Đề thi giữa kì 1 tiếng việt 4 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 kết nối tri thức kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 tiếng việt 4 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A.   TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Chính tôi có lỗi

Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác. Các học sinh trường quân sự được phân công trực gác hằng ngày. Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin, được cử làm nhiệm vụ trực gác. Anh ta cản đường Lê-nin không cho vào và nghiêm nghị nói:

- Xin đồng chí cho xem giấy ra vào!

- Nhưng kia là cửa nhà tôi! – Lê-nin sửng sốt giơ tay chỉ.

- Tôi không biết. – Người gác cửa trả lời. – Tôi được lệnh không cho ai đi qua nếu không có giấy ra vào.

Lê-nin không tranh cãi, trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về phòng mình. Khi giao ban, anh học sinh quân báo cáo với đồng chí chỉ huy về việc đó. Tất nhiên, cả Sở chỉ huy đều biết câu chuyện ấy. Đồng chí chỉ huy nghiêm giọng hỏi anh học sinh quân:

- Cậu có biết cậu không cho ai vào không?

- Tôi không biết.

- Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân Lê-nin đấy!

Anh học sinh quân đỏ mặt và bối rối. Ngay lúc đó, anh chạy đến xin lỗi Lê-nin. Lê-nin bình tĩnh và nghiêm trang nghe anh nói, duy trong khóe mắt lấp lánh những đốm lửa tươi vui. Nghe xong, Lê-nin ôn tồn nói:

- Không, đồng chí không có lỗi gì cả. Chỉ thị của chỉ huy trưởng là pháp lệnh. Chẳng lẽ tôi là Chủ tịch mà lại có thể vi phạm pháp lệnh hay sao? Chính tôi có lỗi, còn đồng chí đã giải quyết đúng.

Theo Bô-rít Pô-lê-vôi

Câu 1 (0,5 điểm). Khi Lê-nin đi qua trạm gác để vào nhà, anh học sinh quân đã làm gì?

A. Cản đường không cho vào và yêu cầu cho xem giấy tờ.

B. Lễ phép mời Lê-nin vào nhà mà không cần xem giấy tờ.

C. Đọc giấy tờ của Lê-nin và vui vẻ mời lãnh tụ vào nhà.

Câu 2 (0,5 điểm). Khi không được qua trạm gác để về nhà, Lê-nin đã hành động như thế nào?

A. Đề nghị chỉ huy phê bình anh học sinh quân.

B. Nói cho anh học sinh quân biết tên mình.

C. Trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về nhà.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao khi nghe anh học sinh quân xin lỗi, trong khóe mắt Lê-nin lại lấp lánh những ánh lửa tươi vui?

A. Vì thấy anh học sinh quân đã nhận ra khuyết điểm và đến nhận lỗi.

B. Vì thấy anh học sinh quân đã chấp hành pháp lệnh rất nghiêm túc.

C. Vì thấy anh học sinh quân đã chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện chủ yếu muốn nói lên điều gì?

A. Lê-nin là người hiền từ và nhân hậu.

B. Lê-nin rất tôn trọng nội quy chung.

C. Đi qua trạm gác phải có giấy ra vào.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Trong câu Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin được cử làm nhiệm vụ trực gác có mấy danh từ chung? Đó là những danh từ nào?

Câu 6 (2,0 điểm). Từ in nghiêng trong trường hợp nào sau đây là động từ?

a.   (1) Cô ấy đang suy nghĩ.

      (2) Những suy nghĩ của cô ấy rất sâu sắc.

b.   (1) Cái bàn này đặt ở phòng cô ấy rất hợp.

      (2) Họ đang bàn với nhau dịp nghỉ lễ này sẽ đi chơi ở đâu.

c.   (1) Hôm nay mẹ em mua một cái cân mới.

      (2) Cô bán hàng đang cân hoa quả.

d.   (1) Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của học sinh.

      (2) Chúng ta cần phải học tập hành động giúp đỡ người già qua đường của bạn An.

B.   TẬP LÀM VĂN(4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận. Những bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo bờ sông. Tối tối, khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng, lung linh ánh vàng. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát. Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và cảm thấy thảnh thơi, trong sáng cả tấm lòng.

(Theo Dương Vũ Tuấn Anh)

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em đã đọc hoặc đã nghe.

 

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

1

 

 

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

0,5

2

1

1

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

3,5

0,5

2,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

3,0

30%

4,0

40%

3,0

30%

10,0

100%

10,0

 

 

 

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

 

 

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

 

 

Nhận biết

 

- Xác định được các chi tiết chỉ hành động của nhân vật tron câu chuyện.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

 

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

 

1

 

C3

Vận dụng

- Nêu được ý nghĩa mà câu chuyện muốn truyền tải.

 

1

 

C4

CÂU 5 – CÂU 6

2

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Tìm được các danh từ chung trong câu.

 

1

C5

 

Kết nối

- Phân biệt được cách sử dụng của những từ ngữ vừa có thể là danh từ vừa có thể là động từ.

 

1

C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Kể lại được các chi tiết trong câu chuyện cổ tích em đã đọc hoặc đã nghe.

- Thể hiện được suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về  ý nghĩa, bài học quý giá từ những câu chuyện cổ tích.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay