Đề thi cuối kì 1 tiếng việt 4 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 kết nối tri thức kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 1 tiếng việt 4 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Chữ kí GT1: ........................... | |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời những câu hỏi trắc nghiệm:
NÓI LỜI CỔ VŨ
Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.
Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe: “Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được... nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.”
Ôi chao, đó mới thực là nguồn động viên lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được! Thậm chí có thể chơi giỏi! An-tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà!
Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng: Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.
Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của người đã đón nhận nó.
(Theo Thu Hà)
Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao người cha của cậu bé Ba Lan trong câu chuyện khuyên cậu bé không nên học dương cầm?
A. Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.
B. Vì thính giác của cậu không tốt.
C. Vì cậu không có đôi môi thích hợp.
Câu 2 (0,5 điểm). Nhạc sĩ An-tôn Ru-bin-xtên đã nói gì với cậu bé?
A. Sau này cậu bé sẽ trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh.
B. Ông có thể dạy cậu bé chơi pi-a-nô đến khi cậu bé thành tài.
C. Cậu bé có thể chơi pi-a-nô nếu như chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.
Câu 3 (0,5 điểm). Nguyên nhân nào khiến cậu bé trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh?
A. Vì cậu bé có tài năng thiên bẩm.
B. Vì lời động viên của An-tôn Ru-bin-xtên khiến cậu tự tin và miệt mài luyện tập.
C. Vì cậu bé có một thầy giáo giỏi là nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng.
Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?
A. Hãy biết khen mọi người, những lời khen ấy sẽ giúp cho mọi người phấn khởi và tự tin hơn trong cuộc sống.
B. Hãy miệt mài, chăm chỉ học tập, lao động thì sẽ có ngày thành công.
C. Hãy biết nói lời động viên mọi người, vì những lời động viên đó có thể làm thay đổi cuộc đời của một con người.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Tìm các tính từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Đất nước Việt Nam ta suốt hàng ngàn năm lịch sử đã ………. vượt qua những cuộc chiến tranh gian khổ.
b. Bác ấy là người thợ rèn ………. nhất vùng này.
c. Mùa xuân về, cây cối trở nên ……….
d. Bãi biển này vô cùng ……….. vì mọi người có ý thức dọn dẹp vệ sinh thường xuyên.
Câu 6 (2,0 điểm).Trong đoạn văn dưới đây, sự vật nào đã được nhân hoá? Những từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó? Biện pháp nhân hoá có tác dụng gì?
… Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ôi còn mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn trên các nhánh lá, mầm non. Và, cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt…
Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)
Người chiến sĩ giàu nghị lực
Trong trận chiến đấu giải phóng Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng bị thương nặng. Anh đã quệt máu chảy từ đôi mắt bị thương vẽ một bức chân dung Bác Hồ. Tác phẩm của người thương binh hỏng mắt đã gây xúc động cho đồng bào cả nước. Từ đó đến nay, họa sĩ Lê Duy Ứng đã có hơn 30 triển lãm tranh, tượng; đoạt 5 giải thưởng mĩ thuật quốc gia và quốc tế. Nhiều tác phẩm của anh được đặt trân trọng trong các bảo tàng lớn của đất nước.
Theo báo Lao Động
Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)
Đề bài: Viết bài văn miêu tả một con vật mà em yêu thích.
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 1 |
| 1 |
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
|
|
| 1 |
| 1 | 2 | 0 | 4,0 |
Luyện viết chính tả |
|
|
| 1 |
|
| 0 | 1 | 1,5 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 2 |
| 1 | 2 | 1 | 1 | 6 | 2 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 |
| 0,5 | 3,5 | 0,5 | 4,5 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 1,0 10% | 4,0 40% | 5,0 50% | 10,0 100% | 10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. |
| 1 |
| C3 | |
Vận dụng | - Nêu được ý nghĩa mà câu chuyện muốn truyền tải. |
| 1 |
| C4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 | 2 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Kết nối | - Tìm và phân tích được tác dụng của biện pháp nhân hóa. |
| 1 | C6 |
|
Vận dụng | - Hiểu nghĩa và sử dụng được các tính từ đã học. |
| 1 | C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 1 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết chính tả | Kết nối | - Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài. |
| 1 | C7 |
|
Câu 2 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Miêu tả được con vật mà em yêu thích. - Nêu được tình cảm, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về loài vật em yêu thích. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
| 1 | C8 |
|