Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Khí hậu Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?
A. Ôn đới
B. Xích đạo
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa
D. Cận nhiệt đới
Câu 2: Gió mùa mùa đông ở Việt Nam hoạt động từ tháng nào đến tháng nào?
A. Tháng 5 đến tháng 10
B. Tháng 11 đến tháng 4
C. Tháng 6 đến tháng 12
D. Tháng 1 đến tháng 6
Câu 3: Lượng mưa trung bình năm của Việt Nam dao động trong khoảng nào?
A. 500 – 1 000 mm
B. 1 500 – 2 000 mm
C. 2 500 – 3 000 mm
D. 3 500 – 4 000 mm
Câu 4: Miền khí hậu phía Bắc của nước ta thuộc kiểu khí hậu nào?
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh
B. Khí hậu cận xích đạo
C. Khí hậu ôn đới
D. Khí hậu xích đạo
Câu 5: Tại sao miền Nam Việt Nam không có mùa đông lạnh như miền Bắc?
A. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc bị chặn lại ở dãy Bạch Mã
B. Do nằm gần xích đạo
C. Do ảnh hưởng của Biển Đông
D. Do địa hình thấp
Câu 6: Gió mùa mùa hạ ở Việt Nam thổi theo hướng nào?
A. Đông Bắc
B. Đông Nam
C. Tây Bắc
D. Tây Nam
Câu 8: Nguyên nhân chính nào làm cho khí hậu Việt Nam có tính chất nhiệt đới?
A. Do nằm trong vùng nội chí tuyến
B. Do ảnh hưởng của gió mùa
C. Do địa hình đa dạng
D. Do vị trí gần biển
Câu 8: Tại sao lượng mưa ở vùng núi cao thường lớn hơn vùng đồng bằng?
A. Do địa hình núi cao đón gió
B. Do nhiệt độ thấp
C. Do ảnh hưởng của gió Tín phong
D. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về phân hoá khí hậu ở nước ta?
A. Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã về phía bắc): khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
B. Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã về phía nam): khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt biến động quanh năm, có hai mùa mưa và khô phân hoá rõ rệt.
C. Khí hậu có sự phân hoá giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn. Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
D. Khí hậu Việt Nam phân hoá thành ba đai cao gồm: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.
Câu 10: Tại sao khí hậu Việt Nam có sự phân hóa theo độ cao?
A. Do ảnh hưởng của gió mùa
B. Do địa hình núi cao
C. Do vị trí gần biển
D. Do nằm trong vùng nội chí tuyến
Câu 11: Gió mùa mùa hạ ở Việt Nam xuất phát từ áp cao nào?
A. Áp cao Xibia
B. Áp cao Bắc Ấn Độ Dương
C. Áp cao Nam Thái Bình Dương
D. Áp cao A-lê-út
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải của gió mùa mùa đông?
A. Thổi theo hướng Đông Bắc
B. Gây mưa phùn ở miền Bắc
C. Hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4
D. Mang lại thời tiết nóng ẩm
Câu 13: Vùng nào của Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc?
A. Miền Nam
B. Miền Trung
C. Miền Bắc
D. Tây Nguyên
Câu 14: Hiện tượng sương muối thường xuất hiện ở đâu?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Miền núi phía Bắc
C. Duyên hải miền Trung
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 15: Khí hậu miền Nam Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật?
A. Nhiệt độ cao quanh năm, hai mùa mưa và khô rõ rệt
B. Có mùa đông lạnh
C. Mưa quanh năm
D. Khí hậu ôn đới
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam?
a) Được hình thành do sự tác động của nhiều nhân tố.
b) Chỉ có vị trí địa lí tác động tới sự hình thành của khoáng sản.
c) Khoáng sản nước ta khá nghèo nàn.
d) Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về đặc điểm của khoáng sản Việt Nam?
a) Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.
b) Phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng lớn.
c) Phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ.
d) Khoáng sản nước ta khá thuận lợi cho khai thác và quản lí tài nguyên.