Giáo án chuyên đề Hoá học 10 chân trời Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 10 bộ sách chân trời sáng tạo Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 10: TÍNH THAM SỐ CẤU TRÚC VÀ NĂNG LƯỢNG (5 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Nêu được quy trình tính toán bằng phương pháp bán kinh nghiệm (nhập file đầu vào, chọn phương pháp tính, thực hiện tính toán, lưu kết quả).
  • Sử dụng được kết quả tính toán để thấy được hình học phân tử, xu hướng thay đổi độ dài, góc liên kết và năng lượng phân tử trong dãy các chất (cùng nhóm, cùng chu kì, dãy đồng đẳng,…)
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực chủ động, tìm hiểu nhằm thực hiện các nhiệm vụ của bài thực hành.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp các thành viên trong nhóm theo đúng yêu cầu của GV về thực hiện các thí nghiệm ảo.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo: Đề xuất được cách thực hiện các thí nghiệm ảo hợp lí và sáng tạo

- Năng lực riêng:

  • Nêu được quy tình tính toán bằng phương pháp bán kinh nghiệm (nhập file đầu vào, chọn phương pháp tính, thực hiện tính toán, lưu kết quả)
  • Sử dụng được kết quả tính toán để thấy được hình học phân tử, xu hướng thay đổi độ dài, góc liên kết và năng lượng phân tử trong dãy các chất (cùng nhóm, chu kì, dãy đồng đẳng, …)
  1. Phẩm chất
  • Biết phân tích, tổng hợp, cô đọng kiến thức khi tự thiết lập thí nghiệm từ việc chọn hoá chất, dụng cụ đến thiết kế thực hiện thí nghiệm và giải thích hiện tượng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- HS được gợi mở về bài học.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu hình ảnh về cấu trúc của phân tử nước:

- GV đặt tình huống: Làm thế nào để tính toán các tham số cấu trúc và năng lượng phân tử?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. HOÁ HỌC TÍNH TOÁN HOÁ HỌC ẢO

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quy trình tính toán bằng phương pháp bán kinh nghiệm.

  1. a) Mục tiêu:

- HS nhận biết được những ưu điểm của Hoá học tính toán khi ứng dụng để tối ưu hoá các quá trình hoá học phức tạp

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi thảo luận 1.

  1. c) Sản phẩm: HS nắm được quy trình tính toán bằng phương pháp bán kinh nghiệm.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu sơ lược về Hoá học tính toán.

- GV đặt câu hỏi:

+ Hoá học tính toán là gì? Mục đích chính, ứng dụng của hoá học tính toán?

+ Hoá học tính toán có mấy phương thức phổ biến? Đó là những phương thức phổ biến nào?

+ Hoá học tính toán có mấy phương pháp chủ yếu? Đó là những phương pháp nào?

- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi Thảo luận 1:

1. Hãy tìm hiểu thêm những ưu điểm của Hoá học tính toán ứng dụng để tối ưu hoá các quá trình hoá học phức tạp

- GV yêu cầu HS đọc nội dung về quy trình tính toán bằng phương pháp bán kinh nghiệm (SGK – tr64) và trả lời các câu hỏi:

+ Các phương pháp tính toán bán kinh nghiệm được sử dụng trong các bộ phần mềm nào? Sử dụng những thông số nào?

+ Phương pháp bán kinh nghiệm có ưu điểm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.

- GV gợi ý, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Hoá học tính toán

Hoá học tính toán là một chuyên ngành của hoá học lí thuyết với mục đích là tạo ra mô hình toán học và sử dụng các chương trình máy tính để tính toán cấu trúc và các tính chất của phân tử (như hình học phân tử, độ dài, góc liên kết, năng lượng tổng cộng,…) và ứng dụng các chương trình tính toán này cho các bài toán cụ thể.

Hoá học tính toán có hai phương thức phổ biến:

1. Cơ học phân tử MM (Molecular Mechanics): sử dụng những định luật vật lí cổ điển để dự đoán các tính chất và cấu trúc phân tử.

2. Lí thuyết cấu trúc electron (electronic structure): sử dụng các định luật cơ học lượng tử thay cho vật lí cổ điển làm cơ sở tính toán.

Có hai phương pháp chủ yếu: Phương pháp bán kinh nghiệm và phương pháp tính toán lượng tử (ab initio).  

Thảo luận 1:

Hoá học hiện đại là sự kết hợp của các tính toán lí thuyết và thực nghiệm. Trong các chương trình nghiên cứu lớn, các tính toán lí thuyết sẽ chỉ ra quá trình hoá học nào là khả dĩ, phản ứng nào là có thể xảy ra, xảy ra như thế nào, điều kiện nào là tối ưu,… Tất cả những điều nào được mô phỏng và tính toán trên máy tính trước. Sau đó các thực nghiệm mới được tiến hành. Nhờ sự kết hợp này mà thực nghiệm không còn phải mò mẫm như trước nữa. Đầu tư và công sức, do đó là chi phí, giảm đi rất nhiều, có thể lên đến 90% nhờ sự hỗ trợ của mô phỏng và tính toán lí thuyết.

Tìm hiểu về quy trình tính toán bằng phương pháp bán kinh nghiệm

Các phương pháp tính toán bán kinh nghiệm, chẳng hạn như AMI, ZINDO/1, ZINDO/s, MINDO/3, PM3,… được sử dụng trong các bộ phần mềm MOPAC, AMPAC, HyperChem và Gaussian.

Các phương pháp này sử dụng những thông số đã được rút ra từ dữ liệu thực nghiệm nhằm để đơn giản hoá việc tính toán. Phương pháp này thực hiện tương đối nhanh, cung cấp những kết quả và những dự đoán định lượng khá chính xác về năng lượng và cấu trúc cho hệ trong điều kiện là các thông số phù hợp tốt với hệ khảo sát.

Phần mềm MOPAC đã tích hợp sẵn phương pháp PM7 nên rất thuận tiện người dùng

Hoạt động 2: Cài đặt và sử dụng phần mềm MOPAC

  1. a) Mục tiêu:

- HS cài đặt, khởi chạy phần mềm MOPAC

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện nhiệm vụ được giao.
  2. c) Sản phẩm: HS cài đặt và sử dụng phần mềm MOPAC.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS truy cập trang chủ của nhà cung cấp theo đường dẫn, tải phần mềm, sau đó lưu và giải nén trong thư mục của máy tính.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

Cài đặt và sử dụng phần mềm MOPAC

Cài đặt:

Truy cập trang chủ của nhà cung cấp theo đường dẫn:

http://openmopac.net/Download_MOPAC_Executable_Step2.html

nhấp vào “Download 64 bit MOPAC 2016 for windows” tải phần mềm. Lưu và giải nén trong thư mục máy tính.

Ví dụ: D:\MOPAC2016

Cài đặt theo hướng dẫn trong file “Installation instruction.txt”

Khởi chạy phần mềm MOPAC (Windows 10): Nhấp chuột vào file MOPAC data set. Cụ thể là file Example_data_set.mop. Chọn Open with, bỏ chọn Always use this app to open.mop files à Look for another app on this PC.

Tới D:\MOPAC2016, nhấp chuột trái vào MOPAC2016.exe “MOPAC2016.exe” xuất hiện trong hộp thoại File name. Chọn Open.

  1. TÍNH TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÁN KINH NGHIỆM

Hoạt động 3: Tính nhiệt tạo thành của phân tử ammonia sử dụng phần mềm MOPAC

  1. a) Mục tiêu:

- HS sử dụng phần mềm MOPAC

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện nhiệm vụ được giao, trả lời câu hỏi thảo luận 2, 3, 4 và làm luyện tập.
  2. c) Sản phẩm: Kết quả tính nhiệt tạo thành của phân tử ammonia sử dụng phần mềm MOPAC.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS các bước tính nhiệt tạo thành của phân tử ammonia sử dụng phần mềm MOPAC, tính được tham số cấu trúc (độ dài liên kết, góc liên kết,..), năng lượng phân tử, nhiệt tạo thành,..

Bước 1: Sử dụng kết quả từ phần mềm ChemSketch ở bài 8 cho phân tử H2O, vẽ cấu trúc 3D của phân tử.

Bước 2: Lưu tên file H2O.mop

Bước 3: Mở fỉle H2O bằng Notepad, thêm lệnh OPT ENPART rồi lưu lại

Bước 4: Nhấp đúp chuột trái lên file H2O.mop hoặc nhấn chuột phải lên file H2O.mop à open with MOPAC2016 nằm trong thư mục D:\MOPAC2016

Bước 5: Xem xét dữ liệu xuất.

Bước 6: Diễn giải dữ liệu xuất.

- GV đưa ra các kết luận về ứng dụng của phần mềm MOPAC.

- HS thảo luận, suy nghĩ trả lời câu hỏi thảo luận 2, 3, 4:

2. Thực hiện nhập dữ liệu như hướng dẫn cho phân tử C2H6 (ethane).

3. Từ kết quả nhiệt tạo thành của phân tử H2O. So sánh với giá trị thực nghiệm, đưa ra kết luận (Giá trị thực nghiệm của phân tử H2O(g) là – 241,8 kJ/mol)

4. Từ kết quả độ dài liên kết O – H và góc liên kết H – O – H trong phân tử H2O, so sánh với giá trị thực nghiệm, đưa ra nhận xét (Độ dài liên kết O – H là 0,97 , góc liên kết H – O – H là 104,5o)

- HS áp dụng làm luyện tập:

Thực hành tạo file dữ liệu

a. (C2H6.mop)

b. (C3H8.mop)

Tối ưu hoá cấu trúc của phân tử và tính nhiệt tạo thành của phân tử C2H6, C3H8 bằng phương pháp PM7.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Tính toán bằng phương pháp bán kinh nghiệm

Tính nhiệt tạo thành của phân tử ammonia sử dụng phần mềm MOPAC (SGK – tr65)

Kết luận:

Phần mềm MOPAC cho phép tính được tham số cấu trúc (độ dài liên kết, góc liên kết,…), năng lượng phân tử, nhiệt tạo thành,…

Thảo luận 2:

Bước 1: Sử dụng kết quả từ phần mềm ChemSketch ở Bài 8 cho phân tử C2H6. Sau khi vẽ xong, chọn Tool, chọn 3D Optimization. Sau đó chọn nút 3D Viewer để nhận được cấu trúc 3D của phân tử

Bước 2: Trong 3D viewer vào menu file, chọn Save as, đặt tên file C2H6.mop (save as file chọn MOPACMaxtrix).

Bước 3: Nhấp chuột phải lên file C2H6.mop à Open with Notepad à Thêm lệnh OPT ENPART (Xác định cấu trúc và năng lượng). Sau đó lưu lại.

Bước 4: Nhấp đúp chuột trái lên file C2H6.mop, chương trình sẽ chạy và cho 2 file mới xuất hiện là C2H6.outC2H6.arc. Nếu không thấy kết quả thì nhấn chuột phải lên file C2H6.mop à open with MOPAC2016 nằm trong thư mục D:\MOPAC2016

Bước 5: Xem xét dữ liệu xuất

Mở file C2H6.out bằng Notepad. Ở đầu của cửa sổ outpuSt có thông tin như sau:

Ở cuối của cửa sổ output có thông tin như sau:

Kết quả cho biết phép tính đã được thực hiện tốt và cung cấp một số dữ liệu thống kê về phép tính

Thảo luận 3:

Kết quả nhiệt tạo thành của phân tử H2O = -241,83 kJ/mol (Giá trị thực nghiệm của phân tử H2O(g) là -241,8 kJ/mol). Vậy kết quả tính toán gần trùng với giá trị thực nghiệm của phân tử.

Thảo luận 4:

Kết quả độ dài liên kết O – H là 0,99  và góc liên kết H-O-H trong phân tử H2O là 105,39o, so sánh với giá trị thực nghiệm độ dài liên kết O – H là 0,97 , góc lên kết H – O – H là 104,5o. Vậy kết quả tính toán gần đúng với giá trị thực nghiệm đo được của phân tử.

Luyện tập:

a. C2H6.mop

Bước 1: Sử dụng phần mềm ChemSketch cho phân tử C2H6. Sau khi vẽ xong, chọn Tool, chọn 3D Optimization. Sau đó chọn nút 3D Viewer để nhận được cấu trúc 3D của phân tử.

Bước 2: Trong 3D viewer vào menu file, chọn Save as, đặt tên file C2H6.mop (save as file chọn MOPACZMaxtrix).

Bước 3: Nhấp chuột phải lên file C2H6.mop à Open with Notepad à Thêm lệnh OPT ENPART (xác định cấu trúc và năng lượng). Sau đó lưu lại.

Bước 4: Nhấp đúp chuột trái lên file C2H6.mop, chương trình sẽ chạy và cho 2 file mới xuất hiện là C2H6.out và C2H6.arc

Bước 5: Mở file C2H6.out bằng Notepad.

Ở cuối của cửa sổ output có thông tin như sau:

Kết quả cho biết phép tính đã được thực hiện tốt và cung cấp một số dữ liệu thống kê về phép tính

Bước 6: Diễn giải dữ liệu xuất

Phần kết quả:

Kết quả cho biết nhiệt tạo thành (FINAL HEAT OF FORMATION) của phân tử C2H6 (ở điều kiện tính toán) là xấp xỉ -71,85 kJ/mol

Tổng năng lượng phân tử C2H6 (ETOT (EONE + ETWO)) là -326,9216 eV

Độ dài liên kết (BOND LENGTH) và góc liên kết (BOND ENGLE) của phân tử C2H6 trong file C2H6.out được thể hiện như hình dưới

b. C3H8.mop

Cách làm tương tự C2H6

Phần kết quả:

Kết quả cho biết nhiệt tạo thành (FINAL HEAT OF FORMATION) của phân tử C3H8 (ở điều kiện tính toán) là xấp xỉ -96,59 kJ/mol

Tổng năng lượng phân tử C3H8 (ETOT (EONE + ETWO)) là -476,9317 eV

Độ dài liên kết (BOND LENGTH) và góc liên kết (BOND ENGLE) của phân tử C3H8trong file C3H8.out được thể hiện như hình dưới

 

 

  1. SỬ DỤNG KẾT QUẢ TÍNH TOÁN HIỂN THỊ ĐỘ DÀI, GÓC LIÊN KẾT CÁC CHẤT

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách hiển thị các tham số cấu trúc của phân tử dựa vào kết quả tính toán phân tử

  1. a) Mục tiêu:

- HS thực hành sử dụng kết quả tính toán hiển thị độ dài, góc liên kết các chất

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện nhiệm vụ được giao, trả lời câu hỏi thảo luận 5, 6 và làm luyện tập.
  2. c) Sản phẩm: HS thực hành hiển thị các tham số cấu trúc nhận được sau khi tính, tìm file H2O.arc rồi chuyển đuôi file thành H2O.arc.mop.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ SỞ HOÁ HỌC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: HOÁ HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay