Đề thi giữa kì 1 công nghệ 7 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 7 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Công nghệ 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 1

 MÔN: CÔNG NGHỆ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

  1. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây lương thực?

  1. Cà phê. B. Su hào, cải bắp, cà chua.
  2. Ngô, khoai lang, khoai tây. D. Bông, cao su, sơn.

Câu 2. Đâu không phải lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam?

  1. Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.
  2. Việt Nam có diện tích chủ yếu là đồng bằng nên rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt.
  3. Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.
  4. Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.

Câu 3. So với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che, phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên có ưu điểm nào sau đây?

  1. Việc chăm sóc cây trồng diễn ra thuận lợi hơn.
  2. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.
  3. Giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn.
  4. Đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn.

Câu 4. Đâu không phải ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên.

  1. Đơn giản.
  2. Dễ thực hiện.
  3. Tránh tác động của sâu bệnh.
  4. Thực hiện trên diện tích lớn.

Câu 5. Trồng trọt có mái che không có ưu điểm nào sau đây?

  1. Cây trồng ít bị sâu bệnh.
  2. Cây trồng cho năng suất cao.
  3. Có thể trồng được các loại rau trái vụ.
  4. Cây trồng chống chịu được tất cả các loại sâu bệnh.

Câu 6. Sản phẩm trồng trọt nào không có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam năm 2020?

  1. Cà phê. B. Gạo. C. Chè.                  D. Hạt điều.

Câu 7. Thứ tự khi làm đất trồng cây là

  1. Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất → Lên luống.
  2. Cày đất → Lên luống→ Bừa hoặc đập nhỏ đất.
  3. Bừa hoặc đập nhỏ đất → Cày đất → Lên luống.
  4. Lên luống→ Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất.

Câu 8. Nên bón phân lót cho cây ăn quả bằng loại phân nào?

  1. Phân chuồng ủ hoai.
  2. Phân hoá học là đủ.
  3. Phân hữu cơ kết hợp phân hoá học.
  4. Phân hữu cơ và phân vi lượng.

Câu 9. Cách nào sau đây không được dùng để bón phân lót cho cây trồng?

  1. Rắc đều phân lên mặt ruộng.
  2. Bón phân theo hàng.
  3. Bón phân theo hố trồng cây.
  4. Pha loãng với nước rồi tưới vào gốc cây.

Câu 10. Thành phần đất trồng gồm

  1. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ.
  2. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ.
  3. Phần khí, phần rắn, phần lỏng.
  4. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ.

Câu 11. Loại phân thường được dùng để bón lót là

  1. Phân đạm.
  2. Phân hữu cơ.
  3. Phân kali.
  4. Phân bón lá.

Câu 12. Dụng cụ máy móc không được sử dụng cho công việc làm đất là

  1. Máy cày.
  2. Máy bừa.
  3. Máy lên luống.
  4. Máy khoan.

Câu 13. Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí cho cây trồng có tác dụng

  1. Tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng.
  2. Xua đuổi sâu, bệnh hại cây trồng.
  3. Tăng sức chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng.
  4. Tránh thời kì sâu, bệnh hại phát triển mạnh.

Câu 14. Có mấy nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 15. Cần tỉa cây khi

  1. Cây mọc không đồng đều.
  2. Cây mọc quá dày.
  3. Cây mọc quá thưa.
  4. Cây trồng bị thiếu nước.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bón thúc cho cây trồng?

  1. Bón phân vào đất trước khi trồng cây.
  2. Bón phân trước khi làm cỏ dại.
  3. Bón phân sau khi thu hoạch.
  4. Bón phân vào một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Câu 17. Có bao nhiêu công việc khi chăm sóc cây trồng?

  1. 1
  2. 3
  3. 5
  4. 7

Câu 18. Hình thức gieo hạt thường được áp dụng đối với nhóm cây trồng nào sau đây?

  1. Cây công nghiệp. B. Cây ăn quả.
  2. Cây lương thực (lúa, ngô). D. Cây lấy gỗ.

Câu 19. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt đúng thời điểm, đúng phương pháp nhằm mục đích nào sau đây?

  1. Đảm bảo sự tổn thất nhỏ nhất và chất lượng sản phẩm thu được tốt nhất.
  2. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.
  3. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và nâng cao chất lượng sản phẩm thu được.
  4. Nâng cao khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng.

Câu 20. Phương pháp nhổ không áp dụng với cây trồng nào sau đây?

  1. Nhãn. B. Sắn. C. Lạc.                  D. Su hào.

Câu 21. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt vào thời điểm nào sau đây là đúng nhất?

  1. Thu hoạch càng sớm càng tốt.
  2. Thu hoạch đúng thời điểm.
  3. Thu hoạch càng muộn càng tốt.
  4. Thu hoạch khi con người có nhu cầu sử dụng.

Câu 22. Hình ảnh dưới đây là phương pháp bảo quản sản phẩm trồng trọt nào?

  1. Bảo quản lạnh.
  2. Bảo quản bằng hút chân không.
  3. Bảo quản kín.
  4. Bảo quản thường trong kho.

Câu 23. Có bao nhiêu phương pháp bảo quản sản phẩm trồng trọt phổ biến?

  1. 1 B. 2 C. 3                       D. 4

Câu 24. Hình ảnh nào thể hiện việc thu hoạch sản phẩm bằng phương pháp cắt?

  1.               B.  C.                    D. 
  2. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Trồng trọt ngoài tự nhiên là gì? Hãy cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp này.

Câu 2 (2 điểm). Biện pháp hóa học là gì? Hãy cho biết ưu, nhược điểm của biện pháp này.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công nghệ 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay