Đề thi giữa kì 2 KHTN 9 Sinh học Chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn KHTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong mỗi loài sinh vật chứa bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về

A. số lượng và hình dạng.                             

B. cấu trúc và số lượng.

C. cấu trúc và hình dạng.                              

D. hình thái và hình dạng.

Câu 2. Nguyên phân là

A. một hình thức phân chia của tế bào ở sinh vật nhân sơ.

B. một hình thức phân chia của tế bào ở sinh vật nhân thực.

C. một hình thức phân chia của tế bào ở tất cả các sinh vật.

D. một hình thức phân chia của tế bào ở nguyên sinh vật.

Câu 3. Bệnh di truyền là

A. các bệnh lí gây ra những biến đổi của gene hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gene.

B. các bệnh lí gây ra những biến đổi của vật chất di truyền hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gene.

C. các bệnh lí gây ra những biến đổi của nhiễm sắc thể hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của phân chia tế bào.

D. các bệnh lí gây ra những biến đổi của vật chất di truyền hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của phân chia tế bào.

Câu 4. Bệnh bạch tạng do

A. đột biến gene trội trên nhiễm sắc thể thường.

B. đột biến gene trội trên nhiễm sắc thể giới tính.

C. đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể thường.

D. đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 5. Dạng đột biến nào dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia?

A. Đảo đoạn trên NST của cây đậu hà lan làm thay đổi hình dạng, màu sắc của quả.

B. Lặp đoạn trên NST của cây đậu hà lan làm tăng tốc độ sinh trưởng của cây.

C. Lặp đoạn trên NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzyme amylase thủy phân tinh bột.

D. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt.

Câu 6. Ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết với giới tính là

 A. điều khiển tỉ lệ đực, cái và giới tính trong quá trình phát triển cá thể.

 B. phát hiện ảnh hưởng của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến giới tính.

 C. sớm phân biệt được đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất.

 D. phát hiện ảnh hưởng của môi trường bên trong ảnh hưởng đến giới tính.

Câu 7. Ở người, trong trường hợp mẹ giảm phân bình thường, bố rối loạn cơ chế phân li trong giảm phân I, hội chứng di truyền nào sau đây không thể được sinh ra?

A. Hội chứng Đao.                                       B. Hội chứng Turner.

C. Hội chứng Klinefelter.                              D. Hội chứng Siêu nữ.               

Câu 8. Ô nhiễm môi trường gây hậu quả gì đến sức khoẻ con người?

1. Gây ung thư máu, các khối u.

2. Làm mất cân bằng sinh thái.

3. Làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền.

4. Tăng tần số đột biến NST.

5. Tiêu diệt các loài sinh vật.

A. 1 và 2.     

B. 1 và 3.     

C. 1, 3 và 4.  

D. 3 và 4.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). 

a) Các nhận định dưới đây là Đúng (Đ) hay Sai (S)?

  1. Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về hình dạng, số lượng và trình tự phân bố các gene.

  2. Loài sinh vật có số lượng nhiễm sắc thể càng lớn thì càng tiến hoá.

  3. Một nhiễm sắc thể kép gồm hai chromatid dính nhau tại tâm động.

  4. Trong tế bào soma và giao tử, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng.

b) Vì sao ở người, tỉ lệ phân li giới tính theo lí thuyết là 1 nam : 1 nữ

Câu 2 (2 điểm). 

a) Nêu khái niệm bệnh di truyền và lấy 2 ví dụ minh hoạ.

b) Nêu các tác nhân gây bệnh di truyền ở người

Câu 3 (1 điểm). Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân trong sinh sản hữu tính.

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………
 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể

1

1

1

1

2

1

4

2. Di truyền nhiễm sắc thể

1

1

1

1

3

1

2,5

3. Di truyền học với con người

2

1

1

3

1

3,5

Tổng số câu TN/TL

4

1

2

2

0

1

8

3

11

Điểm số

2,0

2,0

1,0

2,0

1,0

1,0

0

1,0

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm


 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

Chủ đề 11: Di truyền

Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể

Nhận biết

.- Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.

-Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh họa.

1

C1

Thông hiểu

- Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, có cánh. 

- Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.

- Dựa vào hình ảnh mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể.

1

C1a

Vận dụng 

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải thích một số hiện tượng thực tiễn về ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể.

- Bài tập vận dụng

1

1

C1b

C5

Di truyền nhiễm sắc thể

Nhận biết

- Nêu được khái niệm, ý nghĩa,  các ứng dụng quá trình nguyên phân, giảm phân, lấy được ví dụ minh hoạ

- Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

- Nêu khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường.

- Trình bày được cơ chế xác định giới tính. 

1

C2

Thông hiểu

- Phân biệt được nguyên phân và giảm phân; nêu được ý nghĩa của giảm phân trong di truyền và mối quan hệ giữa hai quá trình này trong sinh sản hữu tính. 

-Trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp thông qua sơ đồ đơn giản về quá trình giảm phân và thụ tinh.

- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.

1

C6

Vận dụng 

Giải thích được một số ứng dụng về di truyền liên kết trong thực tiễn.

1

C7

Vận dụng cao

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải thích một số hiện tượng thực tiễn về di truyền liên kết và phân biệt với quy luật phân li độc lập, một số ứng dụng về di truyền liên kết và các bài tập liên quan.

1

C3

3. Di truyền liên kết

Nhận biết

- Nêu được một số ví dụ về tính trạng ở người.

- Nêu được khái niệm về bệnh và tật di truyền ở người.

- Kể tên một số hội chứng di truyền ở người.

- Kể tên một số bệnh và tật di truyền ở người.

- Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di truyền.

1

2

C2

C3

C4

Thông hiểu

- Nêu được vai trò của di truyền học với hôn nhân và trình bày được quan điểm về lựa chọn giới tính trong sinh sản ở người. Nêu được ý nghĩa của việc cấm kết hôn gần huyết thống.

- Tìm hiểu được một số bệnh di truyền ở địa phương.

- Tìm hiểu được độ tuổi kết hôn ở địa phương.

1

C8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Sinh học 9 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay