B. Cần biết giúp đỡ những người thiệt thòi hơn mình.
C. Cần tôn trọng bố mẹ.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ.
b. Công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia là Ăng- co Vát.
c. Về đêm, cảnh vật thật im lìm.
d. Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội.
Câu 6 (2,0 điểm). Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau và cho biết đó là loại trạng ngữ gì?
a. Vì lười học, Nam đã không đạt kết quả cao trong kì thi.
b. Để bảo vệ Tổ quốc, những người lính đã chiến đấu anh dũng.
c. Trên bầu trời, những đám mây trắng bồng bềnh trôi.
d. Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà ven đường.
Câu 7. Nghe – viết (2,0 điểm)
Cái đẹp
Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: nắng chan hòa như rót mật xuống quê hương, khóm trúc xanh rì rào trong gió sớm, những bông cúc vàng lóng lánh sương mai,… Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên: những mái chùa cong vút, những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca náo nức lòng người,.. Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
Hòa Bình
Câu 8. Viết bài văn (2,0 điểm)
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học mà em thích.
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 1 |
| 1 |
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
| 1 |
|
| 2 | 0 | 4,0 |
Luyện viết chính tả |
|
|
| 1 |
|
| 0 | 1 | 1,5 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 2 | 1 | 1 | 6 | 2 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 3,5 | 0,5 | 2,5 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 4,0 40% | 3,0 30% | 10,0 100% | 10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản
| Nhận biết
| - Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài. - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối
| - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài đọc. |
| 1 |
| C3 | |
Vận dụng | - Nêu được ý nghĩa mà câu chuyện muốn truyền tải. |
| 1 |
| C4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 | 3 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Xác định được các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu. |
| 1 | C5 |
|
Kết nối | - Xác định được thành phần trạng ngữ trong câu và phân loại. |
| 1 | C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 1 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết chính tả | Kết nối | - Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài. |
| 1 | C7 |
|
Câu 2 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một đoạn văn (mở đoạn – thân đoạn – kết đoạn). - Biết cách viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học mà em yêu thích. - Vận dụng những kiến thức đã học để nhận xét, rút ra bài học ý nghĩa từ nhân vật. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
| 1 | C8 |
|