Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 Sinh học Chân trời sáng tạo (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn KHTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nucleic acid được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các
A. nucleotide.
B. polynucleotide.
C. deoxyribonucleic acid.
D. ribonucleic acid.
Câu 2. Theo lí thuyết, mọi cơ thể đều được cấu tạo từ
A. gene.
B. tế bào.
C. nhiễm sắc thể.
D. cơ quan.
Câu 3. Mức độ đột biến gene có thể xảy ra ở
A. một cặp nucleotide.
B. một hay một vài cặp nucleotide.
C. hai cặp nucleotide.
D. toàn bộ phân tử DNA.
Câu 4. Phương pháp nào sau đây sử dụng phân tích DNA để xác định danh tính của tội phạm hoặc nạn nhân?
A. Phân tích dấu vân tay di truyền.
B. Sử dụng sóng siêu âm để xem bên trong cơ thể.
C. Quan sát đặc điểm khuôn mặt.
D. Sử dụng phương pháp chẩn đoán y học.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gene?
A. Đột biến gene luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gene.
B. Đột biến gene là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
C. Đột biến gene có thể có lợi, có hại hoặc vô hại.
D. Đột biến gene có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
Câu 6. Đặc điểm chính nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Mendel?
A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt.
B. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh.
C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt.
D. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt.
Câu 7. Một gene ở sinh vật nhân thực có tổng số nucleotide là 3000. Số nucleotide loại A chiếm 25% tổng số nucleotide của gene. Gene bị đột biến điểm thay thế cặp G – C bằng cặp A – T. Tổng số liên kết hydrogene của gene sau đột biến là
A. 3749.
B. 3751.
C. 3009.
D. 3501.
Câu 8. Enzyme tháo xoắn có vai trò gì trong quá trình tái bản DNA?
A. Lắp ghép các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung với mạch làm khuôn.
B. Duy trì liên kết hydrogene giữa các nucleotide của phân tử DNA.
C. Tín hiệu khởi đầu quá trình tái bản DNA ở một chạc sao chép.
D. Phá vỡ cấu trúc xoắn kép, tách mạch DNA thành hai mạch đơn.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Nêu mối quan hệ giữa gene và protein trong việc biểu hiện các tính trạng ở sinh vật. Viết sơ đồ minh họa dạng chữ.
Câu 2 (3 điểm). Một phân tử mRNA có 240 nucleotide, trong đó tỉ lệ A : U : G : C = 1:3:2:2. Sử dụng phân tử RNA này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử DNA mạch kép có chiều dài bằng chiều dài phân tử RNA này.
a. Tính số nucleotide mỗi loại của mRNA này.
b. Tính số nucleotide mỗi loại của DNA này.
Câu 3 (1 điểm). Cho biết 6 bộ ba 5’UXU3’; 5’UXX3’; 5’UXA3’; 5’UXG3’; 5’AGU3’; 5’AGX3’ quy định tổng hợp amino acid Ser; 4 bộ ba 5’AXU3’; 5’AXX3’; 5’AXA3’; 5’AXG3’ quy định Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa allele làm cho allele A thành allele a, trong đó chuỗi mRNA của allele a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới amino acid Thr được thay bằng amino acid Ser. Cặp gene Aa cùng phiên mã 1 lần thì số nucleotide mà môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã của mỗi allele có khác nhau không?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Khái quát về di truyền học | 1 | 1 | 0,5 | ||||||||
2. Các quy luật di truyền của Mendel | 1 | 1 | 0,5 | ||||||||
3. Nucleic acid và ứng dụng | 1 | 1 | 2 | 1 | |||||||
4. Đột biến gene | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 | 1 | 2,5 | ||||
5. Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã | 1 ý | 1 ý | 1 | 3 | |||||||
6. Từ gene đến tính trạng | 1 | 1 | 1 | 1 | 2,5 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 2 | 1 ý | 2 | 1 | 1 | 8 | 3 | 11 | |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
CHƯƠNG 11. Di truyền học mendel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền | ||||||
1. Khái quát về di truyền học | Nhận biết | – Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị. – Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học. | 1 | C2 | ||
2. Các quy luật di truyền của Mendel | Thông hiểu | - Trình bày được thí nghiệm lai phân tích. - Nêu được vai trò của phép lai phân tích. | 1 | C6 | ||
3. Nucleic acid và ứng dụng | Nhận biết | – Nêu được khái niệm nucleic acid. – Kể tên được các loại nucleic acid: DNA và RNA. – Mô tả được DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại nucleotide, các nucleotide liên kết giữa 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung. – Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. – Trình bày được RNA có cấu trúc 1 mạch, chứa 4 loại ribonucleotide. – Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng. – Nêu được khái niệm gene. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | – Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,... | 1 | C4 | |||
4. Đột biến gene | Nhận biết | – Phát biểu được khái niệm đột biến gene. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến gene. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | – Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng. | 1 | C5 | |||
Vận dụng | Vận dụng những hiểu biết về đột biến gene và giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. | 1 | C7 | |||
Vận dụng cao | Vận dụng những hiểu biết về đột biến gene và giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. | 1 | C3 | |||
5. Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã | Thông hiểu | – Giải thích được từ 4 loại nucleotide tạo ra được sự đa dạng của mã di truyền – Nêu được ý nghĩa của đa dạng mã di truyền, mã di truyền quy định thành phần hoá học và cấu trúc của protein. | 1 | C2a | ||
Vận dụng | – Liên hệ thực tiễn về tái bản DNA và phiên mã tạo RNA tính số lượng nucleotide của mạch mRNA/ DNA. | 1 | C2b | |||
6. Từ gene đến tính trạng | Nhận biết | – Nêu được các khái niệm đột biến gene. – Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến gen. | 1 | 1 | C1 | C8 |