Đề thi giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 1 (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 (bản 1) chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn HĐTNHN 11 chân trời #1 này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 1)

  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1. Đâu là cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân?

  1. Sống khép kín, xa lánh bạn bè.
  2. Rủ rê các bạn tham gia các hội nhóm không lành mạnh trên không gian mạng.
  3. Khuyến khích bạn tham gia các hoạt động thể thao hàng ngày.
  4. Cho bạn xem bài, nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra.

Câu 2. Theo em, thế nào là nỗ lực hoàn thiện bản thân?

  1. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh của bản thân.
  2. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh và khắc phục những yếu điểm của bản thân.
  3. Khắc phục những yếu điểm của bản thân.
  4. Đánh giá, đưa ra nhìn nhận khách quan về ưu và nhược điểm của bản thân.

Câu 3. Đâu không phải là biểu hiện của người có tính kỉ luật trong tập thể?

  1. Tự tạo thói quen trong việc tuân thủ kỉ luật chung.
  2. Không muốn tham gia các hoạt động có tính tập thể.
  3. Nghiêm túc thực hiện các quy định đã đưa ra.
  4. Tích cực cải thiện bản thân để tránh vi phạm vào quy định.

Câu 4. Khi mắc lỗi, người sống có tuân thủ theo quy định, nội quy thường?

  1. Thừa nhận sai trái và chịu trách nhiệm với hành động của mình.
  2. Than thở và tìm lí do giải thích cho lỗi sai đó.
  3. Tìm người bao che, bảo vệ cho mình.
  4. Tìm cách đổ lỗi cho người khác.

Câu 5. Đâu là cách sử dụng ngôn ngữ để quản lí cảm xúc?

  1. Cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh.
  2. Đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cảm xúc của họ và thông cảm, thấu hiểu với những cảm xúc ấy
  3. Không vội vàng phản ứng để cảm xúc không ảnh hưởng đến bản thân và người khác trong từng tình huống.
  4. Nói năng hòa nhã, nhẹ nhàng để không xảy ra xung đột trong các mối quan hệ.

Câu 6. Ý kiến nào sau đây đúng?

  1. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình
  2. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối
  3. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình
  4. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin

Câu 7. Khi so sánh bản thân với bạn bè xung quanh, cách nghĩ nào sau đây là thể hiện sự thiếu tự tin?

  1. Bạn có cá tính riêng mà, sao phải so sánh chứ!
  2. Bạn luôn nghĩ mọi người đều có điểm tốt còn bạn thì không.
  3. Chỉ khi bạn bè thắng bạn trong một cuộc thi hay điểm cao hơn bạn trong các bài kiểm tra, bạn sẽ so sánh để xem mình sai ở đâu và quyết tâm sửa chữa.
  4. Kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục đích.

Câu 8. Trong lớp học, Xuân được khen là bạn nữ dịu dàng, khéo léo và không để mất lòng ai. Trong các buổi học nhóm, nếu có tranh luận xảy ra, mặc dù biết rõ ai đúng, ai sai nhưng Xuân cũng không đưa ra ý kiến vì không muốn mất lòng các bạn. Theo em, Xuân là người như thế nào?

  1. Xuân là người mạnh mẽ, quyết liệt
  2. Xuân là người chưa được tự tin
  3. Xuân là người có ý chí phấn đấu, có chí tiến thủ
  4. Xuân là người chăm chỉ, cần cù

Câu 9. Duy có một số tiền tiết kiệm nhỏ để đóng góp vào quỹ từ thiện của lớp. Trên đường đi đến trường, Duy có thấy một cửa hàng đồ dùng học tập và ghé vào và thấy một chiếc bút rất đẹp. Tuy nhiên nếu Duy mua bút thì sẽ tiêu vào số tiền đem đi quyên góp. Nếu là Duy em sẽ làm gì?

  1. Em sẽ mua chiếc bút và đóng góp số tiền ít đi.
  2. Em sẽ mua chiếc bút đó vì em rất thích.
  3. Em sẽ không mua bút và để số tiền đó đóng góp từ thiện.
  4. Em sẽ để dành số tiền quyên góp và mua chiếc bút khác rẻ hơn.

Câu 10. Cần phải làm gì để đóng góp xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường?

  1. Không đi học đầy đủ
  2. Tích cực tham gia các hoạt động
  3. Lôi kéo các bạn không tham gia các hoạt động
  4. Thờ ơ với các hoạt động nhà trường tổ chức.

Câu 11. M tình cờ gặp một bạn trong khuôn viên trường học. Bạn đó nói mới tham gia Câu lạc bộ Nghệ thuật của trường và đã nhìn thấy M ở đó. Bạn xin số điện thoại và tài khoản mạng xã hội của M để dễ liên lạc. Nếu là M, em sẽ làm gì?

  1. Nếu em cũng quan tâm đến câu lạc bộ Nghệ thuật của trường thì có thể đồng ý chia sẻ thông tin liên lạc cho bạn mới.
  2. Nếu em không có hứng thú với câu lạc bộ đó, em có thể lịch sự từ chối và giải thích rõ lý do.
  3. Trong cả hai trường hợp, em cần cân nhắc và đảm bảo an toàn thông tin của mình trước khi chia sẻ thông tin liên lạc cho người khác.
  4. Em sẽ cho thông tin liên lạc cho bạn mới để mở rộng thêm mối quan hệ

Câu 12. Em đang vui chơi cùng các bạn ở sân trường, thì thấy có hai bạn nam đuổi nhau, dẫm lên bồn hoa, làm gãy hết hoa. Trong trường hợp đó em nên làm gì?

  1. Kệ các bạn ấy, vì các bạn không có ý thức giữ gìn thì các bạn sẽ bị thầy cô giáo phạt
  2. Chụp lại hình ảnh, gửi cho ban cán sự lớp để xử phạt
  3. Chạy lại nhắc nhở các bạn không nên dẫm lên cây hoa cỏ như vậy, nếu các bạn không nghe thì báo với cán bộ lớp.
  4. Chạy lại chửi mắng các bạn không có ý thức và trách nhiệm.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Đọc kỹ bốn tình huống sau. Nếu em là Nga, Phương, Hùng, hoặc Khang trong bốn tình huống đó, em sẽ giải quyết như thế nào để thể hiện khả năng quản lý cảm xúc và ứng xử hợp lý trong giao tiếp?

+ Tình huống 1: Nga đã hẹn cùng Hương sáng nay đi mua sách. Nhưng đến sát giờ hẹn Hương mới thấy Nga đến và nói rằng không đi được.

+ Tình huống 2: Phương nhận nhiệm vụ thuyết trình kết quả làm việc nhóm. Khi cô giáo thông báo điểm, kết quả của nhóm không được tốt như mọi người kỳ vọng. Một số bạn tỏ ra bức xúc và đổ lỗi do Phương thuyết trình không tốt nên ảnh hưởng đến kết quả chung.

Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Câu 3 (1,0 điểm) Em hãy liệt kê những cách mà em thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay