Giáo án chuyên đề Hoá học 10 chân trời Bài 7: Hoá học về phản ứng cháy, nổ
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 10 bộ sách chân trời sáng tạo Bài 7: Hoá học về phản ứng cháy, nổ. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 7: HÓA HỌC VỀ PHẢN ỨNG CHÁY, NỔ (4 TIẾT)
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tính được của một số phản ứng cháy, nổ để dự đoán mức độ mãnh liệt của phản ứng cháy, nổ.
- Tính được sự thay đổi của tốc độ phản ứng cháy, "tốc độ phản ứng hô hấp" theo giả định về sự phụ thuộc vào nồng độ oxygen.
- Nêu được các nguyên tắc chữa cháy dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học.
- Giải thích được công dụng chữa cháy của một số chất trong một vài trường hợp.
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu cách tính một số phản ứng cháy, nổ.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để để giải thích nguyên tắc chữa cháy; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng:
- Nhận thức hoá học: Tính được một số phản ứng cháy, nổ để dự đoán mức độ mãnh liệt của phản ứng cháy, nổ; Tính được sự thay đổi của tốc độ phản ứng cháy, "tốc độ phản ứng hô hấp" theo giả định về sự phụ thuộc vào nồng độ .
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Nêu được các nguyên tắc chữa cháy dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được vì sao lại hay dùng nước, để chữa cháy; Vi sao một số trường hợp không được dùng nước để chữa cháy mà lại phải dùng cát, ; Đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh thì không sử dụng nước, , cát (thành phần chính ), bọt chữa cháy (hỗn hợp không khí, nước và chất hoạt động bề mặt) để dập tắt đám cháy.
- Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
- b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Các hiện tượng cháy, nổ xảy ra hầu hết do các phản ứng hóa học gây nên, tỏa nhiều nhiệt, tốc độ phản ứng lớn. Do đó, hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu nguyên nhân, đưa ra các biện pháp phòng chống cũng như xử lí khi xảy ra hỏa hoạn một cách hiệu quả và an toàn nhất. Nhiệt của phản ứng cháy, nổ được xác định như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ mãnh liệt của phản ứng cháy, nổ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Biến thiên enthalpy của một số phản ứng cháy, nổ
- a) Mục tiêu:
- Tính được của một số phản ứng cháy, nổ để dự đoán mức độ mãnh liệt của phản ứng cháy, nổ.
- b) Nội dung:
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, tính được của một số phản ứng.
- d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV dẫn dắt: Ta có thể tính biến thiên enthalpy của một số phản ứng để dự đoán mức độ mãnh liệt của phản ứng cháy, nổ. - GV giới thiệu về một số phản ứng đốt cháy: ethanol và khí gas. GV cho HS nhắc lại cách tính biến thiên enthalpy qua giá trị nhiệt tạo thành và giá trị năng lượng liên kết. - HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi Thảo luận 1, 2 (SGK). 1. Dựa vào dữ liệu Bảng và , em hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy 1 mol ethanol và 1 mol khí gas. 2. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy 1 mol octane , chất có nhiều trong xăng) và methane (thành phần chính của khí thiên nhiên). Dự đoán mức độ mãnh liệt của các phản ứng này.
- GV dẫn dắt, để HS thấy được từ việc tính biến thiên enthalpy có thể dự đoán mức độ mãnh liệt của phản ứng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
1. Biến thiên enthalpy của một số phản ứng cháy, nổ Phản ứng đốt cháy ethanol: Phản ứng đốt cháy khí gas chứa propane (40%) và butane (60%) Thảo luận 1: Biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy ethanol: Phản ứng toả nhiệt. Biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy : Biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy : Biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy khí gas: Phản ứng đốt cháy khí gas xảy ra mãnh liệt hơn. Thảo luận 2: + Xét phản ứng của C8H18: Biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy 1 mol octane: . + Xét phản ứng của CH4: Biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy 1 mol methane: Phản ứng đốt cháy 1 mol octane xảy ra mãnh liệt hơn đốt cháy 1 mol methane. |
Hoạt động 2: Tốc độ phản ứng cháy
- a) Mục tiêu:
- HS tính được sự thay đổi của tốc độ phản ứng cháy, "tốc độ phản ứng hô hấp" theo giả định về sự phụ thuộc vào nồng độ oxygen.
- b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, tính được sự thay đổi tốc độ phản ứng.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tính sự thay đổi của tốc độ phản ứng cháy. - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung, trình bày về phản ứng đốt cháy than đá trong không khí, sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ oxygen. - GV đặt câu hỏi: Khi nồng độ oxygen giảm thì tốc độ phản ứng cháy sẽ như thế nào? - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Thảo luận 3, 4, 5 (SGK). 3. Ở điều kiện thường (298 K), oxygen chiếm khoảng 20,9% theo thể tích trong không khí, tương đương với áp suất 0,209 atm. Tính nồng độ mol/L của oxygen trong không khí. 4. Khi thể tích oxygen giảm còn thể tích không khí thì nồng độ mol/L của oxygen là bao nhiêu? 5. Hãy cho biết tốc độ phản ứng cháy của than đá tăng hay giảm bao nhiêu lần khi thành phần phần trăm theo thể tích của oxygen trong không khí giảm từ 20,9% còn 15%.
Nhiệm vụ 2: Tính sự thay đổi của tốc độ "phản ứng hô hấp" - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung SGK, trình bày sự phụ thuộc của tốc độ "phản ứng hô hấp" vào nồng độ oxygen. - HS thảo luận tìm trả lời câu hỏi Thảo luận 6. 6 . Giả sử một căn phòng có thành phần phần trăm theo thể tích của oxygen trong không khí là 17%. Tốc độ "phản ứng hô hấp" của người ở trong phòng tăng hay giảm bao nhiêu lần so với ở ngoài phòng? Biết rằng oxygen chiếm khoảng 20,9% theo thể tích trong không khí. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
2. Tốc độ phản ứng cháy a) Sự thay đổi tốc độ phản ứng cháy theo giả định về sự phụ thuộc vào nồng độ oxygen Xét phản ứng đốt cháy than đá trong không khí: Số mol và nồng độ mol/L ( của oxygen được tính theo công thức: và Trong đó: là áp suất khí oxygen (atm); là thể tích oxygen (L); R là hằng số khí lí tưởng, có giá trị bằng 0,082 (L.atm/mol.K) T là nhiệt độ (đơn vị K). Có thể coi tốc độ phản ứng cháy của than đá phụ thuộc nồng độ oxygen trong không khí theo phương trình tốc độ: v - Khi nồng độ oxygen giảm thì tốc độ phản ứng cháy giảm và ngược lại. Thảo luận 3: Thảo luận 4: Thảo luận 5: Tốc độ phản ứng cháy của than đá giảm 1,4 lần. b) Sự thay đổi tốc độ "Phản ứng hô hấp" theo giả định về sự phụ thuộc vào nồng độ oxygen "Phản ứng hô hấp" được biểu diễn qua quá trình: Giả thiết tốc độ phản ứng phụ thuộc nồng độ oxygen trong không khí theo phương trình: v Khi nồng độ oxygen giảm thì tốc độ "Phản ứng hô hấp" Thảo luận 6: Tốc độ phản ứng hô hấp giảm 1,23 lần. |
Hoạt động 3: Nguyên tắc chữa cháy
- a) Mục tiêu:
- HS trình bày các nguyên tắc chữa cháy.
- b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, trả lời các câu hỏi.
- c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức, nêu được biện pháp, nguyên tắc chữa cháy.
- d) Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm
Phí tài liệu:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm