Đề thi giữa kì 1 tiếng việt 4 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 kết nối tri thức kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 tiếng việt 4 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Chữ kí GT1: ........................... | |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
THẢ DIỀU
Cánh diều no gió Sáo nó thổi vang Sao trời trôi qua Diều thành trăng vàng. Cánh diều no gió Tiếng nó trong ngần Diều hay chiếc thuyền Trôi trên sông Ngân. | Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời. Trời như cánh đồng Xong mùa gặt hái Diều em – lưỡi liềm Ai quên bỏ lại.
| Cánh diều no gió Nhạc trời reo vang Tiếng diều xanh lúa Uốn cong tre làng. Ơi chú hành quân Cô lái máy cày Có nghe phơi phới Tiếng diều lượn bay? Trần Đăng Khoa |
Câu 1 (0,5 điểm). Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào?
A. Trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, lưỡi liềm.
B. Trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm.
C. Trăng vàng, hạt cau, sông Ngân, lưỡi liềm.
Câu 2 (0,5 điểm). Từ nào dưới đây không phải từ miêu tả âm thanh tiếng diều?
A. No gió.
B. Chơi vơi.
C. Trong ngần.
Câu 3 (0,5 điểm). Hai câu thơ Tiếng diều xanh lúa/ Uốn cong tre làng có ý nghĩa gì?
A. Tiếng sáo diều nhuộm xanh cả đồng lúa và uốn cong lũy tre làng.
B. Tiếng sáo diều làm lúa xanh hơn, cây tre làng uốn cong hơn.
C. Tiếng sáo diều hay đến mức khiến đồng lúa, lũy tre trở nên đẹp hơn.
Câu 4 (0,5 điểm). Bài thơ thể hiện nội dung chính là gì?
A. Vẻ đẹp của cánh diều trên bầu trời quê hương gắn với những sự vật thân thuộc, giản dị, gần gũi nơi làng quê.
B. Vẻ đẹp của ánh trăng vàng quê hương.
C. Vẻ đẹp của những người nông dân lao động trên cánh đồng quê hương.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Tìm các danh từ trong khổ thơ sau:
Ơi chú hành quân
Cô lái máy cày
Có nghe phơi phới
Tiếng diều lượn bay?
Câu 6 (2,0 điểm).
a. (1,0 điểm) Lựa chọn các động từ phù hợp để điền vào chỗ trống.
(1) Bạn Tú ………. (hát/học) rất hay.
(2) Cậu ấy đang ………. (đứng/chạy) ở cổng trường chờ mẹ đến đón.
b. (1,0 điểm) Đặt câu theo yêu cầu:
- Đặt câu chứa một động từ chỉ hoạt động của học sinh khi ở trường.
- Đặt câu chứa một động từ chỉ hoạt động của con vật.
Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)
Cây chuối mẹ
Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
Theo Thép Mới
Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)
Đề bài: Viết bài văn thuật lại buổi lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 mà em ấn tượng nhất.
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 2 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
| 0,5 |
| 0,5 | 2 | 0 | 4,0 |
Luyện viết chính tả |
|
|
| 1 |
|
| 0 | 1 | 1,5 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 1,5 |
| 1,5 | 6 | 2 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 2,5 |
| 3,5 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 3,5 35% | 3,5 35% | 10,0 100% | 10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết
| - Xác định được hình ảnh, chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Giải thích được nội dung câu thơ. - Hiểu và khái quát được nội dung bài thơ. |
| 2 |
| C3, 4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 | 3 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Tìm được các danh từ trong đoạn thơ. |
| 1 | C5 |
|
Kết nối | - Hiểu nghĩa và sử dụng được các động từ. |
| 0,5 | C6.a |
| |
Vận dụng | - Đặt được câu với yêu cầu cho sẵn. |
| 0,5 | C6.b |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 1 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết chính tả | Kết nối | - Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài. |
| 1 | C7 |
|
Câu 2 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Kể lại được các chi tiết trong buổi lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam mà em ấn tượng. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
| 1 | C8 |
|