Giáo án chuyên đề Địa lí 12 kết nối CĐ 2 Phần 3: Các loại vùng kinh tế ở Việt Nam

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Địa lí 12 bộ sách Kết nối tri thức CĐ 1 Phần 3: Các loại vùng kinh tế ở Việt Nam. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri thức đủ cả năm

HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU CÁC LOẠI VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 

Hoạt động 3.1. Tìm hiểu vùng kinh tế - xã hội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HStrình bày được đặc điểm và giải thích được sự hình thành của vùng kinh tế - xã hội.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 2.1, mục Em có biết, thông tin mục III.1 SGK tr.24 – 27 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Vùng kinh tế - xã hội.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 2.1, mục Em có biết, thông tin mục III.1 SGK tr.24 – 27 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Vùng kinh tế - xã hội.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu vùng Đồng bằng sông Hồng.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu vùng Tây Nguyên.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu vùng Đông Nam Bộ.

+ Nhóm 6: Tìm hiểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Câu 1: Trình bày quá trình hình thành các vùng kinh tế - xã hội ở nước ta.

………………………

Câu 2: Hoàn thành bảng sau:

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ TỔNG HỢP Ở VIỆT NAM

Tên vùng

Các tỉnh, thành phố

Khái quát hiện trạng kinh tế

Hướng phát triển

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận, hoàn thành Phiếu học tập số 2 theo sự phân công của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày về tiêu chí chủ yếu của mỗi loại vùng kinh tế theo Phiếu học tập số 2.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2.

- GV kết luận về quá trình hình thành và đặc điểm phát triển của các vùng kinh tế - xã hội ở nước ta.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

III. Các loại vùng kinh tế ở Việt Nam

1. Vùng kinh tế - xã hội

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Hoạt động 3.1. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2.1. Một số chỉ số về diện tích và dân số của các vùng kinh tế xã hội ở Việt Nam, năm 2021.

Các vùng kinh tế - xã hội

Diện tích

Dân số

Mật độ dân số (người/km2)

Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo (%)

Nghìn km2

% so với cả nước

Triệu người

% so với cả nước

Trung du và miền núi Bắc Bộ

92,5

28,7

12,9

13,1

136

25,9

Đồng bằng sông Hồng

21,3

6,4

23,2

23,6

1091

37,0

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

95,8

28,9

20,6

20,9

215

25,8

Tây Nguyễn

54,5

16,5

6,0

6,1

111

17,0

Đông Nam Bộ

23,6

7,1

18,3

18,6

778

28,3

Đồng bằng sông Cửu Long

40,9

12,4

17,4

17,7

426

14,6

 

Bảng 2.2. Cơ cấu GRDP ( theo giá hiện hành) phân theo khu vực kinh tế của các vùng kinh tế - xã hội nước ta, năm 2021

 

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Trung du và miền núi Bắc Bộ

19,1

41,4

34,5

5,0

Đồng bằng sông Hồng

5,5

42,6

42,1

9,8

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

18,5

34,0

38,9

8,6

Tây Nguyễn

34,7

20,0

39,9

5,4

Đông Nam Bộ

4,7

42,6

42,2

10,5

Đồng bằng sông Cửu Long

32,1

26,4

35,8

5,7

 

Hình 2.1. Các vùng kinh tế ở Việt Nam

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Câu 1: Trình bày quá trình hình thành các vùng kinh tế - xã hội ở nước ta.

- Giai đoạn 1976 – 1985, công tác phân vùng bắt đầu được chú trọng. Cả nước được phân chia thành 4 vùng kinh tế lớn, 6 tiểu vùng, trên nền 40 đơn vị hành chính tỉnh, thành phố. Bốn vùng kinh tế lớn là vùng kinh tế lớn Bắc Bộ, vùng kinh tế lớn Bắc Trung Bộ, vùng kinh tế lớn Nam Trung Bộ và vùng kinh tế lớn Nam Bộ.

- Giai đoạn 1986 – 2000, nước ta được chia thành 8 vùng kinh tế, không có cấp trung gian là tiểu vùng, trên nền 53 tỉnh, thành phố, bao gồm: vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng song Cửu Long.

- Giai đoạn sau năm 2000, nước ta được chia thành 6 vùng kinh tế gắn với 3 vùng kinh tế trọng điểm trên cơ sở sáp nhập vùng Đông Bắc và Tây Bắc thành vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng Bắc Trung Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ thành vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung trên nền của 64 tỉnh, thành phố (trước năm 2008, Hà Tây chưa sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội).

- Hiện nay, cả nước được chia thành 6 vùng kinh tế – xã hội, cụ thể là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Câu 2: Hoàn thành bảng sau:

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ TỔNG HỢP 

Ở VIỆT NAM

Tên vùng

Các tỉnh, thành phố

Khái quát hiện trạng kinh tế

Hướng phát triển

Trung du và miền núi Bắc Bộ

14 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai.

- Kinh tế còn khiêm tốn.

- Nông nghiệp chủ yếu là các cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn và phát triển lâm nghiệp. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện. Dịch vụ phát triển chậm.

- Phát triển lâm nghiệp bền vững; nông nghiệp hữu cơ, đặc sản; cây ăn quả;...

- Công nghiệp: khai thác khoáng sản; chế biến, chế tạo, năng lượng.

- Kinh tế cửa khẩu; du lịch văn hoá dân tộc; hệ sinh thái núi cao, hang động...

Đồng bằng sông Hồng

10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh.

- Kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế tiến bộ.

- Công nghiệp cơ khí chế tạo; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất hoá chất; nhiệt điện; chế biến thực phẩm, đồ uống và hàng tiêu dùng. Dịch vụ phát triển đầy đủ các ngành. Nông nghiệp lâu đời, là vùng trọng điểm lương thực, chăn nuôi.

- Phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại; nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ.

– Phát triển các đô thị vệ tinh, các hành lang kinh tế, các tuyến đường giao thông kết nối vùng thủ đô Hà Nội với các địa phương trong và ngoài vùng.

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

14 tỉnh, thành phố: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- Kinh tế còn khiêm tốn.

- Công nghiệp phát triển một số lĩnh vực: sản xuất vật liệu xây dựng; khai khoáng; sản xuất hoá chất; sản xuất, chế biến thực phẩm. Phát triển dịch vụ cảng biển, trung chuyển quá cảnh, du lịch biển,...

- Chú trọng kinh tế biển kết hợp với đảm bảo quốc phòng an ninh trên biển.

- Phát triển công nghiệp lọc hoá dầu; sản xuất kim loại; cơ khí chế tạo; sản xuất, chế biến thực phẩm; năng lượng tái tạo.

- Tăng cường kết nối hạ tầng và hệ thống cảng biển, các trung tâm dịch vụ logistics.

Tây Nguyên

5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn, chăn nuôi gia súc lớn.

- Công nghiệp chủ yếu là sản xuất, chế biến thực phẩm; thuỷ điện và khai thác khoáng sản (nhất là bô-xít). Du lịch kết hợp cả du lịch tự nhiên và văn hoá.

- Phát triển nông nghiệp hiệu quả. Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đầu nguồn.

- Đẩy mạnh công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; năng lượng tái tạo; khai thác và chế biến bô-xít.

- Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với bảo tổn. Phát triển đường bộ cao tốc, kết nối nội, ngoại vùng.

Đông

Nam Bộ

18 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Vùng có trình độ phát triển kinh tế cao nhất.

- Công nghiệp của vùng nổi bật là công nghiệp khai thác, chế biến dâu khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; cơ khí đóng tàu. Công nghiệp nhẹ phát triển hướng ra xuất khẩu. Các lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh, đứng đầu cả nước. Là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng hoá lớn của cả nước, có trình độ tập trung hoá và thâm canh cao.

- Phát triển khoa học – công nghệ, đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số. Phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao.

- Phát triển mạnh kinh tế biển.

- Nâng cao hiệu quả phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, ứng dụng công nghệ cao.

- Phát triển các hành lang kinh tế, các tuyến đường giao thông hiện đại, kết nối vùng Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương trong và ngoài vùng.

Đồng bằng sông Cửu Long

13 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh và Bến Tre.

- Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn giữ vai trò đáng kể trong cơ cấu kinh tế của vùng.

- Là vùng trọng điểm số một của cả nước về sản xuất lúa, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, có giá trị hàng hoá cao. Công nghiệp chủ yếu là sản xuất, chế biến thực phẩm; cơ khí nông nghiệp; sản xuất hoá chất; khai thác thế mạnh khoáng sản dầu, khí ở vùng thềm lục địa.

- Phát triển thành vùng kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao.

- Sản xuất nông nghiệp hàng hoá hiện đại gắn với công ng- hiệp chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Chú trọng công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch sinh thái và du lịch biển.

- Phát triển một số hành lang kinh tế, tăng cường hạ tầng kết nối với vùng Đông Nam Bộ.

- Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

 

Hoạt động 3.2. Tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HStrình bày được đặc điểm và giải thích được sự hình thành của vùng kinh tế trọng điểm.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 2.2; hình 2.3, mục Em có biết, thông tin mục III.2 SGK tr.28 – 31 và tìm hiểu thông tin về quá trình hình thành, đặc điểm phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, giao cho các nhóm tìm hiểu trước thông tin trong bài học và sưu tầm thêm tư liệu trên sách, báo, internet, tìm hiểu và tự lựa chọn hình thức trình bày nội dung (Power Point, sơ đồ, infographic,…) về quá trình hình thành và đặc điểm phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

+ Nhóm 1: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 

+ Nhóm 2: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung  

+ Nhóm 3: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 

+ Nhóm 4: Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long 

- GV tổ chức cho HS đóng vai là nhà quản lí hoặc nhà quy hoạch để giới thiệu về quá trình hình thành, đặc điểm phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận, hoàn thành sản phẩm trình bày nội dung của nhóm theo sự phân công của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV dẫn dắt cuộc họp, gọi đại diện các nhóm trình bày báo cáo.

- GV cử 2 hoặc 3 HS làm thư kí, ghi tóm tắt các báo cáo.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá về sản phẩm của các nhóm.

- GV kết luận về quá trình hình thành, đặc điểm phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

III. Các loại vùng kinh tế ở Việt Nam

2. Vùng kinh tế trọng điểm

- Quá trình hình thành: Cuối năm 1997 và đầu năm 1998, thành lập 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam. Năm 2009, thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đặc điểm phát triển: Mỗi vùng kinh tế trọng điểm thế mạnh phát triển, vai trò trong cả nước, các ngành kinh tế nổi bật và định hướng phát triển khác nhau.

+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

+ Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bảng 2.3. Thời gian hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta

Vùng kinh tế trọng điểm

Đầu thập niên 90 của thế kỉ XX

Sau năm 2000

Bắc BộQuyết định số 747/1997/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 1997, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.Năm 2004 bổ sung thêm 3 tỉnh: Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
Miền TrungQuyết định số 1018/1997/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 1997, bao gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.Năm 2004 bổ sung thêm tỉnh Bình Định.
Miền NamQuyết định số 44/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 1998, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minhvà các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.Năm 2003 bổ sung thêm 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An; năm 2009 bổ sung thêm tỉnh Tiền Giang.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Quyết định số 492/QD-TTG ngày 16 tháng 4 năm 2009 bao gồm An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau.

 

Bảng 2.4. Lực lượng lao động và trị giá xuất khẩu của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, năm 2021

Chỉ số

Cả nước

Tổng bốn vùng kinh tế trọng điểm

Các vùng kinh tế trọng điểm

Bắc Bộ

Miền Trung

Phía Nam

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

1

Lực lượng lao động (triệu người)50,527,08,63,511,93,0
Tỉ lệ so với cả nước (%)10053,417,06,923,65,9

2

Trị giá xuất khẩu (tỉ USD)336,3109,3109,38,9124,74,1
Tỉ lệ so với cả nước (%)10073,432,52,637,11,2

 

Hình 2.2. Các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam năm 2021

Hoạt động 3.3. Tìm hiểu vùng kinh tế ngành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HStrình bày được đặc điểm và giải thích được sự hình thành của vùng kinh tế ngành.

b. Nội dung: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 2.4 – 2.6, mục Em có biết, thông tin mục III.3 SGK tr.31 – 39 và hoàn thành Bảng mẫu

c. Sản phẩm: Bảng mẫu về vùng nông nghiệp sinh thái, vùng công nghiệp và vùng du lịch.

d. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay