Giáo án chuyên đề Hoá học 10 chân trời Bài 9: Thực hành thí nghiệm hoá học ảo (P2)
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 10 bộ sách chân trời sáng tạo Bài 9: Thực hành thí nghiệm hoá học ảo. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm
- THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC ẢO BẰNG PHẦN MỀM PhET
Hoạt động 4: Thực hành mô phỏng thí nghiệm bằng phần mềm PhET
- a) Mục tiêu:
HS thực hành mô phỏng thí nghiệm hoá học ảo bằng phần mềm PhET.
- b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, trả lời câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ được giao.
- c) Sản phẩm: HS mô phỏng thí nghiệm bằng phần mềm PhET.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẦM DỰ KIẾN |
||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS cách truy cập phần mềm. - HS dựa vào minh hoạ ở ví dụ 4 để thực hành bài luyện tập: Thực hành thí nghiệm “Dung dịch acid-base” bằng phần mềm PhET. a. Hiển thị các dung dịch dưới dạng phân tử hoặc đồ thị. b. Thực hiện thí nghiệm với các dụng cụ khác nhau được cung cấp trong mô phỏng. c. Ghi lại kết quả của thí nghiệm. d. Nhận xét về giá trị pH của dung dịch acid – base. - GV hướng dẫn HS các bước thực hiện: + Bước 1: Bấm vào hình tam giác sẽ xuất hiện bảng mức độ thể hiện khác nhau, chọn “Giới thiệu” hay “Dung dịch của tôi” + Bước 2: Sau đó màn hình hiển thị thí nghiệm, chọn dung dịch cần đo là acid hay base. Sử dụng pH meter để đo pH của dung dịch, ví dụ: “Môi trường acid”, thay đổi nồng độ dung dịch để thu được các kết quả đo. + Bước 3: Hiển thị kết quả dưới dạng phân tử hay đồ thị. Thay đổi môi trường base, lặp lại cách đo, ghi kết quả đo được. + Bước 4: Nhận xét về giá trị pH của dung dịch acid – base. Đưa ra kết luận về giá trị đo được của các dung dịch, sắp xếp theo thứ tự tăng dần giá trị pH. Có thể hiển thị kết quả dưới dạng phân tử hay đồ thị. - GV đặt câu hỏi: + pH là gì? (chỉ mức độ acid hoặc base của một dung dịch) + Trong môi trường nước, giá trị pH bằng bao nhiêu? (pH = 7) + Dưới giá trị pH = 7, môi trường có tính gì? (axit) + Trên giá trị pH = 7, môi trường có tính gì? (base) + Giá trị pH càng lớn, tính axit càng tăng hay giảm? (giảm) + Giá trị pH càng lớn, tính base càng tăng hay giảm? (tăng) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
3. Thực hành thí nghiệm hoá học ảo bằng phần mềm PhET Phần mềm miễn phí cho phép chạy các thí nghiệm ảo trực tiếp trên website tại đường dẫn: https://phet.colorado.edu/vi/ (bản tiếng Việt), chọn Hoá học. Thực hành thí nghiệm bằng phần mềm PhET Luyện tập: Bước 1: Bấm vào hình tam giác sẽ xuất hiện bảng mức độ thể hiện khác nhau. Các dụng cụ có sẵn (Introduction) và sự tự tạo dung dịch (My Solution). Chọn Introduction. Bước 2: Sau đó hiện màn hình hiển thị thí nghiệm - Chọn các dung dịch cần đo pH ở mục Dung dịch - Chọn chế độ quan sát + Dạng phân tử + Hiện cả phân tử dung môi nhấn chọn Solvent + Dạng đồ thị biểu diễn nồng độ chất tan trong dung dịch + Ẩn chế độ xem - Các công cụ (dụng cụ): - Đo pH bằng máy đo - Đo pH bằng giấy chỉ thị: - Đo độ dẫn điện của dung dịch Bước 3: Thực hiện quan sát và ghi lạu các kết quả - Thực hiện thí nghiệm với các dụng cụ (công cụ) khác nhau được cung cấp trong mô phỏng. - Nhận xét về giá trị pH của dung dịch acid – base
à Giá trị pH càng tăng, tính axit càng giảm. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
- b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm Bài tập 1, 2 (SGK – tr62)
- c) Sản phẩm học tập: HS sử dụng cửa sổ Open – local của phần mềm Yenka nghiên cứu, rút ra các kết luận về mưa acid ; phân tích và lí giải kết quả của thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ lên tốc độ phản ứng.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm làm Bài tập 1, 2 (SGK – tr62)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương
Kết quả:
Bài 1.
Bước 1: Nhấp chuột vào thẻ Open – local, chọn Acids, Bases and Salts à Acid rain, mô phỏng đã được thiết kế xuất hiện ở màn hình.
Bước 2: Nhấp chuột vào Next page để thực hiện theo hướng dẫn.
- Kéo Sulfur rồi thêm vào bình rồi thêm vào bình.
- Kéo (chỉ thị vạn năng) và thêm nó vào nước trong cốc.
- Bật bình oxygen bằng cách kéo thanh trượt lên trên
- Kéo tay cầm của thanh trượt trên bếp điện lên trên, cho đến khi sulfur bắt đầu đốt cháy.
- Quan sát điều gì xảy ra với tính acid của nước khi các khí từ bình đi qua nó
- Kéo đá vôi vào cốc, quan sát hiện tượng xảy ra.
Bước 3: Ghi lại kết quả thí nghiệm và nhận xét.
- Kết quả thí nghiệm:
+ Sulfur cháy trong oxygen với ngọn lửa màu xanh sáng.
+ Có khí thoát ra được dẫn vào cốc nước.
+ Khí này làm dung dịch trong cốc chuyển thành màu đỏ nhạt
+ Cho đá vôi vào dung dịch trong cốc thấy đá vôi tan, dung dịch từ màu đỏ chuyển thành không màu. Có khí thoát ra từ cốc.
- Nhận xét:
+ Sulfur cháy trong oxygen mãnh liệt với ngọn lửa màu xanh sáng tạo khí sulfur dioxide. Phương trình hoá học:
S(s) + O2(g) SO2(g)
+ Khí SO2 tan trong nước tạo thành dung dịch làm chỉ thị chuyển thành màu đỏ nhạt. Do có SO2 phản ứng với nước tạo H2SO3 có tính acid.
SO2 + H2O H2SO3
+ Cho đá vôi vào cốc có khí thoát ra từ cốc do có phản ứng:
CaCO3 + H2SO3 CaSO3 + H2O + CO2
Acid phản ứng hết tạo môi trường trung tính.
Bài 2:
Bước 1: Nhấp chuột vào thẻ Open – local, chọn Reaction à Temperature and rate, mô phỏng đã được thiết kế xuất hiện ở màn hình.
Bước 2: Nhấp chuột vào Next page để thực hiện theo hướng dẫn.
Cả hai ống nghiệm đều chứa bột calcium carbonate và hydrochloric giống hệt nhau.
- Kéo quả bóng màu xanh và màu đỏ lần lượt gắn vào ống nghiệm. Căn chỉnh miếng đệm trên đầu ống với miếng đệm ở đáy của quả bóng bay.
- Nhấp chuột vào nút Play/Pause để thực hiện thí nghiệm.
Bước 3: Ghi lại kết quả thí nghiệm và nhận xét.
- Kết quả: Quả bóng ở ống nghiệm được đun nóng đến 85oC to lên nhanh hơn.
- Nhận xét: Phương trình hoá học của phản ứng:
CaCO3(s) + 2HCl(aq) CaCl2(aq) + CO2(g) + H2O(l)
Quả bóng ở ống nghiệm được đun nóng đến 85oC to lên nhanh hơn. Chứng tỏ nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng lớn.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
- HS chú ý lắng nghe tìm hiểu các kiến thức.
- b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 3, 4 (SGK – tr62).
- c) Sản phẩm: HS thiết kế thí nghiệm (thẻ New), thực hành thí nghiệm Hình dạng phân tử bằng phần mềm PhET.
- d) Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm
Phí tài liệu:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm