Đề thi cuối kì 2 tin học ứng dụng 12 chân trời sáng tạo (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng Chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 2 môn Tin học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT …………………..

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG 12 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1. Để làm việc trong ngành dịch vụ công nghệ thông tin, người lao động cần có trình độ học vấn từ

A. trường trung học.

B. trường đại học, cao đẳng hoặc trung tâm đào tạo chuyên ngành.

C. các khóa học trực tuyến ngắn hạn.

D. kinh nghiệm làm việc thực tế.

Câu 2. Thuộc tính nào sau đây không phải là thuộc tính chuẩn trong cú pháp thẻ <link> dùng để liên kết đến CSS?

A. rel.

B. type.

C. src.

D. href. 

Câu 3. Ngành học nào không liên quan trực tiếp đến quản trị mạng và bảo mật hệ thống thông tin?

A. Khoa học máy tính.

B. An toàn thông tin.

C. Quản trị hệ thống.

D. Quản trị tài chính.

Câu 4. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhân lực công nghệ thông tin có thể tham gia vào hoạt động nào?

A. Bón phân và gieo hạt đúng mùa vụ.

B. Dự báo thời tiết và giám sát môi trường canh tác bằng cảm biến. 

C. Lập kế hoạch mùa vụ theo kinh nghiệm cá nhân.

D. Chọn giống cây trồng.

Câu 5. Dòng mã nào sử dụng id đúng quy tắc khi khai báo trong HTML?

A. <div id="main_content">.

B. <div id="2main">.

C. <div id="main content">.

D. <div id="@main">.

Câu 6. Giá trị nào của list-style-type giúp tạo danh sách có đầu mục là I, II, III,…?

A. upper-alpha.

B. decimal-leading-zero.

C. upper-roman.

D. roman-uppercase.

Câu 7. Thuộc tính nào sau đây được dùng để hợp nhất đường viền giữa các ô trong bảng?

A. border-spacing.

B. border-collapse.

C. border-join.

D. border-merge.

Câu 8. Khai báo nào sau đây đúng để định kiểu màu nền xanh dương cho phần tử <form>?

A. form {background: blue;}. 

B. form {color: blue;}.

C. form {bgcolor: blue;}.

D. form {background-color: #fff;}.

Câu 9. Khi sử dụng list-style-image: url("icon.png");, trình duyệt sẽ

A. bỏ qua biểu tượng danh sách.

B. dùng hình ảnh icon.png làm biểu tượng đầu dòng.

C. hiển thị hình ảnh phía sau danh sách.

D. đổi màu nền danh sách theo hình ảnh.

Câu 10. Thuộc tính nào được dùng để thiết lập màu nền cho hộp kiểm đã được chọn?

A. text-align.

B. background-color. 

C. color.

D. font-style.

Câu 11. Để tạo hiệu ứng bóng cho chữ, ta sử dụng thuộc tính text-shadow. Thứ tự đúng của các giá trị trong thuộc tính này là

A. Màu sắc, độ mờ, độ lệch ngang, độ lệch dọc.

B. Độ lệch ngang, độ lệch dọc, màu sắc, độ mờ.

C. Độ lệch ngang, độ lệch dọc, độ mờ, màu sắc.

D. Độ lệch dọc, độ lệch ngang, màu sắc, độ mờ.

Câu 12. Người làm nghề bảo mật hệ thống thông tin không phải thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Phân tích rủi ro bảo mật.

B. Kiểm thử xâm nhập trái phép.

C. Thiết kế và triển khai phần mềm ứng dụng.

D. Đưa ra biện pháp khắc phục sự cố bảo mật.

Câu 13. Cho đoạn CSS: section {height: 100px; padding: 10px; border: 2px solid;}. Chiều cao của phần tử <section> sẽ là

A. 124px.

B. 112px.

C. 122px.

D. 100px.

Câu 14. Xét mã lệnh: article {padding: 8px 20px;}. Giá trị 20px được áp dụng cho cạnh nào của phần tử?

