Giáo án chuyên đề Hoá học 10 chân trời Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 10 bộ sách chân trời sáng tạo Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHUYÊN ĐỀ 2: HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ

BÀI 5: SƠ LƯỢC VỀ PHẢN ỨNG CHÁY, NỔ (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Nêu được khái niệm, đặc điểm của phản ứng cháy.
  • Nêu được một số ví dụ về sự cháy một số chất vô cơ và hữu cơ.
  • Nêu được điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra.
  • Nêu được khái niệm, đặc điểm cơ bản của phản ứng nố.
  • Nêu được khái niệm phản ứng nổ vật lí và nổ hóa học.
  • Trình bày được khái niệm về "nổ bụi".
  • Trình bày được những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phản ứng cháy và nổ.
  • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày một số khái niệm về phản ứng cháy và nổ; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của , đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức hoá học: Nêu được khái niệm, đặc điểm của phản ứng cháy; điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra; khái niệm, đặc điểm cơ bản của phản ứng nổ; khái niệm phản ứng nổ vật lí và nổ hoá học; khái niệm về "nổ bụi".
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Trình bày được những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy và tác hại của chúng với con người.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được một số ví dụ về sự cháy các chất vô cơ và hữu cơ.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- HS được gợi mở về phản ứng cháy nổ trong tự nhiên, đời sống và sản xuất.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

Cháy, nổ là các hiện tượng thường gặp trong đời sống. Các hiện tượng này đã được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu để phục vụ cho cuộc sống, đồng thời hạn chế những thiệt hại do chúng gây ra. Vậy phản ứng cháy, nổ là gì? Chúng có đặc điểm như thế nào? Khi nào phản ứng cháy, nổ xảy ra?

Video nhà máy hóa chất nổ: https://www.youtube.com/watch?v=AMriEDVLe7w

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phản ứng cháy

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm, đặc điểm của phản ứng cháy và một số ví dụ về sự cháy một số chất vô cơ và hữu cơ.

- Nêu được điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức, trình bày được khái niệm và đặc điểm cơ bản của phản ứng cháy.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 – 5 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 5.1 trong SGK, tìm hiểu nội dung SGK trả lời

+ Phản ứng cháy là gì?

+ HS trả lời câu hỏi Thảo luận 1, 2 (SGK -tr33).

1. Quan sát Hình 5.1, nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra. Xác định vai trò của các chất trong các phản ứng hoá học này và cho biết đây là loại phản ứng hoá học nào.

2. Các phản ứng cháy nêu trên có những đặc điểm chung nào?

- HS trả lời câu hỏi Luyện tập: Nêu một số ví dụ về phản ứng cháy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tìm hiểu điều kiện cần và đủ để xảy ra phản ứng cháy.

- GV yêu cầu HS trả lời Câu hỏi Thảo luận 3, (SGK -tr34).

3. Dựa vào Hình 5.2, kể tên chất cháy, chất oxi hoá và nguồn nhiệt của các phản ứng cháy có trong Hình 5.1.

4. Quan sát Hình 5.3, hãy cho biết trường hợp nào dễ bắt cháy hơn. Phản ứng cháy xảy ra phụ thuộc vào yếu tố nào?

 

- GV yêu cầu HS trình bày điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Phản ứng cháy

a) Khái niệm, đặc điểm của phản ứng cháy

- Phản ứng cháy là phản ứng oxi hóa – khử giữa chất cháy và chất oxi hóa, có tỏa nhiệt và phát sáng.

Thảo luận 1:

- Hiện tượng: các phản ứng cháy đều có ngọn lửa và phát sáng.

- Phương trình hoá học và vai trò của các chất:
(a) (chất khử: Mg, chất oxi hoá:  )
(b) (chất khử: , chất oxi hoá:  )
(c) (chất khử:  chất oxi hoá:  )
(c) (chất khử:  chất oxi hoá:  )

Các phản ứng hoá học này đều là phản ứng oxi hoá - khử.

Thảo luận 2:

Là phản ứng của chất cháy với oxygen, là phản ứng oxi hoá - khử, có phát ra ánh sáng.

Luyện tập:

Ví dụ: cháy rừng, cháy nhà, đốt gas khi nấu nướng, quẹt diêm, đốt pháo hoa,...

b) Điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra

Thảo luận 3:

Phản ứng hoá học

Chất cháy

Chất oxi hoá

Nguồn nhiệt

     

Ngọn lửa

     

Ngọn lửa

     

Ngọn lửa

     

Ngọn lửa

Thảo luận 4:

Phản ứng cháy của cách đốt giấy bằng nguồn lửa trực tiếp xảy ra nhanh hơn. Điều này phụ thuộc vào nguồn nhiệt và thời gian tiếp xúc của 3 điều kiện cần. Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy và thời gian tiếp xúc của 3 điều kiện cần phải đủ lâu để xuất hiện sự cháy.

Kết luận:

- Điều kiện cần: (1) Chất cháy, (2) Chất oxi hóa; (3) Nguồn nhiệt.

- Điều kiện đủ:

(1) Nồng độ oxygen trong không khí phải lớn hơn 14% thể tích (ngoại trừ một số chất dễ cháy, gây nổ manh: hyrogen, methane, acetylene,..)

(2) Nguồn nhiệt phải đủ đưa hỗn hợp cháy đến nhiệt độ bắt lửa của chất cháy.

(3) Thời gian tiếp xúc của 3 điều kiện cần phải đủ lâu để xuất hiện sự cháy.

Hoạt động 2: Phản ứng nổ

  1. a) Mục tiêu:

- HS nêu được khái niệm, đặc điểm cơ bản của phản ứng nổ.

- HS nêu được khái niệm nổ vật lí, nổ hóa học.

- Trình bày được khái niệm về "nổ bụi".

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức, trình bày được về phản ứng nổ.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung SGK và trả lời câu hỏi:

+ Phản ứng nổ là gì?

+ HS trả lời câu hỏi Thảo luận 5, 6 (SGK)

5. Từ việc quan sát Hình  và , hãy mô tả hiện tượng và so sánh mức độ của mỗi vụ nổ.

6. Quan sát Hình 5.5, hãy cho biết hậu quả để lại sau vụ nổ bom nguyên tử.

- HS rút ra kiến thức: Thế nào là phản ứng nổ?

- HS thực hiện Luyện tập:

Nêu một số ví dụ về các loại phản ứng nổ hoặc một số vụ nổ lớn.

(Một số gợi ý: phản ứng giữa  và ; nổ bong bóng; nổ của ammonium nitrate ).

+ GV giao về nhà cho HS tìm hiểu thêm các vụ nổ đã nêu ở mục Luyện tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV đặt vấn đề "Phản ứng nổ vật lí xảy ra do vật chất bị nén dưới áp suất cao trong một thể tích làm thể tích được giải phóng đột ngột, gây ra tiếng nổ. Phản ứng nổ hoá học xảy ra do sự giải phóng năng lượng đột ngột và rất nhanh trong phản ứng hoá học (có đủ điều kiện của một phản ứng cháy) sinh ra làm hỗn hợp khí xung quanh giãn nở nhanh chóng dưới áp suất lớn, sinh công và gây nổ".

Sau đó, GV yêu cầu HS quan sát Hình 5.6 thảo luận nội dung Câu hỏi Thảo luận 7, 8 (SGK )

7. So sánh điểm giống và khác nhau giữa phản ứng nổ vật lí và nổ hoá học.

8. Quan sát Hình 5.6, cho biết hiện tượng nổ nào thuộc loại phản ứng nổ vật lí hoặc nổ hoá học.

 

- GV cho HS rút ra kiến thức trọng tậm về nổ vật lí và nổ hóa học.

+ Trình bày hiểu biết của em về nổ hạt nhân.

(Nổ hạt nhân: do phản ứng nhiệt hạch hoặc phản ứng phân hạch).

 

- GV yêu cầu HS tìm hiểu về nổ bụi, trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là nổ bụi? Nêu các tác hại thường thấy gây ra của một vụ nổ bụi.

(Tác hại: có thể làm hỏng nghiêm trọng các công trình, thiết bị và khiến con người bị thương bởi áp suất cao, các vật thể và mảnh vụn bay trong vụ nổ cũng như hiệu ứng sóng xung kích của nó.)

+ HS trả lời  Câu hỏi Thảo luận 9 (SGK).

9. Quan sát Hình , cho biết có bao nhiêu yếu tố để hình thành "nổ bụi". Đó là những yếu tố gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Phản ứng nổ

a) Khái niệm, đặc điểm cơ bản của phản ứng nổ

- Phản ứng nổ là phản ứng xảy ra với tốc độ rất lớn kèm theo sự tăng thể tích đột ngột và tỏa lượng nhiệt lớn.

Thảo luận 5:

Hiện tượng: trong vụ nổ bình gas xuất hiện đám cháy lớn, trong vụ nổ bom nguyên tử có xuất hiện cột khói rất cao trên bầu trời.

Mức độ của vụ nổ bom nguyên tử lớn hơn gấp nhiều lần so với vụ nổ bình gas thông thường.

Thảo luận 6:

Các công trình kiến trúc, nhà ở, môi trường sống bị phá hử; gây thương vong cho nhiều người do vết thương, nhiễm độc phóng xạ; ...

Luyện tập:

- Một số phản ứng nổ: phản ứng giữa  và ; nổ bong bóng; nổ của ammonium nitrate

- Một số vụ nổ trên thế giới:

+ Hơn 2750 tấn hoá chất ammonium nitrate tại cảng Beirut, Lebanon đã phát nổ hôm 4/8/2020, khiến 78 người thiệt mạng và 4000 người bị thương.

+ Hai vụ nổ xảy ra đêm 12/8/2015 tại một kho chứa hoá chất ở cảng Thiên Tân (Trung Quốc), đã khiến 165 người thiệt mạng và gần 800 người khác bị thương. Ngoài ra, hàng chục nghìn người buộc phải rời bỏ nhà cửa. Cơ quan chức năng Trung Quốc sau đó cho biết, nguyên nhân là do các loại hàng dễ cháy nổ được để chung kho với các hoá chất độc hại ammonium nitrate và sodium cyanide.

+ Vụ tai nạn công nghiệp gây thiệt hại về người lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra tại cảng thành phố Texas vào ngày 16/4/1947. Một công nhân làm việc tại cảng đã bất cẩn ném tàn thuốc lá lên boong tàu SS Grandcamp đang chở hơn 2300 tấn ammonium nitrate. Vụ nổ khiến ít nhất 581 người thiệt mạng và khoảng 3500 người khác bị thương.

+ Một tháp silo chứa khoảng 4500 tấn ammonium sulfate và ammonium nitrate đã phát nổ tại nhà máy BASF nằm ở vùng Oppau (nay là Ludwigshafen), Đức vào ngày 21/9/1921. Ước tính có gần 600 người thiệt mạng và 2000 người khác bị thương.

+ Một nhà máy chứa 25 tấn thuốc nổ TNT và 700 tấn ammonium nitrate gần vùng Faversham, Anh đã phát nổ hôm 2/4/1916, khiến 115 công nhân thiệt mạng.

b) Phân loại phản ứng nổ

Thảo luận 7:

- Điểm giống nhau: vật chất bị nén dưới áp suất cao trong một thể tích làm thể tích được giải phóng đột ngột, gây ra tiếng nổ.

- Điểm khác nhau: Nổ vật lí không xảy ra phản ứng hoá học; nổ hoá học xảy ra do sự giải phóng năng lượng đột ngột và rất nhanh trong phản ứng hoá học.

Thảo luận 8:

- Nổ vật lí: nổ lốp xe.

- Nổ hoá học: pháo hoa, vụ nổ hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima, Nhật Bản năm

Kết luận:

Căn cứ vào tính chất nổ, phản ứng nổ được chia thành 2 loại chính: nổ vật lí, nổ hóa học.

+ Nổ vật lí: nổ do sự giải phóng thể tích đột ngột sau khi vật chất bị nến dưới một áp suất cao.

+ Nổ hóa học: do sự giải phóng rất nhanh năng lượng hóa học dự trữ trong các phân tử thành động năng, nhiệt năng, ánh sáng, âm thanh,...

 

 

 

 

 

c) Nổ bụi

- Nổ bụi là vụ nổ gây bởi các hạt bụi rắn có kích thước hạt nhỏ (hầu hết các vật liệu hữu cơ rắn như bột nhựa, bột đường, bột ngũ cốc cũng như bột kim loại,...) với nồng độ đủ lớn, phân tán trong không khí, có khả năng tác dụng với oxygen và tỏa nhiệt mạnh trong không khí bên trong một không gian hạn chế.

Thảo luận 9:

Có 5 yếu tố để hình thành nổ bụi: nguồn oxygen; nồng độ bụi mịn đủ lớn; nguồn nhiệt; không gian đủ kín và nhiên liệu.

Hoạt động 3: Những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy

  1. a) Mục tiêu:

- HS trình bày được những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy và tác hại của chúng với con người.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được được kiến thức bài học, nêu được tác hại của những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong phản ứng cháy với con người.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ SỞ HOÁ HỌC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: HOÁ HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay