Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Dưới đây là giáo án bản word môn Khoa học tự nhiên (Sinh học) lớp 9 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Một số tài liệu quan tâm khác
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 35: Khái quát về di truyền học
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 36: Các quy luật di truyền của Mendel
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 37: Nucleic acid và ứng dụng
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 38: Đột biến gene
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 39: Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 40: Từ gene đến tính trạng
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 42: Thực hành Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 43: Di truyền nhiễm sắc thể
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 44: Di truyền học với con người
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 45: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống
Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 11
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 46: Khái niệm về tiến hóa và các hình thức chọn lọc
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 47: Cơ chế tiến hóa
Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 48: Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất
....Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 11: DI TRUYỀN
BÀI 35: KHÁI QUÁT VỀ DI TRUYỀN HỌC
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm di truyền, biến dị.
- Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tựchủ và tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tự trả lời các câu hỏi liên quan đến di truyền và biến dị.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung di truyền và biến dị.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung liên quan đến di truyền và biến dị.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:thu thập và làm rõ được các thông tin có liên quan đến vấn đề di truyền.
Năng lực riêng:
- Nhận thức sinh học:
- Nêu được khái niệm di truyền, biến dị.
- Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các hiện tượng thực tiễn về di truyền và biến dị.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến di truyền và biến dị.
- Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Hình 35.1, 35.2 và các hình ảnh, video liên quan đến di truyền và biến dị.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.
- Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS quan sát các hình ảnh về di truyền và biến dị, trả lời câu hỏi mở đầu SGK trang 150.
- Sản phẩm học tập: Ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi mở đầu SGK trang 150.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau:
- GV dẫn dắt HS, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu tr.150 SGK: Tại sao ở người, con cái có những đặc điểm giống và không giống với bố, mẹ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời:
Gợi ý:
- Thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ, từ đời này qua đời khác, do đó con cái thường có nhiều đặc điểm giống bố, mẹ.
- Trong quá trình sinh sản, sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ, có thể tạo ra các biến dị, do đó con cái có những đặc điểm không giống với bố, mẹ.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các ý kiến trả lời của HS, không chốt đáp án.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm ra câu trả lời nào chính xác nhất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 35: Khái quát di truyền học.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm di truyền, biến dị
- Mục tiêu:Nêu được khái niệm di truyền, biến dị.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung I, quan sát Hình 35.1 SGK trang 150 và thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: Khái niệm di truyền, biến dị.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 35.1, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi thảo luận 1 tr.150 SGK: Đọc thông tin và quan sát Hình 35.1, hãy phát biểu khái niệm di truyền, biến dị.
a)
b) Hình 35.1. Sự di truyền màu da và màu mắt của một gia đình: màu da ngăm giống nhau (a); màu mắt khác nhau (b) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhóm HS thảo luận, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện nhóm xung phong trả lời câu hỏi. - Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. |
I. Khái niệm di truyền, biến dị - Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là di truyền. Ví dụ: + Bố, mẹ da ngăm sinh ra con cái hầu hết đều da ngăm (Hình 35.1a). + Bố tóc đen, mẹ tóc đen → con cũng tóc đen.
+ Bố mắt xanh, mẹ mắt xanh → con cũng mắt xanh.
- Một số đặc điểm của con cái không giống nhau và không giống với bố, mẹ của chúng được gọi là biến dị. Ví dụ: + Bố, mẹ mắt nâu sinh được hai người con: một người mắt nâu, một người mắt xanh da trời (Hình 35.1b). + Bố da đen, tóc đen; mẹ da đen, mẹ tóc đen → con da trắng, tóc vàng.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vị trí của gene trong di truyền học
- Mục tiêu:Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học.
- Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ học tập; HS tìm hiểu nội dung mục II, quan sát hình 35.2 SGK trang 151 và thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Sản phẩm học tập: Vị trí của gene trong di truyền học.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về khái quát về lĩnh vực di truyền học và một số ứng dụng: Di truyền học là khoa học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật. Một số ứng dụng của lĩnh vực di truyền học như: + Kĩ thuật nhân bản vô tính để tạo cừu Dolly:
+ Dự án giải mã hệ gene người:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu nội dung mục II, quan sát Hình 35.2 và trả lời các câu hỏi thảo luận tr.151 SGK: 2. Đọc thông tin và quan sát Hình 35.2, hãy cho biết gene là gì. 3. Nêu vị trí của gene trong di truyền học.
Hình 35.2. Sơ đồ mối quan hệ từ gene đến tế bào Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhóm HS tìm hiểu nội dung mục II, quan sát Hình 35.2 SGK tr.151 và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi. 2. Gene là đoạn DNA mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm nhất định nào đó. 3. Gene được xem là trung tâm của di truyền học. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép. - GV chốt câu trả lời chính xác cho câu hỏi Mở đầu tr.150 SGK. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. |
II. Vị trí của gene trong di truyền học - Trong quá trình di truyền, gene có khả năng truyền lại các đặc điểm của bố, mẹ cho con cái, đồng thời gene cũng có thể tạo các biến dị, các biến dị này có thể di truyền cho thế hệ sau. - Gene được xem là trung tâm của di truyền học. Ví dụ:
Sinh sản vô tính ở thủy tức
Sinh sản vô tính ở cây thuốc bỏng
Sinh sản hữu tính ở động vật
Sinh sản hữu tính ở thực vật |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức về di truyền và biến dị.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS hoàn thành phiếu bài tập để củng cố kiến thức.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho phiếu bài tập luyện tập củng cố kiến thức về di truyền và biến dị.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành phiếu bài tập sau:
PHIẾU BÀI TẬP 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Đối tượng nào sau đây được xem là trung tâm của di truyền học? A. Gene. B. Nhiễm sắc thể. C. Tế bào. D. RNA. Câu 2. Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là A. sinh sản vô tính. B. di truyền. C. biến dị. D. sinh sản hữu tính. Câu 3. Mọi cơ thể đều được cấu tạo từ A. DNA. B. gene. C. tế bào. D. nhiễm sắc thể. Câu 4. Gene là A. đoạn NST mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm nhất định nào đó. B. đoạn DNA mang thông tin biến dị mã hóa cho một sản phẩm nhất định nào đó. C. đoạn NST mang thông tin biến dị mã hóa cho một sản phẩm nhất định nào đó. D. đoạn DNA mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm nhất định nào đó. Câu 5. Ở người, mỗi tế bào bình thường chứa 23 cặp nhiễm sắc thể. Tuy nhiên trong quá trình sinh sản đã phát sinh biến dị, kết quả con sinh ra bị thừa 1 nhiễm sắc thể ở cặp số 21. Hiện tượng đó được gọi là A. hội chứng Down. B. hội chứng Turner. C. hội chứng siêu nữ. D. hội chứng Klinefelter. Câu 6. Trong bộ NST của bệnh nhân mắc hội chứng Down, số lượng NST ở cặp số 21 là bao nhiêu? A. 4 NST. B. 1 NST. C. 2 NST. D. 3 NST. Câu 7. Cừu Dolly được tạo ra nhờ phương pháp A. lai khác loài. B. gây đột biến. C. nhân bản vô tính. D. sinh sản hữu tính. 2. Hãy cho ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị ở người.
|
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và thảo luận hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
A |
B |
C |
D |
A |
D |
C |
- Hiện tượng di truyền: Bố, mẹ tóc vàng, mắt xanh sinh ra con cái hầu hết đều có tóc màu vàng, mắt xanh;...
- Hiện tượng biến dị: Bố, mẹ đều thấp nhưng sinh ra con cao;...
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV mở rộng kiến thức, giới thiệu về hội chứng Down.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS thực hiện làm các bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức và biết ứng dụng kiến thức đã học vào đời sống.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết về thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập:Những ý kiến trả lời câu hỏi vận dụng của HS.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi vận dụng tr.151 SGK:
Một người trồng hoa lan sau nhiều năm nghiên cứu đã có ý định tạo ra một giống hoa lan có kiểu hoa vừa mang đặc điểm của cây mẹ lại vừa mang đặc điểm mới. Theo em, ý định của người trồng hoa là có cơ sở không? Tại sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận cặp đôi, vận dụng hiểu biết về thực tiễn kết hợp với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi vận dụng.
- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm HS xung phong trả lời câu hỏi: Ý định của người trồng hoa hoàn toàn có cơ sở vì trong quá trình sinh sản hữu tính sự tổ hợp lại các gene của đời bố, mẹ và quá trình di truyền sẽ tạo ra các biến dị. Các biến dị đó sẽ mang những đặc điểm mới và có khả năng di truyền cho các thế hệ sau.
Ví dụ: Lai tạo và nhân giống thành công giống lan dendrobium có khả năng chịu nắng tốt, cánh nhọn,...
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm.
- GV chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học.
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập Bài 35 trong Sách bài tậpKhoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo.
- Chuẩn bị Bài 36 - Các quy luật di truyền của Mendel.
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word sinh học 9 sách chân trời sáng tạo, tải giáo án khoa học tự nhiên 9 sinh học chân trời sáng tạo, GA KHTN sinh học 9 CTST 2024
Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THCS
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2