A. Trên và dưới.

B. Trái và phải.

C. Trên và trái.

D. Dưới và phải.

Câu 15. Thuộc tính float có thể được sử dụng hiệu quả trong trường hợp nào dưới đây?

A. Canh giữa phần tử trong một dòng.

B. Làm cho phần tử tách khỏi luồng tài liệu và trôi sang trái hoặc phải.

C. Tăng khoảng cách giữa hai bảng.

D. Tăng độ dày viền của bảng.

Câu 16. Yêu cầu kỹ năng nào không phải là yêu cầu thiết yếu cho nhân viên sửa chữa và bảo trì máy tính?

A. Kỹ năng lắp ráp và cài đặt máy tính.

B. Khả năng phân tích và giải quyết sự cố.

C. Kỹ năng phát triển ứng dụng di động.

D. Kiến thức về hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.

Câu 17. Cho đoạn mã CSS

p.notice {color: blue;}

.notice {color: green;}

p {color: red;}

và dòng HTML:

<p class="notice">Thông báo</p>

Màu chữ của đoạn văn bản là

A. xanh lam (blue).

B. đỏ (red).

C. xanh lục (green).

D. màu mặc định của trình duyệt.

Câu 18. Xét khai báo border-radius: 12px 24px 36px 48px;. Giá trị 24px là bán kính bo tròn của

A. góc trên bên phải.

B. góc dưới bên phải.

C. góc dưới bên trái.

D. góc trên bên trái.

Câu 19. ...........................................

...........................................

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Có thể dùng CSS để thay đổi các thuộc tính định dạng ký tự.

a. Thuộc tính font-weight dùng để thiết lập độ đậm của chữ, ví dụ <font-weight: bold;>.

b. Thuộc tính letter-spacing điều chỉnh khoảng cách giữa các từ trong văn bản. 

c. <text-transform: lowercase;> chuyển toàn bộ nội dung văn bản thành chữ thường. 

d. Để làm nổi bật tiêu đề <h2> bằng cách viết chữ in hoa, cách chữ 3px và đổi màu thành xanh dương, có thể viết:

h2 {

 text-transform: uppercase;

 letter-spacing: 3px;

 color: blue;

}

Câu 2. Ngôn ngữ CSS giúp điều khiển chi tiết cách hiển thị của siêu liên kết và danh sách.
a. Pseudo-class là một cách định kiểu các trạng thái đặc biệt của phần tử như liên kết.

b. Giá trị none của list-style-type sẽ ẩn các dấu đầu dòng của danh sách.

c. Khi viết a:link {color: red;}, liên kết chưa truy cập sẽ có màu đỏ.

d. Có thể sử dụng nhiều trạng thái liên kết trên cùng một dòng CSS, ví dụ: a:link:hover.

Câu 3. Khi định dạng bảng bằng CSS, có thể sử dụng nhiều thuộc tính để điều chỉnh màu sắc và bố cục.

a. border-color được dùng để thiết lập kiểu đường viền như nét liền, nét đứt. 

b. border-style được dùng để thiết lập màu sắc của viền. 

c. border-style: dashed; tạo viền kiểu nét đứt quanh ô bảng. 

d. Có thể dùng background-color để thay đổi màu nền của các ô. 

Câu 4. ...........................................

...........................................

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)

MÔN: ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG 12 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

       ...........................................

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

MÔN: ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG 12 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông)

NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số)

3

2

NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST

7

6

6

6

 6

4

Tổng

(số lệnh hỏi trong đề thi)

10

8

6

6

6

4

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)

MÔN: ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG 12 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số lệnh hỏi

Câu hỏi

NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông)

NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số)

NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST

TN nhiều đáp án

TN Đúng Sai

TN nhiều đáp án

TN Đúng Sai

CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

19

16

Bài F7.

Giới thiệu CSS

Nhận biết

- Biết được ngôn ngữ CSS.

