Giáo án chuyên đề Hoá học 10 chân trời Bài 6: Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 10 bộ sách chân trời sáng tạo Bài 6: Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 6: ĐIỂM CHỚP CHÁY. NHIỆT ĐỘ NGỌN LỬA. NHIỆT ĐỘ TỰ BỐC CHÁY (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Nêu được khái niệm về điểm chớp cháy.
  • Trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy.
  • Trình bày được khái niệm nhiệt độ ngọn lửa và nhiệt độ tự bốc cháy.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về điểm chớp cháy (nhiệt độ chớp cháy), nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy.
  • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày khái niệm về điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, nhiệt độ ngọn lửa; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức hoá học: Nêu được khái niệm về điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, nhiệt độ ngọn lửa.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân tích được dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nổ.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, dụng cụ thí nghiệm, hóa chất thí nghiệm.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS vào bài học mới.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

Hỏa hoạn do thiên tai hoặc tai nạn luôn thường trực trong đời sống con người và thường gây ra hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người. Chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế, kiểm soát được vấn đề hỏa hoạn và có cách ứng phó thích hợp khi xảy ra cháy, nổ nếu có những hiểu biết nhất định về các thông số đánh giá khả năng gây cháy của nhiên liệu, vật liệu cũng như phân tích được dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ cháy, nổ. Những chỉ số nào được dùng để cảnh báo nguy cơ cháy, nổ của một chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Điểm chớp cháy, nhiệt tự bốc cháy, nhiệt độ ngọn lửa

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm về điểm chớp cháy.

- Trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy.

- HS trình bày được khái niệm nhiệt độ ngọn lửa và nhiệt độ tự bốc cháy.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được nội dung bài học, HS phân chia được hai loại chất lỏng dễ cháy và chất lỏng có thể gây cháy, nêu được khái niệm điểm chớp cháy, nhiệt tự bốc cháy, nhiệt độ ngọn lửa
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm về điểm chớp cháy

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục 1, trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là điểm chớp cháy?

+ GV nhấn mạnh điểm chớp cháy là thông số quan trọng để đánh giá khả năng gây cháy của vật liệu.

- GV giới thiệu: thông qua điểm chớp cháy, có thể phân loại chất lỏng dễ cháy, chất lỏng có thể gây cháy.

- GV chia lớp thành 4 -5 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát Bảng 6.1, tìm hiểu nội dung SGK và trả lời câu hỏi Thảo luận 1, 2.

1. Quan sát Bảng 6.1, cho biết nhiên liệu nào là chất lỏng dễ cháy và chất lỏng có thể gây cháy.

2. Giải thích vì sao xăng dễ bốc cháy hơn dầu hoả.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhiệt độ tự bốc cháy

- GV cho HS trả lời câu hỏi: Thế nào là nhiệt độ tự bốc cháy?

- GV cho HS tìm hiểu về nhiệt độ tự bốc cháy, chiếu bảng 6.3, yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi Thảo luận 3, 4 (SGK -tr39+40).

3. Hãy phân biệt hai khái niệm “điểm chớp cháy" và "nhiệt độ tự bốc cháy".

4. Hãy cho biết nhiên liệu nào trong Bảng  có khả năng gây cháy, nổ cao nhất.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nhiệt độ ngọn lửa

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thế nào là nhiệt độ ngọn lửa?

- GV yêu cầu HS xem thông tin SGK, thảo luận trả lời câu hỏi Thảo luận 5, 6.

 

5. Phân biệt hai khái niệm "điểm chớp cháy" và "nhiệt độ ngọn lửa".

6. Vì sao nhiên liệu cháy trong không khí tạo ra nhiệt độ ngọn lửa thấp hơn so với cháy trong oxygen tinh khiết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Điểm chớp cháy, nhiệt tự bốc cháy, nhiệt độ ngọn lửa

a) Khái niệm điểm chớp cháy

- Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà một chất lỏng hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi tiếp xúc nguồn lửa.

 

Thảo luận 1:

- Chất lỏng dễ cháy: xăng, propane, pentane, diethyl ether, acetone, benzene, isooctane, n-hexane, ethanol, methanol, isopropyl alcohol, pyridine, xylene, toluene.

- Chất lỏng có thể gây cháy: biodiesel, dầu hoả.

Thảo luận 2:

Xăng có điểm chớp cháy thấp hơn dầu hoả nên dễ bốc cháy hơn.

 

 

 

b) Khái niệm nhiệt độ tự bốc cháy

- Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn lửa tại điều kiện áp suất khí quyển.

Thảo luận 3:

- Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một chất lỏng hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi tiếp xúc nguồn lửa.

- Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn lửa ở điều kiện áp suất khí quyển.

Thảo luận 4:

Diethyl ether vì có nhiệt độ tự bốc cháy thấp nhất.

c) Khái niệm nhiệt độ ngọn lửa

- Nhiệt độ ngọn lửa là nhiệt độ cao nhất có thể tạo ra bởi phản ứng cháy của chất cháy ở áp suất khí quyển.

Thảo luận 5:

- Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một chất lỏng hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn phát tia lửa. Sau đó tia lửa tắt ngay.

- Nhiệt độ ngọn lửa (nhiệt độ cháy) là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà tại đó hơi của chất cháy vẫn tiếp tục cháy sau khi gặp nguồn phát tia lửa.

Thảo luận 6:

Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn sự cháy trong oxygen vì không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxygen chiếm khoảng 20% về thể tích, còn lại là nhiều chất khí khác. Do đó khi cháy trong không khí, lượng oxygen có thể cung cấp không đủ cho sự cháy hoặc cung cấp không liên tục. Mặt khác, nhiệt lượng toả ra còn bị tiêu hao do làm nóng các khí khác (như nitrogen, carbon dioxide, ...) hoặc trao đổi với môi trường. Vì vậy nhiệt độ ngọn lửa cũng thấp hơn so với khi cháy trong oxygen tinh khiết.

Hoạt động 2: Những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nổ

  1. a) Mục tiêu:

- HS phân tích được dấu hiệu để nhận biết những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nổ.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, HS phân tích được dấu hiệu để nhận biết những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nổ.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục 2. HS trả lời các câu hỏi:

+ Điều kiện cần và đủ để xuất hiện cháy, nổ?

+ Nêu dấu hiệu thông thường để nhận biết có đám cháy, nổ xảy ra?

- HS quan sát các hình 6.2 đến 6.5, HS  trả lời câu hỏi Thảo luận 7, 8.

7. Hãy kể tên nguồn nhiệt, nguồn phát sinh chất cháy và nguồn phát sinh chất oxi hoá có trong các Hình 6.2,  và .

8. Quan sát Hình 6.5, hãy mô tả chi tiết quy trình 4 bước theo tiêu lệnh chữa cháy khi xảy ra hoả hoạn.

(GV hướng dẫn, gợi ý nội dung câu trả lời).

- HS thực hiện Luyện tập (SGK).

Hãy nêu một số biện pháp giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ từ các vật dụng, thiết bị trong gia đình.

- GV cho HS kết luận về việc đề phòng nguy cơ gây cháy, nổ.

+ Cách xử lí khi xảy ra hỏa hoạn.

- GV trình chiếu cách thoát hiểm trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nổ

- Điều kiện cần và đủ để xuất hiện cháy, nổ là có đủ ba yếu tố: nguồn nhiệt, chất cháy và chất oxi hóa.

- Thông thường, có 4 dấu hiệu phổ biến để nhận biết một đám cháy đang xảy ra là: mùi, khói, ánh lửa và tiếng nổ.

Thảo luận 7:

- Nguồn nhiệt: tia sét, Mặt Trời, nguồn điện.

- Nguồn phát sinh chất cháy: trạm xăng, bình gas.

- Nguồn phát sinh chất oxi hoá: bình oxygen, muối ammonium nitrate .

Thảo luận 8:

- Bước 1: Báo động, hô hoán cho mọi người biết có đám cháy

Người phát hiện sự cố cháy có thể hô hoán bằng lời hoặc sử dụng các phương tiện báo động khác như kẻng, loa, phát thanh, nhấn nút chuông báo cháy, ... nhằm thông báo cho mọi người trong khu vực đang xảy ra cháy biết và cùng phối hợp dập tắt đám cháy hoặc cùng thoát nạn an toàn khi thấy đám cháy đã phát triển lớn.

- Bước 2: Cắt điện khu vực xảy ra cháy

Cắt điện khu vực xảy ra cháy là việc làm rất cần thiết nhằm ngăn ngừa đám cháy lan truyền đến các khu vực khác, đồng thời đảm bảo cho những người phun chất chữa cháy vào đám cháy không bị điện giật, không gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của những người tham gia chữa cháy.

- Bước 3: Sử dụng các phương tiện để dập cháy

        Người phát hiện đám cháy nhanh chóng di chuyển đến khu vực để các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, chăn dập cháy, ... lấy và thao tác sử dụng để dập tắt đám cháy. Bên cạnh đó, có thể triển khai các phương tiện chữa cháy cố định là các họng nước chữa cháy vách tường (nếu có) để dập tắt đám cháy.

        Nếu xét thấy đám cháy có nguy cơ phát triển lớn, các phương tiện hiện tại không thể dập tắt được đám cháy thì phải bằng mọi cách thoát ra bên ngoài và nhanh chóng gọi điện báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114.

- Bước 4: Gọi điện thoại báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114

Nhanh chóng gọi điện đến số 114 nhằm báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết đang có đám cháy. Khi gọi điện báo cháy, cần chú ý như sau:

        Cách bấm số: Người gọi có thể sử dụng điện thoại di động hoặc điện thoại cố định để gọi báo cháy. Cách bấm điện thoại (mã vùng + 114) hoặc bấm trực tiếp 114.

        Nội dung: Thông báo cụ thể, rõ ràng địa chỉ nơi xảy ra cháy, loại công trình đang xảy ra cháy (nhà cao tầng, nhà chung cư, ...) và sơ bộ về quy mô của đám cháy. Đặc biệt, phải cung cấp thông tin có người bị nạn trong đám cháy hay không.

Luyện tập:

Kiểm tra nơi để vật dụng, đồ dùng, thiết bị và các vật liệu khác có khả năng cháy được, phải cách xa nơi đun nấu và các nguồn nhiệt khác.

Kiểm tra hệ thống điện, khắc phục các hỏng hóc có nguy cơ dẫn đến chạm chập, ngắt mạch điện. Các dây dẫn vỏ cách điện bị lão hoá, rạn nứt phải được thay thế; các mối nối trên dây dẫn điện phải được siết chặt; các thiết bị điện lắp đặt trong nhà phải đảm bảo an toàn. - Thường xuyên kiểm tra hệ thống bếp gas, thay mới các ống dẫn gas đã bị rạn nứt, hư hỏng.

Không dự trữ xăng, dầu, cồn trong nhà khi không cần thiết. Trường hợp dự trữ thì phải bảo quản trong các dụng cụ kín, chắc chắn, để cách xa các nguồn nhiệt.

Kết luận:

- Để đề phòng nguy cơ gây cháy, nổ cần kiểm soát chặt chẽ các nguồn nhiệt, chất cháy, chất oxi hóa, cũng như cần chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, nhân lực và không gian để phòng bị khi xảy ra sự cố cháy, nổ.

- Khi xảy ra hỏa hoạn, cần bình tĩnh để xử lí kịp thời và đúng quy trình, tuân theo các bước được hướng dẫn trong tiêu lệnh chữa cháy để hạn chế tối đa những thiệt hại gây ra.

Cách thoát hiểm trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn:

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm Bài 1, 2, 3 (SGK -tr43).
  4. c) Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi về điểm chớp cháy, nhiệt độ ngọn lửa và nhiệt độ tự bốc cháy của chất.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ SỞ HOÁ HỌC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: HOÁ HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay