Đề thi giữa kì 2 KHTN 9 Sinh học Chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn KHTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là
A. hai chromatid có nguồn gốc khác nhau.
B. hai nhiễm sắc thể có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.
C. hai chromatid giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
D. hai nhiễm sắc thể giống hệt nhau về hình thái và kích thước.
Câu 2. Những hội chứng nào sau đây do đột biến gene gây ra?
A. Hội chứng Cri-du-chat, Jacobsen
B. Hội chứng Down, Turner, Klinefelter
C. Hội chứng Fragile X, Dravet
D. Hội chứng Dravet, Jacobsen, Down
Câu 3. Các NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào. Đây là đặc điểm ở kì nào trong nguyên phân?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 4. Cho biết hình ảnh dưới đây là biểu hiện của tật di truyền nào?
A. Tật khoèo chân. B. Tật dính ngón tay.
C. Tật hở khe môi, hàm. D. Tật bàn tay có nhiều ngón.
Câu 5. Cho các nội dung sau:
(1) Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính.
(2) Duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội của loài qua các thế hệ.
(3) Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
(4) Thay thế tế bào già hoặc bị tổn thương, tái sinh các mô và cơ quan của cơ thể.
(5) Tạo nhiều biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
Có bao nhiêu nội dung đúng về ý nghĩa của nguyên phân?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 6. Người ta thường sử dụng các dòng côn trùng mang đột biến chuyển đoạn NST để làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền. Các dòng côn trùng đột biến này
A. có khả năng lây bệnh cho các cá thể khác trong quần thể.
B. có sức sống bình thường nhưng bị mất hoặc giảm đáng kể khả năng sinh sản.
C. có khả năng sinh sản bình thường nhưng sức sống yếu.
D. có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Câu 7. Việc lựa chọn giới tính ở thai nhi dẫn đến những hậu quả gì?
(1) Mất cân bằng giới tính.
(2) Gia tăng tỉ lệ nạo phá thai.
(3) Giảm tỉ lệ li hôn ở các cặp vợ chồng.
(4) Nam giới gặp khó khăn trong việc kết hôn.
(5) Nữ giới gặp khó khăn trong việc kết hôn.
(6) Gia tăng các tệ nạn xã hội.
Những đáp án đúng là
A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (4), (5), (6).
C. (2), (3), (5), (6). D. (1), (2), (4), (6).
Câu 8. Người ta gọi bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh ở nam giới vì
A. bệnh gây ra do đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể Y.
B. bệnh gây ra do đột biến gene trội trên nhiễm sắc thể X.
C. gene trên X không có allele tương ứng với các gene trên.
D. bệnh gây ra do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể X.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm).
a) Cho các phát biểu sau đây:
(1) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi hình dạng, cấu trúc nhiễm sắc thể nhưng không làm thay đổi trình tự phân bố các gene trên nhiễm sắc thể.
(2) Ở người, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể gây sảy thai.
(3) Đột biến nhiễm sắc thể có thể gây mất cân bằng hệ gene ở sinh vật.
(4) Ở người, đột biến nhiễm sắc thể có thể gây các hội chứng như Down, máu khó đông, Turner,...
Trong các phát biểu trên, phát biểu không đúng khi nói về hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể? Giải thích
b) Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân hình thành giao tử và sự tổ hợp lại cặp NST giới tính trong thụ tinh có đúng với tất cả các loài sinh sản hữu tính không? Lấy ví dụ.
Câu 2 (2 điểm).
a) Nêu khái niệm tật di truyền và lấy 2 ví dụ minh hoạ.
b) Nêu các tác nhân gây bệnh di truyền ở người
Câu 3 (1 điểm). Tại sao phương pháp lai hữu tính có thể tạo ra các giống vật nuôi có năng suất vượt trội?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 4 | ||||
2. Di truyền nhiễm sắc thể | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 | 1 | 2,5 | ||||
3. Di truyền học với con người | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 3,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 2 | 1ý | 2 | 1ý | 0 | 1 | 8 | 3 | 11 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
Chủ đề 11: Di truyền | ||||||
Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể | Nhận biết | .- Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng. -Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh họa. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | - Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, có cánh. - Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa. - Dựa vào hình ảnh mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể. | 1 | C1a | |||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải thích một số hiện tượng thực tiễn về ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể. - Bài tập vận dụng | 1 | 1 | C1b | C6 | |
Di truyền nhiễm sắc thể | Nhận biết | - Nêu được khái niệm, ý nghĩa, các ứng dụng quá trình nguyên phân, giảm phân, lấy được ví dụ minh hoạ - Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. - Nêu khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường. - Trình bày được cơ chế xác định giới tính. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | - Phân biệt được nguyên phân và giảm phân; nêu được ý nghĩa của giảm phân trong di truyền và mối quan hệ giữa hai quá trình này trong sinh sản hữu tính. -Trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp thông qua sơ đồ đơn giản về quá trình giảm phân và thụ tinh. - Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính. | 1 | C5 | |||
Vận dụng | Giải thích được một số ứng dụng về di truyền liên kết trong thực tiễn. | 1 | C8 | |||
Vận dụng cao | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải thích một số hiện tượng thực tiễn về di truyền liên kết và phân biệt với quy luật phân li độc lập, một số ứng dụng về di truyền liên kết và các bài tập liên quan. | 1 | C3 | |||
3. Di truyền liên kết | Nhận biết | - Nêu được một số ví dụ về tính trạng ở người. - Nêu được khái niệm về bệnh và tật di truyền ở người. - Kể tên một số hội chứng di truyền ở người. - Kể tên một số bệnh và tật di truyền ở người. - Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di truyền. | 1 | 2 | C2 | C2 C4 |
Thông hiểu | - Nêu được vai trò của di truyền học với hôn nhân và trình bày được quan điểm về lựa chọn giới tính trong sinh sản ở người. Nêu được ý nghĩa của việc cấm kết hôn gần huyết thống. - Tìm hiểu được một số bệnh di truyền ở địa phương. - Tìm hiểu được độ tuổi kết hôn ở địa phương. | 1 | C7 |