- Biết được các cách bổ sung mã lệnh CSS trong một trang web.

1

C2

Thông hiểu

Vận dụng

Bài F8.

Một số thuộc tính cơ bản của CSS

Nhận biết

- Biết được các thuộc tính CSS dùng để định kiểu văn bản.

2

C1a

C1b

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa của các thuộc tính định kiểu văn bản.

4

1

C11

C13

C14

C18

C1c

Vận dụng

- Sử dụng được một số thuộc tính cơ bản của CSS như màu, phông chữ, nền, đường viền, kích cỡ,…

1

1

C19

C1d

Bài F9.

Một số kĩ thuật định kiểu bằng vùng chọn trong CSS

Nhận biết

- Nêu được khái niệm, cách đặt tên vùng chọn.

1

C5

Thông hiểu

- Trình bày được những kĩ thuật định kiểu cơ bản bằng vùng chọn.

1

C17

Vận dụng

- Sử dụng được các yếu tố của vùng chọn (selector) như class, id, tag,…

2

C22

C23

Bài F10.

Định kiểu CSS cho siêu liên kết và danh sách

Nhận biết

- Biết cách định kiểu các trạng thái của siêu liên kết bằng lớp giả.

- Biết được một số thuộc tính CSS định kiểu cho danh sách.

2

1

C6

C9

C2a

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa của các thuộc tính định kiểu cho siêu liên kết, danh sách.

2

C2b

C2c

Vận dụng

- Thực hiện được định kiểu CSS cho siêu liên kết và danh sách.

1

1

C24

C2d

Bài F11. Định kiểu CSS cho bảng và phần tử <div>

Nhận biết

- Biết được một số thuộc tính CSS định kiểu cho bảng và phần tử <div>.

1

2

C7

C3a

C3b

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa của các thuộc tính CSS định kiểu cho bảng và phần tử <div>.

1

1

C15

C3c

Vận dụng

- Thực hiện được việc định kiểu CSS cho bảng và phần tử <div>.

1

1

C21

C3d

Bài F12. Định kiểu CSS cho biểu mẫu

Nhận biết

- Biết được một số thuộc tính CSS định kiểu cho biểu mẫu.

2

1

C8

C10

C4a

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa của các thuộc tính CSS định kiểu cho biểu mẫu.

2

C4b

C4c

Vận dụng

- Thực hiện được việc định kiểu CSS cho biểu mẫu.

1

1

C20

C4d

CHỦ ĐỀ G. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

5

Bài G1. Nhóm nghề dịch vụ thuộc ngành Công nghệ thông tin 

Nhận biết

- Biết được những nét sơ lược về công việc chính mà người làm nghề phải thực hiện.

- Biết được những ngành học có liên quan ở các bậc học tiếp theo.

1

C1

Thông hiểu

- Nêu được yêu cầu thiết yếu về kiến thức và kĩ năng cần có để làm nghề.

- Trình bày được thông tin hướng nghiệp cho nhóm nghề dịch vụ thuộc ngành Công nghệ thông tin.

1

C16

Vận dụng

Bài G2. Nhóm nghề quản trị thuộc ngành Công nghệ thông tin

Nhận biết

- Biết được những nét sơ lược về công việc chính mà người làm nghề phải thực hiện.

- Biết được những ngành học có liên quan ở các bậc học tiếp theo.

1

C3

Thông hiểu

- Nêu được yêu cầu thiết yếu về kiến thức và kĩ năng cần có để làm nghề.

- Trình bày được thông tin hướng nghiệp nhóm nghề quản trị thuộc ngành Công nghệ thông tin.

1

C12

Vận dụng

Bài G3. Một số nghề ứng dụng tun học và một số ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin

Nhận biết

- Nêu được tên một số ngành nghề và lĩnh vực có sử dụng nhân lực công nghệ thông tin, đồng thời giải thích được vai trò và công việc của chuyên viên công nghệ thông tin trong một số ngành nghề.

1

C4

Thông hiểu

Vận dụng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay