Đề thi giữa kì 2 tiếng việt 4 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 kết nối tri thức kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 tiếng việt 4 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A.   TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu chuyện về túi khoai tây

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết ch khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

Lại Thế Luyện

Câu 1 (0,5 điểm). Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp làm gì?

A. Để cho cả lớp liên hoan.

B. Để giáo dục cả lớp bài học về lòng vị tha.

C. Để hướng dẫn học sinh cách trồng khoai tây.

Câu 2 (0,5 điểm). Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?

A. Đi đâu cũng phải mang theo.

B. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước.

C. Đi đâu cũng phải mang theo những củ khoai tây vừa nặng vừa bị thối rữa, rỉ nước.

Câu 3 (0,5 điểm). Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

A.  Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người.

B. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.

C. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!

Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện trên gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?

A. Cần trút bỏ hận thù với những người xứng đáng.

B. Sống phải biết giúp đỡ những người gặp khó khăn.

C. Sống phải có lòng vị tha, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Phân tích cấu tạo của câu sau:

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to.

Câu 6 (2,0 điểm). Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết tên các loại trạng ngữ đó.

a. Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về.

b. Cô bé dậy sớm giúp mẹ nấu cơm vì muốn mẹ đỡ vất vả.

c. Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.

d. Bên bờ biển, anh họa sĩ vừa vẽ tranh vừa nghe nhạc.

 

B.   TẬP LÀM VĂN(4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (2,0 điểm)

Hoa mai vàng

Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa. Những chùm hoa rực rỡ sắc vàng, mượt mà khoe sắc trong những ngày đầu xuân. Đến gần những bông hoa mai vàng rực rỡ ấy, một mùi hương thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra.

Mùa xuân và Phong tục Việt Nam

Câu 8. Viết bài văn (2,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện mà em ấn tượng nhất.

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

1

 

 

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

2

1

1

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

3,5

0,5

2,5

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

3,0

30%

4,0

40%

3,0

30%

10,0

100%

10,0

 

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

 

 

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

 

 

Nhận biết

 

- Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài.

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C2, 3

Kết nối

 

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài đọc.

 

1

 

C1

Vận dụng

- Nêu được ý nghĩa mà câu chuyện muốn truyền tải.

 

1

 

C4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận diện được các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu.

 

1

C5

 

Kết nối

- Xác định được thành phần trạng ngữ trong câu và tên loại trạng ngữ đó.

 

1

C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Kể lại được câu chuyện mà em thích theo lời của em.

- Dựa vào các kiến thức đã học để rút ra nhận xét về câu chuyện.

- Bày tỏ tình cảm trong sáng, chân thành, tự nhiên đối với câu chuyện mà em thích.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay